[Giải đáp thắc mắc] Bị u nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào thì nên mổ?

Nhật Mai

24-11-2022

goole news
16

U nang buồng trứng có phải mổ không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm thường gặp có thể xảy ra như u buồng trứng xoắn gây hoại tử buồng trứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thêm thông tin về bệnh u nang buồng trứng và những lưu ý khi mổ khối u.

Bác sĩ giải đáp mức độ nguy hiểm của bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng đa phần là các u lành tính, tuy nhiên có những trường hợp là u ác tính. Loại u này để lâu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh sản của chị em phụ nữ và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn buồng trứng hoặc xoắn cuống nang.
  • U nang bị vỡ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Chèn ép các cơ quan lân cận khi u phát triển to lên như trực tràng, bàng quang, niệu quản,...
  • Suy buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Tiến triển đến giai đoạn ung thư khi khối u có thành, vách, nhú ở trong lòng.

U nang buồng trứng có nhiều dạng như u nang nước, u nang nhầy, u nang bì (u quái),...

U nang buồng trứng có nhiều dạng như u nang nước, u nang nhầy, u nang bì (u quái),...

Khi kích thước các khối u ác tính lớn hơn 5cm hoặc bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang ung thư, lúc này người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ đi.

Khi nào chị em nên đi phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng?

Mổ u nang buồng trứng là phương pháp điều trị được chỉ định khi khối u có kích thước lớn, phát triển phức tạp, có khả năng cao gây biến chứng cho người bệnh. Nếu là u nang lành tính, bác sĩ có thể lựa chọn phương án phù hợp loại bỏ u nang và giữ nguyên buồng trứng. Tuy nhiên, nếu là khối u ác tính gây biến chứng nghiêm trọng hoặc phát hiện ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một hoặc cả hai bên buồng trứng của người bệnh.

Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Có khối u nang hai bên buồng trứng.
  • U nang thực thể dạng u nang nước, u nang nhầy, u nang bì (u quái).
  • U nang có kích thước > 7.6 cm.
  • U nang không to lên trong 2 - 3 tháng theo dõi.
  • Không phải là u nang cơ năng.
  • Đối với phụ nữ không muốn sinh con và phụ nữ mãn kinh.

Khi khối u có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cắt bỏ khối u khỏi tử cung của bệnh nhân

Khi khối u có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cắt bỏ khối u khỏi tử cung của bệnh nhân

Để trả lời câu hỏi: U nang buồng trứng có phải mổ không? Thực tế u nang buồng trứng sẽ phải mổ khi khối u có kích thước lớn mà không tự tiêu biến được. Bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng có nhiều rủi ro, các rủi ro có thể gặp trong và sau mổ u nang buồng trứng bao gồm:

  • U nang buồng trứng xuất hiện lại sau khi mổ.
  • Cơn đau kéo dài khó kiểm soát.
  • Hình thành mô sẹo, tật tại vị trí phẫu thuật, trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc trong khung chậu.
  • Nhiễm trùng sau mổ.
  • Tổn thương bộ phận lân cận như ruột hoặc bàng quang.

Bên cạnh đó, phương pháp gây mê sử dụng trong quá trình mổ cũng có thể khiến người bệnh có các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ.

Phương pháp mổ u nang buồng trứng là gì?

Tùy đánh giá trước phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp: Nội soi hay mổ bụng hở để cắt khối u buồng trứng, cắt tử cung nếu kèm theo bệnh lý cần điều trị,…

Mổ nội soi cắt khối u nang buồng trứng

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định mổ khi các khối u có kích thước nhỏ, không quá to, là u lành tính. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi có gắn nguồn sáng và camera ở đầu ống soi, đưa vào bên trong ổ bụng của bệnh nhân thông qua đường rạch da nhỏ 1cm tại rốn. Quan sát bên trong tại vị trí buồng trứng có khối u, tiếp tục rạch các đường rạch nhỏ 5mm để đưa các dụng cụ mổ vào bên trong bụng để thực hiện cắt khối u. Sau khi cắt, khối u sẽ được cho vào một túi kín để đưa từ từ ra khỏi bụng người bệnh.

Phẫu thuật nội soi là phương pháp có nhiều ưu điểm: Không tốn nhiều thời gian, ít đau sau mổ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, không sử dụng kháng sinh, không cần lưu trú tại viện xuất, và có tính thẩm mỹ rất cao.

Mổ mở bụng cắt khối u nang buồng trứng

Trong trường hợp khối u có kích thước lớn, ác tính,... các bác sĩ sẽ chỉ định cắt khối u bằng phẫu thuật mổ mở bụng. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch da trên vùng bụng của người bệnh, độ dài đường rạch tùy thuộc vào kích thước của khối u nhằm tiếp cận khối u một cách dễ dàng.

Có 2 phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng là mổ nội soi và mổ mở bụng

Có 2 phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng là mổ nội soi và mổ mở bụng

Phẫu thuật mở mổ bụng có những nhược điểm nhất định như: Mất nhiều thời gian phẫu thuật hơn so với mổ nội soi, vết thương lâu hồi phục do vết mổ dài, thời gian phục hồi lâu, phải nằm viện dài ngày theo dõi và dễ lại sẹo mổ.

U nang buồng trứng có phải mổ không? Tùy từng trường hợp người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ u nang buồng trứng phù hợp. Khối u sau khi được cắt bỏ, sẽ được gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định bản chất là u lành hay u ác và có hướng điều trị tiếp theo.

Những lưu ý trước và sau khi mổ u nang buồng trứng

Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, người bệnh thường lo lắng, tâm lý bất an. Để buổi phẫu thuật diễn ra thành công, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

Trước khi phẫu thuật

  • Chuẩn bị về tâm lý: Chị em không nên quá lo lắng khi mổ u nang buồng trứng, đây là phương pháp điều trị hiệu quả, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sinh sản. Khi cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ chấp nhận sẽ giúp buổi phẫu thuật thành công hơn.
  • Chuẩn bị về kinh tế: Chuẩn bị tốt về mặt kinh tế cho việc nhập viện, khám nghiệm, phẫu thuật và sau đó là phục hồi. Những chuẩn bị này giúp người bệnh thoải mái về mặt tinh thần, vật chất để có thể mau chóng khỏe lại.
  • Chuẩn bị về sức khỏe: Chị em không nên để cơ thể mệt mỏi, chán nản, kiệt sức trước thời gian phẫu thuật, vì như vậy sau này việc hồi phục sẽ lâu hơn. Nên yêu cầu được xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe trước khi tham gia phẫu thuật mổ u nang buồng trứng.

Sau khi phẫu thuật

  • Luôn chú ý đến nhiệt độ cơ thể: Sau khi phẫu thuật, cơ thể người bệnh sẽ thấy lạnh khi thoát khỏi khí gây mê. Nếu người bệnh bị lạnh, khó chịu, hay co giật, người nhà ngay lập tức ủ ấm và thông báo với điều dưỡng, bác sĩ đề phòng tránh trường hợp sốc sau phẫu thuật.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sau phẫu thuật giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sau phẫu thuật giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

  • Luôn có người nhà chăm sóc: Người nhà cần ở bên cạnh bệnh nhân trong suốt thời gian sau phẫu thuật, giúp tiếp thêm tinh thần cho người bệnh nhanh chóng hồi phục.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Sau phẫu thuật cơ thể còn yếu, thiếu máu, suy nhược, lúc này người nhà cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để người bệnh nhanh hồi phục với cá loại thực phẩm như: Rau xanh, rau củ quả nhiều màu sắc, thực phẩm giàu chất đạm, giàu Omega-3. Người bệnh nên kiêng các đồ nếp, đồ chua cay, thực phẩm lên men, thức ăn đóng hộp, đồ có cồn và chất kích thích vì có thể gây sưng tấy vết mổ.

Bài viết trên đã trả lời cho chị em về thắc mắc “U nang buồng trứng có phải mổ không”. Trên thực tế, không phải u nang buồng trứng nào cũng cần can thiệp phẫu thuật. Đa số các u nang buồng trứng đều là u nang cơ năng, lành tính, có thể tự biến mất, không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu trường hợp là u nang ác tính được chỉ định mổ, người bệnh hãy nắm kĩ những lưu ý trên cũng như cách chăm sóc sau mổ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,464

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTND.TS.BS.CKII

NGUYỄN HUY BẠO

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám