Trẻ sốt phát ban tắm lá gì? Khi nào nên tắm cho bé?

Doan Nguyen

22-03-2024

goole news
16

Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em. Để nhanh chóng hết bệnh, đảm bảo an toàn cho làn da nhiều phụ huynh đã lựa chọn việc sử dụng các loại lá lành tính để làm sạch làn da cho con. Vậy trẻ sốt phát ban tắm lá gì? Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông sẽ gợi ý cho các mẹ những loại lá thông dụng, dễ dàng tìm kiếm để sử dụng nhé!

Tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban nên hay không?

Thông thường, theo quan niệm dân gian trẻ bị sốt phát ban nên kiêng tắm. Nếu tiếp xúc với nước có thể khiến cho bệnh trở nặng và kéo dài hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Thông thường, nếu trẻ mắc sốt phát ban cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, bên trong cơ thể luôn nóng bức và khó chịu hơn bình thường. Việc kiêng tắm cũng đồng nghĩa với việc cơ thể của con luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Hơn thế nữa, kiêng tắm trong vài ngày còn khiến cho trẻ mắc thêm các bệnh liên quan tới da liễu khác như: Viêm da, mẩn đỏ hay viêm loét da,... từ các vị trí nổi phát ban.

Hình 1. Việc tắm cho bé khi sốt đúng cách sẽ giúp hạ thân nhiệt cho trẻ
Hình 1. Việc tắm cho bé khi sốt đúng cách sẽ giúp hạ thân nhiệt cho trẻ

Chính vì thế, việc tắm khi trẻ bị sốt phát ban sẽ đem đến các lợi ích như:

  • Hạ sốt nhanh: Giúp lỗ chân lông thông thoáng, quá trình thải nhiệt thông qua da dễ dàng, quá trình hạ sốt nhanh.
  • Cảm thấy dễ chịu, thoải mái: Tắm kết hợp massage giúp cơ thể của trẻ hạ nhiệt, cơ thể luôn sạch sẽ, tăng tốc độ lưu thông máu. Qua đó, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Phòng tránh những bệnh liên quan tới da: Tắm gội giúp cơ thể sạch sẽ, thoải mái, giảm tình trạng ngứa ngáy cũng như nhờn rít trên da.

Trẻ sốt phát ban tắm lá gì an toàn, hiệu quả?

Làm sạch cơ thể từ các loại lá thảo dược là phương pháp hiệu quả, an toàn dành cho mọi trẻ em khi mắc sốt phát ban. Vậy trong trường hợp trẻ sốt phát ban tắm lá gì? Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa da liễu một số loại lá sau đây rất tốt cho cơ thể của trẻ:

Lá trầu không

Theo các nghiên cứu y khoa đã chỉ rõ trong lá trầu không có chứa tới 85% nước được sử dụng chủ yếu trong hoạt động sát trùng, tiêu đờm, tiêu viêm. Không những vậy, tinh dầu trầu không có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế một số các vi khuẩn. Do vậy, tắm nước lá trầu không có công dụng tuyệt vời trong việc giảm ngứa, giúp vết phát ban giảm dần.

Để tắm lá trầu không cho trẻ khi bị sốt phát ban, phụ huynh cần tiến hành rửa sạch lá, đun nước sôi trong khoảng 10 phút. Tiếp đó, sử dụng nước lá trầu không thay cho nước tắm hàng ngày. Sau vài ngày những vết đỏ trên da sẽ giảm. Hơn nữa, còn phòng tránh những bệnh liên quan tới da liễu khác.

Lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa thành phần polyphenol, flavonoid cùng các chất chống oxy hóa khác. Các thành phần này có công dụng đặc biệt trong việc tăng cường hoạt động miễn dịch. Bên cạnh đó, chống nhiễm trùng trên da cũng như ngăn các bệnh ngoài da ở trẻ.

Sau vài ngày tắm các vết sưng đỏ dần biến mất. Phụ huynh nên sử dụng lá chè tươi tốt hơn lá chè khô. Chú ý trước khi tắm nên rửa sạch lá trà, ngâm qua nước muối để loại bỏ được vi khuẩn cũng như nhựa lá. Tiếp theo, thực hiện vò nát và đun sôi như nước uống. Chú ý duy trì tắm lá cho con khoảng 3 lần/tuần để có được hiệu quả tốt.

Hình 2. Lá trà xanh có thành phần hữu ích giúp giảm tình trạng sốt phát ban ở trẻ
Hình 2. Lá trà xanh có thành phần hữu ích giúp giảm tình trạng sốt phát ban ở trẻ

Lá kinh giới

Lá kinh giới có đặc tính ấm nóng, trừ phong tốt đặc biệt hiệu quả trong việc chữa các bệnh ngoài da nói chung cũng như các bệnh liên quan tới phát ban ở trẻ nói riêng. Chính vì thế, đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất nếu lo lắng không biết trẻ sốt phát ban tắm lá gì. Tinh dầu chiết xuất từ lá kinh giới có chứa thành phần gồm d.limonene, d.menton, d.limonene với công dụng sát khuẩn cũng như giảm mẩn ngứa đặc biệt hiệu quả.

Cách dùng lá kinh giới tắm cho trẻ bị sốt phát ban rất đơn giản.

  • Phụ huynh tiến hành rửa sạch khoảng 200g lá kinh giới sau đó tiến hành giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Tiếp tục dùng nước cốt lá hòa cùng 2l nước.
  • Tiếp đó, đun hỗn hợp này trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày, sử dụng nước lá pha loãng với nước ấm tắm cho trẻ cho tới khi các nốt phát ban thuyên giảm.
  • Tuy nhiên, nếu là trẻ sơ sinh mắc bệnh thì không nên sử dụng loại lá này.

Lá ngải cứu

Theo nghiên cứu trong y học cổ truyền, thảo dược trị bệnh liên quan tới ngoài da phổ biến và hiệu quả nhất phải kể tới đó là ngải cứu. Thành phần chính có trong lá này là monoterpen và sesquiterpene, adenin, cholin. Những dược liệu này có khả năng kháng viêm, sát khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị bệnh sốt phát ban.

Chuẩn bị nước tắm với lá ngải cứu rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần đun sôi một nắm lá ngải cứu cùng với khoảng 5L nước. Khi nào nhận thấy nước chuyển sang màu xanh là có thể sử dụng được. Khi đun nước, chú ý cho thêm một vài hạt muối trắng vào, pha cùng nước ấm vừa đủ sẽ có thể tắm được cho bé dễ dàng.

Hình 3. Bạn cần làm sạch lá ngải cứu trước khi tắm cho bé
Hình 3. Bạn cần làm sạch lá ngải cứu trước khi tắm cho bé

Lá khế

Trong Đông y, lá khế là loại lá có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm, sát khuẩn phù hợp sử dụng để chữa bệnh mẩn ngứa, dị ứng, rôm sảy hay mề đay,... Hơn nữa, theo như y học hiện đại, lá khế cũng có chứa các loại vitamin C, sắt, hay kẽm,.... rất tốt cho các bệnh liên quan tới da liễu. Do vậy, nếu đang băn khoăn không biết trẻ sốt phát ban tắm lá gì thì lá khế chính là một chọn lựa phù hợp.

Chuẩn bị nước tắm nên rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, khử độc trong vài phút. Sau đó, để lá trong vài phút để khô ráo. Tiếp đó, cho lá vào nồi đun trong khoảng từ 5 - 7 phút là có thể sử dụng để tắm cho bé.

Lá mướp đắng rừng

Mướp đắng rừng có vị đắng nhiều hơn so với mướp đắng thông thường. Trong lá của loại mướp đắng này có chứa nhiều hợp chất như momordicin, cucurbitacin có nhiều lợi ích trong việc điều trị những nốt ban đỏ xuất hiện ở trên da.

Để đun nước tắm, phụ huynh rửa sạch phần lá mướp đắng rừng cho vào nước đun sôi trong vòng khoảng 10 phút. Tiếp đó, pha thêm cùng với nước lạnh tới khi nhiệt độ vừa phải thì thực hiện tắm cho trẻ. Sau vài ngày tình trạng phát ban sẽ giảm thiểu dần.

Hình 4. Lá mướp đắng rừng có chứa thành phần hữu ích cho làn da của trẻ khi bị sốt phát ban
Hình 4. Lá mướp đắng rừng có chứa thành phần hữu ích cho làn da của trẻ khi bị sốt phát ban

Lá bạc hà

Nếu các mẹ đang băn khoăn trẻ sốt phát ban tắm lá gì thì gợi ý hàng đầu nên chọn lựa đó là lá bạc hà. Nhờ hàm lượng tinh dầu menthol có trong lá bạc hà nên khi sử dụng tắm cho trẻ bị sốt phát ban sẽ giúp hạ được nhiệt cũng như làm mát hiệu quả.

Để chuẩn bị nước tắm, các bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, mang rửa sạch rồi để ráo nước rồi xay nhuyễn. Tiếp đó, dùng rây lọc lấy nước cốt lá bạc hà. Tiếp đó, đổ ra chậu nước, hòa cùng với nước ấm. Tiếp tục sử dụng nước này tắm cho bé mỗi ngày cho tới khi lành bệnh.

Lá nhọ nồi

Câu trả lời cho thắc mắc trẻ sốt phát ban tắm lá gì các bạn có thể lựa chọn ngay lá nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi có chứa lượng lớn alcaloid, tanin cũng như tinh dầu, giúp hạ sốt, làm sạch cũng như loại bỏ được vi khuẩn có trên da. Từ đó, giúp cho bé có được cảm giác thư giãn cũng như thoải mái.

Để nấu nước, phụ huynh chuẩn bị một nắm lá cỏ nhọ nồi vào trong 500ml nước. Tiếp đó, rửa sạch cỏ nhọ nồi và cho vào nồi nước đun sôi. Tiếp đó, lọc sạch bã chỉ lấy phần nước cốt. Tiếp tục cho nước cỏ nhọ nồi ra chậu, pha thêm nước nóng sau đảm bảo đủ nhiệt độ cho bé tắm.

Hình 5. Sử dụng lá nhọ nồi pha cùng 500ml nước để tắm
Hình 5. Sử dụng lá nhọ nồi pha cùng 500ml nước để tắm

Lá cây sài đất

Một trong những lý do hàng đầu giúp lá sài đất được sử dụng phổ biến trong điều trị sốt phát ban đó là demethylwedelolactone và wedelolactone với hiệu quả làm sạch da, chống viêm do phát ban và giải nhiệt. Chính vì vậy lựa chọn tuyệt vời khi băn khoăn trẻ phát ban thì tắm là gì tuyệt đối không bỏ qua loại thảo dược này.

Tương tự như cách thực hiện các loại lá trên, trước khi sử dụng đun nước các mẹ cần thực hiện rửa sạch để ráo sau đó cho lá sài đất vào nun đun sôi. Khi sôi, chú ý chắt lấy nước cốt hòa vào với nước lạnh sao cho có được nhiệt độ phù hợp. Tiếp đó, lấy khăn thấm nước rồi lau lại nhẹ nhàng cho bé. Khi tắm, chú ý tắm từng vùng da để tránh bị lây lan nhanh.

Lá tía tô

Theo các chuyên gia da liễu gợi ý tốt nhất cho phụ huynh cho câu hỏi trẻ sốt phát ban tắm lá gì đó chính là nấu nước lá tía tô. Loại lá này có chứa loại tinh dầu perilla aldehyde và limonene. Lá có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt cũng như hạ sốt tốt. Bên cạnh đó, mùi thơm của lá cũng khá dễ dịu giúp cho bé có được sự thoải mái cũng như dễ chịu hơn.

Để nấu nước tắm, các bạn chuẩn bị một nắm lá tía tô và 2l nước đã đun ấm. Lá trước khi pha cần được rửa sạch và xay/giã nhuyễn. Tiếp tục cho phần lá vừa và vào phần nước ấm khoảng 35 - 38 độ C. Khi tắm sử dụng khăn mềm, lau từng phần cơ thể cho bé.

Hình 6. Sử dụng lá tía tô pha cùng nước ấm vừa giúp hạ nhiệt vừa làm giảm sự xuất hiện của các nốt phát ban trên cơ thể
Hình 6. Sử dụng lá tía tô pha cùng nước ấm vừa giúp hạ nhiệt vừa làm giảm sự xuất hiện của các nốt phát ban trên cơ thể

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa được biết tới là một loại dược liệu quý trong đông y có thành phần kháng sinh thực vật có thể tiêu mụn, kháng viêm điều trị một số những bệnh ngoài da hiệu quả. Ngoài ra, trong nước lá kim ngân có chứa chất tatin không chỉ giúp cho làn da của trẻ khỏe và săn chắc mà còn giúp loại bỏ được các tế bào chết, giảm hoạt động vi khuẩn có hại trên da. Phụ huynh nên dùng lá cây kim ngân tắm cho trẻ thường xuyên giúp cho làn da của con luôn có sự mềm mại, dịu dàng.

Đối với tình trạng trẻ phát ban, các bạn cần chuẩn bị một nắm lá kim ngân hoa, rửa sạch và đun với nước. Khi nước đã sôi, có thể chắt lấy nước nước để cho bớt nóng thì tắm cho trẻ. Sau khoảng 2 - 3 lần tắm sẽ có thể nhận thấy sự thuyên giảm các nốt phát ban trên cơ thể.

Trẻ bị sốt phát ban không nên tắm khi nào?

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân khi trẻ đang mắc sốt phát ban là việc làm vô cùng cần thiết nhằm giữ gìn vệ sinh cho cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh tìm hiểu trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì, khi nào không nên tắm cũng là yếu tố mà các phụ huynh cần đặc biệt chú ý:

Không tắm khi trẻ có dấu hiệu sốt cao

Trẻ mắc sốt phát ban thường đi kèm với những dấu hiệu sốt cao. Việc tắm trong trường hợp này thường khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường. Giải pháp tốt nhất lúc này đó là hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp như: Lau mát cho cơ thể hạ nhiệt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt,....

Hình 7. Tuyệt đối không tắm khi trẻ đang sốt cao
Hình 7. Tuyệt đối không tắm khi trẻ đang sốt cao

Không tắm khi cơ thể trẻ xuất hiện tình trạng chốc lở

Đây là tình trạng khá phổ biến, bởi khi trẻ bị phát ban thường có tình trạng ngứa ngáy, khiến trẻ cào gãi lên các nốt ban đỏ, khiến chúng bị vỡ ra, khó chịu. Khi đó, cha mẹ tuyệt đối không nên tắm có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục được tình trạng này.

Không nên tắm với trẻ nhỏ hơn 6 tháng

Đối với trẻ sơ sinh hay <6 tháng tuổi nên hạn chế việc tắm khi bị sốt phát ban. Thay vào đó, các mẹ có thể giặt khăn ấm, lau cơ thể giúp cho trẻ sạch sẽ cũng như thoải mái hơn. Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu khỏi bệnh, hết sốt, những nốt ban đỏ có trên cơ thể mờ dần, sức khỏe dần hồi phục thì có thể tiến hành tắm cho trẻ với nước ấm như bình thường.

Hình 8. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bạn nên hạn chế tắm khi sốt phát ban
Hình 8. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bạn nên hạn chế tắm khi sốt phát ban

Lưu ý khi tắm lá cho trẻ khi bị sốt phát ban

Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ trẻ sốt phát ban tắm lá gì các bạn cần phải nắm rõ những lưu ý khi tắm nước lá cho trẻ. Việc sử dụng lá thảo dược cho bé được đánh giá an toàn, hiệu quả và mang tới nhiều công dụng tuy nhiên cần phải biết sử dụng đúng cách:

Về thời điểm tắm

Thời gian thích hợp nhất để tắm khi con bị sốt phát ban là từ 9 - 11h hoặc 15 - 17h trong ngày. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ ở mức ổn định nhất, phù hợp với nhiệt độ của nước tắm. Như vậy, hạn chế được tình trạng làm cho trẻ bị sốc nhiệt hay cảm lạnh khi tắm.

Hình 9. Lưu ý về thời gian tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban
Hình 9. Lưu ý về thời gian tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban

Địa điểm và thời gian tắm

Khi tắm nên cho trẻ vào phòng tắm kín gió, tắm nhanh trong vòng khoảng 5 phút, tối đa là 10 phút để tránh tình trạng bị nhiễm lạnh. Tuyệt đối chú ý tới thời gian tắm để tránh bị sốc nhiệt cũng như cảm lạnh khi tắm.

Sau khi tắm

Sau khi đã tắm bằng nước lá, phụ huynh nên chuẩn bị sẵn một chậu nước sạch ấm (35 - 38 độ C) để tráng lại người, rửa sạch bã dược liệu cùng với bụi bẩn bám trên da. Chú ý lau khô cơ thể cho con trước khi mặc quần áo để tránh tình trạng bị nhiễm lạnh.

Nhiệt độ nước tắm

Nhiệt độ nước tắm chú ý duy trì trong khoảng từ 35 - 38 độ C để đảm bảo phát huy được tối đa công dụng của nước tắm. Chú ý: Không dùng nước tắm đã pha từ hôm trước đó bởi đã bị vi khuẩn xâm nhập, làm thay đổi tính chất của dược liệu có trong nước tắm.

Hình 10. Duy trì nhiệt độ nước tắm từ 35 đến 38 độ để giữ thân nhiệt cho bé
Hình 10. Duy trì nhiệt độ nước tắm từ 35 đến 38 độ để giữ thân nhiệt cho bé

Trên đây là những lý do lý giải cụ thể cho băn khoăn trẻ sốt phát ban tắm lá gì. Hy vọng sẽ giúp các phụ huynh có được sự chủ động trước khi chuẩn bị nước tắm cho con. Nếu có bất cứ thắc mắc gì trong việc lựa chọn nước tắm hay điều trị cho trẻ khi mắc sốt phát ban các bạn đừng quên liên hệ tới Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông để được hỗ trợ tận tình nhé!

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám. Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

479

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám