Suy dinh dưỡng thể gầy còm là gì? Làm gì khi con bị suy dinh dưỡng?

Ngọc Anh

14-09-2024

goole news
16

Suy dinh dưỡng gầy còm là tình trạng trẻ em thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng. Cơ thể người bệnh trở nên gầy gò, còm cõi do thiếu các chất cần thiết như protein, vitamin và khoáng chất. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn ít, chậm lớn, dễ mắc bệnh và có thể ảnh hưởng đến trí não. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do chế độ ăn không hợp lý, bệnh lý tiêu hóa hoặc các yếu tố xã hội. Để phòng ngừa và điều trị, người bệnh cần ăn uống đa dạng, đủ chất, khám sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lý nền nếu có.

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là bệnh gì?

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về năng lượng và protein trong cơ thể, dẫn đến tình trạng cơ và mỡ bị tiêu hao. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thể gầy còm thường có cân nặng thấp so với chiều cao và tuổi. Đây là một tình trạng cấp tính, có thể xảy ra nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng gầy còm chậm lớn, thấp bé 

Trẻ em bị suy dinh dưỡng gầy còm chậm lớn, thấp bé 

Trên thực tế, một số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng thường gặp bao gồm:

Dấu hiệu nhận biết của trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm

Cha mẹ có thể quan sát và nhận biết sớm các triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng bằng ngoại hình như sau:

  • Trẻ gầy gò, có xương sườn và xương hông lộ rõ. Khi đo cân nặng thấy của bé chỉ bằng 60% bạn cùng trang lứa
  • Mất lớp mỡ dưới da: Mặt hóp, má lõm, mông lép, tay chân gầy. Bề ngoài trông trẻ “đứng tuổi” hơn bạn bè. 
  • Da xanh xao, cơ bắp yếu, lỏng lẻo. Thường thất, bé hay lờ đờ, ít hoạt động, chậm chạp, ủ rũ và hay quấy khóc
  • Chán ăn, hay bỏ bữa, bé không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
  • Đi ngoài bất thường, dễ bị tiêu chảy, phân sống
  • Có thể bị khó thở, tay chân lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm bất thường 
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, ốm vặt hơn. Đồng thời, cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết nên bé chậm lớn, chậm biết đi, chậm nói 

Vì thế cha mẹ nên không nên chủ quan mà hãy đưa bé đến Bệnh viện uy tín ngay nếu phát hiện con có các biểu hiện bất thường trên. 

Biểu hiện thường thấy nhất là chán ăn, hay bỏ bữa

Biểu hiện thường thấy nhất là chán ăn, hay bỏ bữa

Ngoài ra, không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể bị suy dinh dưỡng với các dấu hiệu tương tự như:

  • Khó vận động, vận động yếu
  • Hay mệt mỏi, mất sức, khó thở,...

Xem thêm: Dấu hiệu mẹ cần khám dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là hệ quả của tình trạng thiếu hụt năng lượng do cơ thể thiếu chất mà chủ yếu là thiếu protein. Trên thực tế, bệnh nhân thiếu dinh dưỡng do:

  • Ăn uống không đầy đủ: Bữa ăn thiếu năng lượng từ tinh bột, cơm, các loại hạt khiến cơ thể không có đủ calo để học tập và làm việc. Thiếu protein từ thịt, hải sản, rau xanh, các loại đậu khiến cơ bắp không phát triển được, dễ xảy ra tình trạng teo cơ. Đồng thời, thiếu các loại vitamin từ hoa quả, trái cây,... cũng khiến quá trình tiêu hoá, chuyển hoá kém và tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm, 
  • Có tiền sử bệnh lý tiêu hoá: Tiêu chảy kéo dài, viêm ruột, nhiễm khuẩn đường ruột... khiến hệ tiêu hoá hoạt động kém, không hấp thu được chất dinh dưỡng
  • Ảnh hưởng từ các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh thận, ung thư... làm tăng nhu cầu năng lượng nhưng lại giảm khả năng hấp thu.
  • Nhân tố gián tiếp như nghèo đói, cha mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng, bé sinh non chưa có hệ tiêu hoá hoàn thiện, cân nặng khi sinh thấp có nguy cơ suy dinh dưỡng cao,...

Ăn uống không đầy đủ có thể khiến bạn bé bị suy dinh dưỡng gầy còm

Ăn uống không đầy đủ có thể khiến bạn bé bị suy dinh dưỡng gầy còm

Bị suy dinh dưỡng thể gầy còm nguy hiểm như thế nào?

Suy dinh dưỡng thể gầy còm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm:

  • Chậm phát triển thể chất: Thấp bé, nhẹ cân, quá gầy so với tuổi, dễ mệt mỏi, sức bền kém. Theo thời gian, sự yếu ớt về mặt thể chất có thể ảnh hưởng đến cả sự phát triển tinh thần, bé dễ tự ti, khép mình trong giao tiếp ... khiến năng suất lao động thấp và gặp nhiều khó khăn trong học tập.
  • Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ: Tế bào não không được cung cấp các vi chất dinh dưỡng, bệnh nhân có thể có trí thông minh kém hơn với các biểu hiện chậm nói, chậm đi, học kém,... Hơn nữa, đa số người bệnh suy dinh dưỡng rất khó tập trung, hay mệt mỏi, chậm tiếp thu kiến thức mới
  • Sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, tiêu chảy, viêm phổi,... Đồng thời, khả năng phục hồi bị suy giảm khiến họ ốm lâu và dễ mắc các biến chứng hơn bình thường. 
  • Dễ mắc các bệnh lý như thiếu máu, rối loạn mỡ máu, kém hấp thu, táo bón,...

Xem thêm: Các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng ngừa

Bé bị suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa

Bé bị suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa

Cha mẹ làm gì khi có con bị suy dinh dưỡng gầy còm?

Trong trường hợp người lớn bị suy dinh dưỡng có thể dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn và nếp sống sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên, nếu người được chẩn đoán suy dinh dưỡng gầy còm là trẻ em trong gia đình thì các bậc phụ huynh nên chú ý:

  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn đa dạng cho bé, đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tránh cho bé ăn quá nhiều đạm, chất béo, chất bột đường. Hạn chế ăn bánh kẹo, nước ngọt thì hàm lượng dinh dưỡng thấp.
  • Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng và bữa tối
  • Thường xuyên thay đổi cách chế biến các món ăn và trình bày món ăn để kích thích trẻ thèm ăn
  • Tạo không khí vui vẻ khi ăn cơm, thường xuyên trò chuyện, chơi cùng bé để bé dễ ăn và ăn tốt hơn
  • Khuyến khích cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
  • Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là chuyên khoa dinh dưỡng

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người thân, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Có thể nói, suy dinh dưỡng thể gầy còm là tình trạng trẻ em bị thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng, khiến cơ thể gầy gò, còm cõi. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn ít, chậm lớn, dễ mắc bệnh và có thể ảnh hưởng đến trí não. Để bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân và những người thân yêu, bạn phải chú ý thăm khám và theo dõi sức khoẻ sát sao.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
643

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám