Những điều cha mẹ cần biết về trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Nguyễn Mai Phương

17-02-2021

goole news
16

2 tháng tuổi… hẳn cả thế giới đều nghĩ lúc này con còn quá non nớt và chỉ có hai việc chính là ăn, ngủ thôi đúng không? Thực tế thì trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã bắt đầu muốn tìm hiểu xung quanh cộng thêm rất nhiều điều thú vị nữa, cha mẹ nên biết để chăm sóc con tốt hơn nhé. 

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi về thể chất 

Sau 2 tháng kể từ giây phút rời chiếc tổ êm ấm trong bụng mẹ bước ra thế giới bên ngoài, được chăm bẵm thật tốt, con đã lớn lên trông thấy rồi đấy mẹ. Đều dễ nhận thấy nhất chính là sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Những tháng đầu tiên con đạt tốc độ tăng trưởng về cân nặng cao nhất, mỗi tháng con sẽ tăng khoảng 500g - 2000g. Các tháng sau đó, con sẽ tăng cân chậm lại.

Em bé 2 tháng tuổi thực sự đáng yêu và hấp dẫn tất cả mọi người xung quanh.

Em bé 2 tháng tuổi thực sự đáng yêu và hấp dẫn mọi người xung quanh.

Trung bình cân nặng và chiều cao của bé 2 tháng tuổi như sau:

- Bé gái nặng khoảng 5,1kg; cao 57,1cm.

- Bé trai nặng khoảng 5,5kg; cao 58,4cm. 

Với trẻ 2 tuổi bú mẹ hoàn toàn cần từ 450 đến 950ml sữa/ngày, tương đương từ 8 - 10 lần bú. Còn với trẻ bú sữa công thức khi 2 tháng tuổi có thể ăn từ 700 - 1000ml sữa/ngày; tương đương mỗi lần ăn khoảng 120 - 180ml. 

Tuy số bữa ăn tăng nhưng nhu động ruột của trẻ thì bắt đầu giảm dần, dẫn tới số lần trẻ đi đại tiện ít dần đi, có khi 1 - 2 ngày, thậm chí 1 tuần, mẹ cũng không thấy con đại tiện. Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ không cần quá lo lắng, đây chỉ là biểu hiện rất phổ biến ở trẻ 2 tháng chứng tỏ con đang lớn lên, ruột cũng to hơn nên giữ chất thải trong ruột lâu hơn trước khi thải ra ngoài.  

Về giấc ngủ của bé sẽ dài hơn trước, tổng thời gian ngủ khoảng 15-17 giờ. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ khoảng 4-8 giờ ban ngày và 8-10 giờ vào ban đêm, không nhất thiết ngủ liền mạch mà có thể rải rác nhiều giấc trong ngày.

Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của bé gái

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao của bé gái từ 0-2 tuổi theo tiêu chuẩn WHO công bố năm 2007.

TUỔI

CÂN NẶNG (kg)

CHIỀU CAO (cm)

Thiếu cân

Nguy cơ thiếu cân

Bình

thường

Nguy cơ thừa cân

Thừa cân

Giới hạn dưới

Bình thường

Giới hạn trên

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

45.4

49.1

52.9

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.4

49.8

53.7

57.6

2

4

4.5

5.1

5.9

6.5

53

57.1

61.1

3

4.6

5.1

5.8

6.7

7.4

55.6

59.8

64

4

5.1

5.6

6.4

7.3

8.1

57.8

62.1

66.4

5

5.5

6.1

6.9

7.8

8.7

59.6

64

68.5

6

5.8

6.4

7.3

8.3

9.2

61.2

65.7

70.3

7

6.1

6.7

7.6

8.7

9.6

62.7

67.3

71.9

8

6.3

7

7.9

9

10

64

68.7

73.5

9

6.6

7.3

8.2

9.3

10.4

65.3

70.1

75

10

6.8

7.5

8.5

9.6

10.7

66.5

71.5

76.4

11

7

7.7

8.7

9.9

11

67.7

72.8

77.8

12

7.1

7.9

8.9

10.2

11.3

68.9

74

79.2

13

7.3

8.1

9.2

10.4

11.6

70

75.2

80.5

14

7.5

8.3

9.4

10.7

11.9

71

76.4

81.7

15

7.7

8.5

9.6

10.9

12.2

72

77.5

83

16

7.8

8.7

9.8

11.2

12.5

73

78.6

84.2

17

8

8.8

10

11.4

12.7

74

79.7

85.4

18

8.2

9

10.2

11.6

13

74.9

80.7

86.5

19

8.3

9.2

10.4

11.9

13.3

75.8

81.7

87.6

20

8.5

9.4

10.6

12.1

13.5

76.7

82.7

88.7

21

8.7

9.6

10.9

12.4

13.8

77.5

83.7

89.8

22

8.8

9.8

11.1

12.6

14.1

78.4

84.6

90.8

23

9

9.9

11.3

12.8

14.3

79.2

85.5

91.9

24

9.2

10.1

11.5

13.1

14.6

80

86.4

92.9

Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của bé gái 

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao của bé trai từ 0-2 tuổi theo tiêu chuẩn WHO công bố năm 2007.

TUỔI

CÂN NẶNG (kg)

CHIỀU CAO (cm)

Thiếu cân

Nguy cơ thiếu cân

Bình thường

Nguy cơ thừa cân

Thừa cân

Giới hạn dưới

Bìnhthường

Giới hạn

trên

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.3

46.3

47.9

49.9

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.7

51.1

52.7

54.7

2

4.4

4.9

5.6

6.3

7

54.7

56.4

58.4

3

5.1

5.6

6.4

7.2

7.9

57.6

59.3

61.4

4

5.6

6.2

7

7.9

8.6

60

61.7

63.9

5

6.1

6.7

7.5

8.4

9.2

61.9

63.7

65.9

6

6.4

7.1

7.9

8.9

9.7

63.6

65.4

67.6

7

6.7

7.4

8.3

9.3

10.2

65.1

66.9

69.2

8

7

7.7

8.6

9.6

10.5

66.5

68.3

70.6

9

7.2

7.9

8.9

10

10.9

67.7

69.6

72

10

7.5

8.2

9.2

10.3

11.2

69

70.9

73.3

11

7.7

8.4

9.4

10.5

11.5

70.2

72.1

74.5

12

7.8

8.6

9.6

10.8

11.8

71.3

73.3

75.7

13

8

8.8

9.9

11.1

12.1

72.4

74.4

76.9

14

8.2

9

10.1

11.3

12.4

73.4

75.5

78

15

8.4

9.2

10.3

11.6

12.7

74.4

76.5

79.1

16

8.5

9.4

10.5

11.8

12.9

75.4

77.5

80.2

17

8.7

9.6

10.7

12

13.2

76.3

78.5

81.2

18

8.9

9.7

10.9

12.3

13.5

77.2

79.5

82.3

19

9

9.9

11.1

12.5

13.7

78.1

80.4

83.2

20

9.2

10.1

11.3

12.7

14

78.9

81.3

84.2

21

9.3

10.3

11.5

13

14.3

79.7

82.2

85.1

22

9.5

10.5

11.8

13.2

14.5

80.5

83

86

23

9.7

10.6

12

13.4

14.8

81.3

83.8

86.9

24

9.8

10.8

12.2

13.7

15.1

82.1

84.6

87.8

Trẻ 2 tháng tuổi biết những gì?

Giai đoạn này trẻ đã có những bước phát triển nhất định chứ không chỉ ăn và ngủ như nhiều cha mẹ vẫn nghĩ đâu. Vậy trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì? Đầu tiên là trẻ đã chú ý nhiều hơn đến các đồ vật có màu sắc phức tạp. Bé muốn với và nắm các đồ chơi gần mình rồi đưa vào miệng. Vì thế, cha mẹ nên chọn các đồ chơi có màu sắc rực rỡ, chất liệu mềm, an toàn để trẻ chạm vào, tập cầm nắm.  Nhiều bé bắt đầu chảy nước dãi nhưng đó không phải là dấu hiệu sắp mọc răng mà chỉ là phản xạ khi muốn đưa mọi thứ vào miệng.

Bé 2 tháng tuổi đã có thể cứng cổ và lật người

Bé 2 tháng tuổi đã có thể cứng cổ và lật người nên mẹ hãy chú ý theo bé nhé.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể thực hiện được những động tác đơn giản như xoay người, đạp, ngậm mút tay… nhưng vẫn chưa thật sự thành thục. Bố mẹ nên đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, nhiều không gian để con duỗi chân, quơ tay, vận động. Trẻ có thể bắt đầu học cách lật bằng việc nghiêng người sang một bên khi nằm ngửa, cố gắng đẩy bằng cách đạp 2 chân. Bé có thể ngẩng đầu lâu hơn, giữ đầu lâu hơn trước đó. Những bé nhanh cứng thì 2 tháng tuổi đã biết lẫy rồi, còn thường bé sẽ lẫy vào tháng thứ 3. 

Tầm nhìn của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã phát triển hơn trước. Bé có thể nhìn theo bố mẹ, nhận diện khuôn mặt, quan sát biểu cảm của người đối diện cũng như nhận biết những chuyển động xung quanh. Đặc biệt, trẻ 2 tháng có thể phân biệt giọng nói của người thân với các loại âm thanh khác, có thể hướng về nơi phát ra tiếng ồn, có thể mỉm cười hoặc cười thành tràng dài, hét to thích thú khi cha mẹ vui đùa cùng.  

Trẻ 2 tháng tuổi rất thích được nhìn ngắm những cử động miệng của người lớn.

Trẻ 2 tháng tuổi rất thích được nhìn ngắm những cử động miệng của người lớn.

Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi ba mẹ cần biết 

Với những thay đổi như trên thì hẳn cha mẹ rất muốn biết cách chăm bé 2 tháng tuổi như thế nào đúng không? Lịch sinh hoạt cho bé 2 tháng tuổi thực ra rất đơn giản chỉ xoay quanh 3 việc chính là ăn và ngủ, chơi. Việc biết cách tạo được thời gian biểu ổn định sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

Lịch sinh hoạt cho bé 2 tháng tuổi 

Tất nhiên mỗi người mẹ sẽ muốn xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt khác nhau dành riêng cho bé. Nhưng nếu mẹ vẫn băn khoăn không biết nên bắt đầu như thế nào với em bé 2 tuổi nhà mình thì hãy thử tham khảo gợi ý dưới đây nhé.

- Từ 5 đến 6 giờ sáng: Bé thức dậy, mẹ cho bé bú cữ đầu tiên trong ngày. Bé bú mẹ theo nhu cầu, thời gian mỗi cữ khoảng 10-15 phút. Bé bú bình khoảng 110 - 170ml/bình. Ngay sau đó, bé có thể thấy buồn ngủ ngay. Mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con, rồi tiếp tục cho bé ngủ thêm.

- Từ 8 đến 9 giờ sáng: Bé dậy, mẹ lại cho bé bú một cữ sữa như lúc 5 - 6 giờ. Nếu bé chưa dậy mẹ có thể tìm cách trò chuyện, xoa bóp chân tay để bé tỉnh nhé.

- Từ 9h30 đến 11 giờ trưa: Rất thích hợp để bé thức vui chơi cùng bố mẹ. Mẹ hãy nựng nịu bé nhiều hơn, làm các động tác đạp xe đạp, nói chuyện cùng bé,... hãy thử bất cứ gì mà bé thích.

Trong lịch sinh hoạt của trẻ 2 tháng tuổi những giờ chơi rất quan trọng.

Trong lịch sinh hoạt của trẻ 2 tháng tuổi những giờ chơi cũng rất cần thiết.

- Khoảng 12 giờ trưa: Mẹ cho bé bú cữ mới, lượng sữa tương tự các cữ trước. Sau khi bé bú no thì nên bế bé, vỗ ợ hơi khoảng 15 phút hãy đặt bé ngủ trưa. Hẳn đọc nhiều bài viết mẹ cũng biết giấc ngủ trưa rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh nên mẹ hãy rèn cho con nết ngủ trưa nhé.

- Khoảng 3-4 giờ chiều bé sẽ tỉnh giấc, lúc này mẹ hãy cho bé bú 1 cữ sữa nữa.

- Từ 4h30 chiều: Tiếp tục cho con vui chơi, có thể là dạo ở quanh sân hoặc cho con đi dạo gần nhà nơi thoáng mát (nếu trời không nắng). Sau đó tắm cho bé.

- Tầm 6 giờ tối: Mẹ cho con bú cữ sữa tiếp theo. Đây được coi là bữa ăn tối của bé.

- Tầm 8 giờ tối: Cho bé bú thêm cữ sữa nữa và vào giấc ngủ đêm. 

- Trong khi ngủ nếu bé vẫn chưa có thói quen ngủ xuyên đêm thì mẹ hãy cho bé thêm từ 1-2 cữ sữa theo thói quen vào khoảng 12 giờ đêm, 3 giờ sáng. Trong giai đoạn tiếp theo, hãy cai dần các cữ đêm để con có thể ngủ sâu giấc hơn. Đặc biệt với bé bú mẹ, mẹ không nên cho bé bú lắt nhắt, hễ thấy bé ọ ọe là cho bé bú. Điều này dễ hình thành thói quen xấu khiến trẻ ngủ không ngon giấc. 

Cữ bú của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi 

Trẻ 2 tháng tuổi vẫn cần được bú nhiều cữ trong ngày, khoảng 8 - 10 cữ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển. Bởi khi này dạ dày của con vẫn còn rất nhỏ, bé bú lượng ít nên đói thường xuyên. Mỗi lần bé có thể bú khoảng 120 - 180ml sữa.  

Với trẻ 2 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Với trẻ 2 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Tiêm phòng và theo dõi sức khỏe

Khi mới chào đời trẻ đã được tiêm phòng mũi vitamin K và viêm gan B. Khoảng 20 ngày tuổi bé tiêm phòng lao. Và tới 2 tháng tuổi, bé phải tiêm thêm khá nhiều vắc xin như: 5in1 (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib), nhắc lại mũi viêm gan B, vắc xin phế cầu, uống Rotavirus. Do đó, mẹ nên cho bé đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn để không bỏ lỡ mũi tiêm chủng nào (Trừ trường hợp bé ốm thì cần hoãn và cho con đi tiêm ngay khi con đã khỏe mạnh). Vắc xin sẽ giúp bảo vệ con khỏi những căn bệnh thường gặp và nguy hiểm, có tác dụng lâu dài tới các giai đoạn phát triển sau của trẻ nữa. Bởi vậy mẹ đừng trì hoãn việc tiêm vắc xin chỉ vì lo ngại con còn nhỏ, sợ con đau, khóc nhé.  

Khi tiêm phòng trẻ chỉ đau một xíu thôi nhưng sẽ được bảo vệ suốt những năm đầu đời.

Khi tiêm phòng trẻ chỉ đau một xíu thôi nhưng sẽ được bảo vệ suốt những năm đầu đời.

Muốn biết thêm về lịch tiêm hay đăng ký tiêm chủng cho trẻ, mẹ hãy nhắn tin ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn chính xác và miễn phí. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,333

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám