Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc thế nào?

Hoàng Lan

28-12-2020

goole news
16

Những dấu hiệu bất thường ở rốn sau khi rụng có thể cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó, hiện tượng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cũng khiến nhiều người lo lắng. Cùng tìm hiểu hiện tượng này cùng cách chăm sóc khắc phục ngay sau đây.

 

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô vì sao?

Thông thường từ 7 - 10 ngày sau khi sinh thì trẻ sẽ rụng rốn. Sau đó vài ngày rốn vẫn có thể chưa khô hẳn và có thể chảy một ít nước. Mặc dù vậy, dấu hiệu rốn chưa khô cũng có thể ẩn chứa một vấn đề bất thường nào đó. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tối đa cho bé, người thân nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra nếu gặp hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. 

Đặc biệt, trong trường hợp rốn sau khi rụng có nước màu vàng rỉ ra, có mùi hôi hoặc có lẫn máu, bé rất cần được đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô vì sao

Trường hợp rốn sau khi rụng có mủ, có nước màu vàng rỉ ra, có mùi hôi hoặc lẫn máu, bé rất cần được đi khám ngay.

Cần cẩn trọng khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Cho dù rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng đã khô vẫn cần được chăm sóc cẩn thận cho đến khi liền vết thương hoàn toàn.

Chăm sóc đúng cách nếu rốn sau khi rụng vẫn còn ướt

Một số điều lưu ý mà người mẹ và người thân của bé cần thuộc nằm lòng như sau:

  • Khi rốn trẻ còn ướt, tuyệt đối không được đắp bất cứ thứ gì lên đó. Bởi việc đắp thuốc, đắp lá dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng mà không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. 
  • Khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, vùng rốn vẫn cần được tiếp tục chăm sóc, vệ sinh đúng cách bằng bông tiệt trùng rửa nhẹ với nước ấm pha một chút muối, hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9%. Cách này cần làm 3 - 4 lần/ngày. Sau đó dùng một miếng bông sạch khác thấm nước, vắt thật khô rồi thấm khô rốn cho bé. Không nên dùng bông khô để tránh cho rốn trẻ không bị dính sợi bông. 
  • Hạn chế hoặc không vệ sinh rốn trẻ bằng cồn hoặc iốt bởi các dung dịch này có thể gây phá hủy tế bào da còn non yếu.

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Thông thường từ 7 - 10 ngày sau khi sinh thì trẻ sẽ rụng rốn.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng dù đã khô

Cho dù rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng đã khô vẫn cần được chăm sóc cẩn thận và giữ sạch sẽ, khô thoáng cho đến khi liền vết thương hoàn toàn. Các biện pháp chăm sóc bao gồm:

  • Đáy rốn cần được làm sạch bằng miếng bông hoặc gạc với chút nước muối sinh lý hoặc thấm một ít cồn sát khuẩn. Mỗi ngày cần làm như vậy 1-2 lần, rồi băng rốn trong 1-2 tuần sau khi rụng, đến khi rốn đã lành hẳn.
  • Không kéo cuống rốn ngay cả khi đã sắp bong gần hết.
  • Không để mép tã cọ xát hay che kín vào rốn gây tổn thương hoặc bí bách. Đặc biệt, không để nước tiểu dính vào rốn gây nhiễm khuẩn.
  • Sau khi cuống rốn rụng, có thể có chút máu ra tã, mẹ không cần lo lắng vì hiện tượng này là bình thường. 

Những dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Có một số bất thường đáng báo động xảy ra ở vùng rốn trẻ sau khi rụng như sau: 

  • Rốn có mùi hôi
  • Rốn trẻ sơ sinh có mủ, hoặc chảy nước vàng
  • Vùng da quanh rốn bị sưng nề, tấy đỏ.
  • Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chảy máu nhiều, khó cầm máu.
  • Rốn chưa rụng sau từ 3 tuần. Thông thường, thời gian từ lúc mới sinh cho đến khi rốn khô và rụng hẳn là 7-21 ngày. Vì vậy, nếu thời gian này kéo dài trên 3 tuần sẽ là bất thường cần kiểm tra sớm.
  • Rốn trẻ sơ sinh bị lồi kèm theo một số hiện tượng của bệnh thoát vị nghẹt

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc đúng cách

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc đúng cách, tránh hệ lụy nghiêm trọng

Các dấu hiệu bất thường trên đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:

Nhiễm trùng rốn: Rốn bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, tình trạng nhiễm trùng nặng thêm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Viêm mạch máu rốn: Nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn, gây viêm nhiễm. Bé có thể đã bị viêm động mạch rốn trong trường hợp bụng phía dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra. Trường hợp vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra lại  cảnh báo khả năng cao trẻ sơ sinh đã bị viêm tĩnh mạch rốn. Nếu trẻ sơ sinh bị viêm tĩnh mạch rốn, vi khuẩn có thể tấn công sang các cơ quan xung quanh như gan, mật. Điều này dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng trẻ.

Uốn ván rốn: Tình trạng uốn ván rốn sẽ  khiến bé bị sốt, bỏ bú, cứng hàm, toàn thân co cứng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

U hạt rốn: Nếu vùng chân rốn có dịch vàng rất có thể bé đã bị u hạt rốn. Tình trạng này cần được xử trí đúng cách và kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh dẫn đến nhiễm trùng rốn.

Nếu trẻ sơ sinh gặp phải những vấn đề kể trên, cha mẹ hoặc người thân của bé cần đưa bé đi khám sớm nhất có thể, tránh hệ lụy nghiêm trọng xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
84,859

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám