Trẻ suy dinh dưỡng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phương Loan

23-09-2024

goole news
16

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm hoặc béo phì là tình trạng báo động trên toàn thế giới. WHO thống kê có khoảng chục triệu trẻ gặp sự cản trở về phát triển thể chất, trí tuệ, khả năng miễn dịch tự nhiên. Đâu là hướng giải quyết, cải thiện nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ ngày càng tăng cao?

Trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Trẻ suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể bị mất cân bằng nhóm dưỡng chất thiết yếu, bao gồm protein, lipid, glucid, vi chất, khoáng chất,... Có 3 nhóm suy dinh dưỡng phổ biến hiện nay:

  • Suy dinh dưỡng gầy còm, thấp còi và thiếu cân nặng.
  • Suy dinh dưỡng do thiếu hụt/dư thừa vi chất, vitamin hoặc khoáng chất quan trọng.
  • Suy dinh dưỡng thể béo phì, thừa cân hoặc bệnh lý không lây nhiễm.

Theo số liệu công bố năm 2022 của WHO, ước tính có 45 triệu bé suy dinh dưỡng thể gầy còm và 37 triệu bé suy dinh dưỡng thể béo phì. Suy dinh dưỡng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ, thậm chí tác động đến nền kinh tế, xã hội và y tế nước nhà.

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng do mất cân bằng nhóm dưỡng chất thiết yếu

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng do mất cân bằng nhóm dưỡng chất thiết yếu

Ba mức độ phân cấp suy dinh dưỡng ở trẻ em như sau:

  • Độ 1: Cân nặng, chiều cao trẻ dưới -2SD, đạt 70 - 90% cân nặng tiêu chuẩn xét theo độ tuổi và giới tính. Giai đoạn này trẻ không bị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn, lớp mỡ dưới bụng mỏng.
  • Độ 2: Cân nặng, chiều cao trẻ dưới -3SD, đạt 60 - 70% cân nặng tiêu chuẩn xét theo độ tuổi và giới tính. Khi này trẻ gặp các đợt rối loạn tiêu hóa, biểu hiện biếng ăn nhẹ, chững cân, không có mỡ dưới bụng và mông.
  • Độ 3: Cân nặng, chiều cao trẻ dưới -4SD, chỉ đạt 60% cân nặng tiêu chuẩn xét theo độ tuổi và giới tính. Suy dinh dưỡng tác động nghiêm trọng đến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể trẻ.

Triệu chứng suy dinh dưỡng trẻ em

Tùy mức độ suy dinh dưỡng và thể suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có những biểu hiện khác biệt so với lứa đuổi. Một số trẻ bị thấp bé, gầy còi hoặc thừa cân hơn những bạn bè đồng trang lứa.

Nhiều trường hợp vì cha mẹ không kịp thời phát hiện, chậm trễ điều trị khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng sớm cần chú ý:

  • Chiều cao, cân nặng không có sự tăng trưởng.
  • Phát triển vận động kém.
  • Biếng ăn.
  • Thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, cáu gắt.
  • Vết thương chậm lành
  • Chướng bụng to.
  • Chân tay mềm nhão.
  • Da và tóc khô, xơ.
  • Thường xuyên bị tiêu chảy.
  • Khả năng tập trung kém.
  • Dễ lo âu, stress.

Biểu hiện suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ

Biểu hiện suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như trong bảng sau:

Nguyên nhân

Lý do

Phụ huynh thiếu kiến thức về dinh dưỡng

Các cặp đôi lần đầu làm cha mẹ thường chưa biết cách chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách, nuông chiều khẩu vị thiếu lành mạnh của trẻ. Việc này về lâu dài làm hình thành như thói quen xấu, góp phần khiến con suy dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng chưa cân bằng

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ việc bú sữa, ăn dặm sai cách. Thực đơn hàng ngày mẹ không bổ sung đủ hoặc dư thừa dưỡng chất cho trẻ.

Ngưng sữa mẹ quá sớm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng của trẻ nhỏ, cung cấp kháng thể ngăn ngừa bệnh tật gây hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ uống sữa mẹ có sự phát triển đồng đều, ổn định về chiều cao và cân nặng.

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, có thể kết hợp với sữa công thức. Tùy theo thời gian, sức khỏe của mẹ và bé, phụ huynh xem xét cho trẻ bú đến năm 2 tuổi.

Bệnh lý liên quan đường tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng đường ruột thường gặp tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất kém. 

Trẻ bệnh kéo dài, thường xuyên tái phát

Những vấn đề liên quan đến đường hô hấp, truyền nhiễm cảm lạnh, cảm cúm,... kéo dài, tái phát thường xuyên làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Vấn đề sức khỏe bẩm sinh

Trẻ nhỏ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân khác có thể đến từ phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức về dinh dưỡng kém, điều kiện gia đình khó khăn,... Tất cả những yếu tố cơ bản này có thể khiến các bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.

Khi nào cần khám bác sĩ

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng đáng báo động, cần được can thiệp y tế chuyên môn. Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng sau, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Cân nặng của trẻ không tăng, chậm tăng.
  • Cơ thể mất cân đối do nhẹ cân, thấp còi.
  • Lười ăn, biếng ăn.
  • Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao.
  • Rụng tóc nhiều.
  • Hoạt động thể chất kém, không được linh hoạt.
  • Gặp vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Những trường hợp suy dinh dưỡng nguy hiểm cần thăm khám y tế chuyên môn

Những trường hợp suy dinh dưỡng nguy hiểm cần thăm khám y tế chuyên môn

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Suy dinh dưỡng gây hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ, tiêu biểu gồm có:

  • Hệ miễn dịch suy yếu do thiếu dưỡng chất, vi chất, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng xâm nhập, khiến tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn.
  • Suy dinh dưỡng khiến các cơ quan bên trong cơ thể bị rối loạn chức năng, tác động trực tiếp đến hoạt động của gan, tim và thận.
  • Chậm phát triển thể chất như trẻ còi cọc, thấp, dễ béo phì.
  • Thiếu hụt sắt, iot, DHA, Taurine, lipid làm chậm sự phát triển bình thường của não bộ. Trẻ khi này có thể bị chậm về mặt ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội kém.

Phương pháp chẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng

Để chẩn đoán chính xác trẻ bị suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn thăm khám. Chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín, hàng đầu trong phòng chống thiếu vi chất, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và người lớn.

Thăm khám lâm sàng là bước đầu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bác sĩ sẽ khai thác các thông số về cân nặng, chiều cao, biểu hiện thường ngày, chế độ dinh dưỡng để đưa kết luận ban đầu.

Về phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, Bệnh viện Phương Đông tích hợp phân tích cơ thể bằng máy INBODY 770. Với kỹ thuật phân tích trở kháng điện sinh học, các chỉ số như protein toàn thân, khối mỡ, chất khoáng toàn chất, cân nặng mục tiêu, điểm số phát triển,... được thể hiện chi tiết và rõ ràng.

Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám dinh dưỡng cho bé với chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông ngay hôm nay.

Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em

Phác đồ điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn theo tình trạng bệnh. Một số hướng khắc phục thường gặp như:

  • Xử lý các triệu chứng cấp tính như mất nước, phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu, nhiễm ký sinh trùng,...
  • Bổ sung những dưỡng chất, vi chất bị thiếu hụt như vitamin A, sắt, canxi, vitamin D, axit folic,...
  • Thay đổi khẩu phần ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa, hấp thụ của của trẻ. Ưu tiên những thực phẩm lành mạnh giàu năng lượng, sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ đặc biệt.

Lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Thông thường, trẻ suy dinh dưỡng được theo dõi điều trị tại nhà, chỉ một ít trường hợp cần nhập viện nội trú. Phụ huynh cần lập kế hoạch chăm sóc cụ thể dựa theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một vài điều cần lưu ý:

  • Cung cấp đủ năng lượng và cân bằng các nhóm dưỡng chất.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no vào một bữa.
  • Ưu tiên món ăn có kết cấu đặc sánh.
  • Kéo dài thời gian bú mẹ lên trên 12 tháng, bổ sung loại sữa phù hợp nếu mẹ không có đủ sữa.
  • Tái khám dinh dưỡng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc các bé suy dinh dưỡng

Lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc các bé suy dinh dưỡng

Phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể chủ động phòng tránh bằng những cách cơ bản sau:

  • Cho trẻ bú mẹ trong vòng 2 giờ đầu sau sinh, 6 tháng đầu đời nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Chỉ tập ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi, cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất tinh bột, protein, chất béo, đường.
  • Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến đồ ăn cho trẻ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường ruột, giun sán xâm nhập,...
  • Đều đặn vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh trẻ.
  • Theo dõi chỉ số phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ.
  • Trẻ trên 2 tuổi cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Cổ vũ trẻ hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, tăng hiệu quả trao đổi chất.

Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng không mong muốn của mọi bậc làm cha mẹ, xuất phát từ tâm lý chủ quan, bệnh lý bẩm sinh hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn đường ruột. Để con có thể phát triển khỏe mạnh, phụ huynh cần sớm đưa con đến bệnh viện thăm khám và nhận tư vấn về chế độ ăn uống khoa học.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
282

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám