Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có sao không? Cha mẹ xử lý như thế nào?

Thu Hiền

24-05-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể khiến cha mẹ khá lo lắng, không biết trẻ có vấn đề gì về đường tiêu hoá hay không. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ từ 0 - 36 tháng tuổi. Để đồng hành với con tốt nhất trên hành trình trưởng thành, cha mẹ có thể theo dõi những lưu ý để nhận biết tình trạng, cách chăm sóc và xử trí khi phát hiện phân trẻ sơ sinh bất thường dưới đây!

Thế nào là trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt bất thường?

Để đánh giá được tình hình trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là bình thường hay không. Cha mẹ có thể căn cứ vào số lần đi ngoài, đặc điểm phân và biểu hiện của trẻ để nhận biết cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt bình thường

  • Số lần đi ngoài: 5 - 7 lần/ ngày
  • Kết cấu phân: mềm, sệt, có bọt
  • Màu sắc: màu vàng
  • Tình trạng của trẻ: Ngủ nghỉ, bú mẹ bình thường

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong khoảng 0 - 36 tháng. Vì thế, nếu mẹ bắt gặp trường hợp trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đi ngoài có bọt thì cũng không nên quá lo lắng. Nguyên nhân là hệ tiêu hoá chưa phát triển và sức đề kháng kém nên bé có thể gặp tình trạng này. 

Nếu không có các biểu hiện gì khác, bất thường này sẽ chấm dứt lại sau vài ngày. 

Đi ngoài có bọt có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng

Đi ngoài có bọt có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng

Phân trẻ sơ sinh có bọt bất thường

  • Số lần đi ngoài: >7 lần/ ngày
  • Kết cấu phân: mềm. lỏng, có bọt, có thể có chất nhầy hoặc máu. Lượng phân ít
  • Màu sắc: xanh sẫm, xanh
  • Tình trạng của trẻ: Mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc 

Các dấu hiệu này cho thấy rất có thể trẻ đang bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về đường ruột khác. Đặc biệt bé đi ngoài sủi bọt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện để được kiểm tra y tế kịp thời.

Quy khách hàng có thể liên hệ 19001806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời!

Các trường hợp thường gặp 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Nếu trẻ đi ngoài dưới 3 lần, cân nặng ổn định nhưng đại tiện ra phân lỏng, sủi bọt và có nhầy thì rất có thể là do kích thích đường ruột.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt

Nếu em bé sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt nhiều lần (>3 lần/ ngày). Phân lỏng, có sủi bọt li ti, có thể nghe được tiếng sôi bụng thì là cảnh báo của rối loạn tiêu hoá, dị ứng thực phẩm, khả năng hấp thu kém,.... 

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều nước có bọt

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn đi ngoài nhiều nước có bọt. Phân màu vàng hoặc xanh sáng, có thể nhớt như tảo biển. Tần suất đi ngoài 3 - 4 này/ lần. Trẻ vẫn bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì đây là hiện tượng bình thường. 

Một số xét nghiệm cho trẻ sơ sinh có thể được thực hiện trong trường hợp phân trẻ sơ sinh bất thường

Một số xét nghiệm cho trẻ sơ sinh có thể được thực hiện trong trường hợp phân trẻ sơ sinh bất thường

Ngược lại, trẻ được nuôi bằng sữa công thức dễ bị tiêu chảy hơn. Nếu trẻ đi ngoài nhiều nước nhiều hơn 7 - 10 lần/ ngày, phân lỏng, có nhiều nước, màu vàng thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi để lâu dài thì trẻ có thể bị mất nước, mất cân bằng điện giải nghiêm trọng.  

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và bọt

Nếu bé đi ngoài ra phân màu xanh đậm, ít có chất nhầy hoặc phân em bé có bọt kèm máu có thể là bé đang bị táo bón. Tuy nhiên cũng có các ca trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu xanh dịch nhầy là biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột. 

Lưu ý: Nếu trẻ đi ngoài có bọt và nhầy trong nhiều lần hoặc kèm theo các dấu hiệu khác. VD như khóc thét, tím mặt, co cứng toàn thân, khó thở, ọc sữa,... có thể là dấu hiệu của thiếu canxi nặng cần được cấp cứu ngay lập tức!

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt mùi chua

Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng

Đây là hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần (>10 lần/ ngày). Phân lỏng, có màu vàng và có bọt. Nếu bé còn có các triệu chứng như hay quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn,... và vẫn kèm theo tình trạng đi phân lỏng màu vàng có bọt thì đây rất có thể là biểu hiện của tiêu chảy. 

Lưu ý: Trong trường hợp các dấu hiệu này vẫn tiếp diễn, cha mẹ nên đưa bé đến các Bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 

Những bất thường khi bé đi ngoài có thể khiến cha mẹ lo lắngNhững bất thường khi bé đi ngoài có thể khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có sao không?

Nếu con đi ngoài có bọt màu vàng chỉ trong vài ngày, bé vẫn ngủ và ăn uống bình thường thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Ngược lại, cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện ngay nếu phát hiện:

  • Bé đi ngoài sủi bọt nhiều lần trong ngày, tình trạng phân bất thường, kết cấu lỏng như bã đậu.
  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn
  • Các biểu hiện bất thường ở phân trẻ: đi ngoài có bọt và nhầy, đi ngoài có nhầy và bọt, đi ngoài có bọt và máu, đi ngoài có bọt màu xanh,...

Em bé đi ngoài sủi bọt báo hiệu bệnh gì?

Bất thường về phân của trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về:

  • Tiêu chảy
  • Loạn khuẩn đường ruột
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Nhiễm trùng ruột

Do trẻ chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng qua sữa nên chúng buộc phải hấp thu tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên chưa hoạt động tốt. Kết quả là chất nhầy tiết ra trong đường ruột và bọt dư lại xuất hiện trong phân.

Lưu ý: Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy trong nhiều lần hoặc kèm theo các dấu hiệu khác. VD như khóc thét, tím mặt, co cứng toàn thân, khó thở, ọc sữa,... có thể là dấu hiệu của thiếu canxi nặng cần được cấp cứu ngay lập tức!

Trẻ sơ sinh đi ngoài bất thường có thể cần hỗ trợ y tế ngay lập tức

Trẻ sơ sinh đi ngoài bất thường có thể cần hỗ trợ y tế ngay lập tức

Nguyên nhân khiến con yêu đi ngoài có bọt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như sau. 

Cho con bú sai cách

Trên thực tế, đa số các trường hợp trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là do mẹ cho bú chưa đúng cách. Nhiều em bé bú nhiều sữa đầy và không bú hết sữa cuối. Trong khi đó, các chuyên gia Nhi khoa cho biết: sữa đầu có nhiều đường và hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với sữa cuối. Nếu trẻ chưa bú hết lượng sữa của vú bên này mà mẹ đã thay đổi bên vú cho trẻ bú thì sẽ khiến trẻ không đủ chất và mẹ hết sữa. Biểu hiện ra bên ngoài là các bất thường ở phân trẻ sơ sinh.

Sai liều lượng, tư thế, cách bú có thể khiến bé phát triển chậm, tiêu hoá kém

Sai liều lượng, tư thế, cách bú có thể khiến bé phát triển chậm, tiêu hoá kém

Hệ tiêu hoá nhạy cảm

Như đã chia sẻ ở trên, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện khiến chức năng đường ruột và hệ tiết niệu của trẻ chưa hoạt động hiệu quả. Kết quả là trẻ có thể gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt nhầy, phân lỏng. 

Hiện tượng này dễ xảy ra khi đường ruột của trẻ bị kích thích nhưng chưa thể tiêu hoá và hấp thụ hết lượng đường trong sữa. 

Nhiễm khuẩn đường ruột

Một số tác nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt: virus Salmonella, Shigella, E Coli... Ngoài ra, vi khuẩn có thể đến từ đầu ti, núm vú, bình sữa chưa vệ sinh sạch sẽ bị nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Khả năng hấp thu kém

Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém cũng có thể khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong sữa dẫn đến hiện tượng đi ngoài có bọt và chậm tăng cân. 

Bất dung nạp đường Lactose

Cơ địa của một số trẻ sơ sinh có thể không phù hợp với một số hoạt chất có trong sữa, dẫn đến dị ứng hoặc bất dung nạp đường lactose. Đây cũng là lý do khiến trẻ bị tiêu chảy, đại tiện ra phân lỏng có bọt.

Chế độ ăn uống của mẹ

Nếu nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ đến từ sữa mẹ thì màu sắc và hình thái phân của em bé cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu mẹ ăn nhiều đường, tinh bột hoặc thức ăn có tác dụng nhuận tràng dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh.

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?

Cách điều trị 

Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt tại nhà nếu bé không có các dấu hiệu khác như bỏ bú, quấy khóc. Lưu ý, gia đình nên điều chỉnh lại các loại thực phẩm cho mẹ (khi đang cho con bú) hoặc đồ ăn dặm cho bé cho phù hợp. Hạn chế các món ăn dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, món ăn cay nóng hoặc chứa nhiều gia vị,....

Ngược lại, gia đình cần đưa bé đến Bệnh viện uy tín ngay nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy. Hoặc bé đi ngoài kéo dài, quấy khóc, bỏ bú nhiều, chậm tăng cân,... để được hỗ trợ y tế kịp thời. 

Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc, mẹo trị bệnh dân gian hay đơn thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về tiêu hoá

Cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về tiêu hoá

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt tại nhà

Để góp phần giúp trẻ nhanh phục hồi, cha mẹ nên lưu ý những điều sau khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh:

  • Điều chỉnh lại thực đơn cho mẹ, giảm dầu mỡ, tinh bột, đường nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ.
  • Tăng cường bổ sung nước để tránh trẻ mất nước do đi ngoài nhiều. Có thể bổ sung oresol theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thức ăn cho trẻ cần mềm và lỏng hơn bình thường, đủ 4 nhóm bột, béo, đạm, rau. Có thể chia ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau 2 giờ.
  • Vệ sinh và khử trùng cẩn thận các đồ dùng: bình sữa, núm giả,... của trẻ.

Làm thế nào để phòng tránh trường hợp con bị đi ngoài có bọt?

Chủ động phòng tránh có thể làm hạn chế tối đa nguy cơ trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ có thể lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

Giữ gìn vệ sinh các vật dụng của trẻ 

Các vật dụng trực tiếp tiếp xúc với bé như bình sữa, núm vú giả, đồ chơi,... phải được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn thâm nhập vào hệ tiêu hoá của trẻ. Các vật dụng như ga giường, chăn gối, gấu bông của trẻ cũng phải được giặt giũ từ 2 -3 lần/ tuần. 

Đồng thời, người lớn chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi đụng chạm vào con nhỏ. 

Các đồ dùng như bình sữa, dụng cụ lấy sữa cần được vệ sinh cẩn thận

Các đồ dùng như bình sữa, dụng cụ lấy sữa cần được vệ sinh cẩn thận

Xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh

Nếu trẻ đang ăn dặm, gia đình nên tập trung bổ sung cho bé rau củ quả, trái cây tươi. Ưu tiên các đồ luộc, hấp, ninh ít dầu mỡ để trẻ dễ tiêu hoá. Trong trường hợp trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, mẹ không nên ăn nhiều các món chiên rán, dầu mỡ, nhiều gia vị,... có thể khiến sữa thiếu hụt các chất dinh dưỡng, dễ khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt. 

Cho trẻ bú đúng cách

Mẹ nên cân nhắc điều chỉnh lại số lần bú, lượng sữa và tỷ lệ khi pha sữa. Tư thế bú và cách cho bú và công thức sữa cũng ảnh hưởng đến việc trẻ có hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng hay không.

Nếu bé đang gặp các bất thường liên quan đến trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt hoặc các vấn đề khác, cha mẹ có thể đưa bé đến Khoa Nhi Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám sớm nhất. Con yêu sẽ được khám chữa bệnh bởi các chuyên gia y tế đầu ngành, hỗ trợ xét nghiệm, đánh giá bởi hệ thống trang thiết bị chất lượng cao. Đồng thời, chính sách thanh toán kết hợp ưu đãi hàng tháng, BHYT, BHBL giúp cha mẹ an tâm, nhẹ gánh chi phí khi thăm khám.

Tóm lại, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là hiện tượng cần bố mẹ chú ý quan sát để phát hiện những triệu chứng kèm theo. Nếu bé không có các biểu hiện bất thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu khác, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề khác của trẻ, bạn có thể liên hệ 19001806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,247

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám