U nhú thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Phương Loan

03-03-2025

goole news
16

U nhú thanh quản là một loại u lành tính hình thành ở cả trẻ nhỏ và người lớn, do quá sản các gai nhú bên dưới lớp biểu mô. Bệnh cần được điều trị kịp thời, loại bỏ tối đa các khối u để tránh phát triển mạnh làm tắc nghẽn đường thở hoặc tái phát.

U nhú thanh quản là gì?

U nhú thanh quản, còn gọi u nhú tái phát đường hô hấp hay papilloma thanh quản, là một loại u lành tính hình thành ở thanh quản và khí quản. Bệnh có thể khởi phát ở cả người lớn và trẻ em với triệu chứng lâm sàng khác nhau.

U nhú thanh quản hay còn gọi u nhú tái phát đường hô hấp

U nhú thanh quản hay còn gọi u nhú tái phát đường hô hấp

Các khối u này có kích thước tương đối nhỏ, xuất hiện thành một khối sùi trên bề mặt mô thanh quản. Kích thước khối u lớn có thể làm tắc nghẽn đường thở, một số ít hiếm hoi phát triển thành u ác tính.

Nguyên nhân hình thành u nhú dây thanh quản

Có nhiều giả thuyết xoay quanh sự hình thành của papilloma thanh quản, bao gồm:

  • Nội tiết tố cơ thể thay đổi.
  • Nhiễm các loại siêu vi như virus HPV, vi khuẩn.
  • Cơ thể chịu cách kích thích cơ học.

Dù chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, giới chuyên khoa chỉ ra 3 nhóm yếu tố chính hình thành khối u nhú thanh quản. Bao gồm con đầu lòng, mẻ trẻ tuổi và sinh con theo đường tự nhiên.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ hình thành khối u nhú tái phát đường hô hấp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ hình thành khối u nhú tái phát đường hô hấp

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Chế độ dinh dưỡng kém.
  • Lạm dụng thuốc lá.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.

Triệu chứng u nhú thanh quản

U nhú dây thanh quản ở trẻ em và người lớn có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Dưới đây là thông tin giúp bạn phân biệt, thuận tiện theo dõi tình trạng bệnh.

Ở người lớn

Khối u nhú bên trong mô thanh quản, khí quản thường khu trú ở một bên. Bệnh nhân khi này sẽ bị khàn tiếng, khó phát âm, một số hiếm trường hợp bị khó thở.

Tuy nhiên để biết kết quả chính xác nhất ở người lớn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám. Tại đây bạn sẽ được soi thanh quản, lấy mẫu sinh thiết, nhận phác đồ điều trị tốt nhất.

Ở trẻ nhỏ

Độ tuổi 2 - 3 tuổi là nhóm đối tượng thường phát hiện khối papilloma ở dây thanh quản nhất. Khi này trẻ thường bị khàn tiếng kéo dài, chỉ nghe rõ khi nói to, mất âm sắc hoặc khóc không thành tiếng.

Xem thêm: Những điều cần biết về polyp dây thanh quản - Nguyên nhân và điều trị

Triệu chứng nhận biết khối u papilloma ở thanh quản trẻ nhỏ

Triệu chứng nhận biết khối u papilloma ở thanh quản trẻ nhỏ

Trẻ mắc bệnh có thể trạng gầy yếu, phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Môi, ngón tay luôn trong tình trạng tím tái nhẹ. Nếu xuất hiện bội nhiễm đường thở, trẻ có thể bị khó thở, đôi khi rơi vào nguy kịch.

U nhú thanh quản có nguy hiểm không?

U nhú thanh quản nếu không loại bỏ sạch khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín để được cắt bỏ sạch sẽ khối u, hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng.

Hậu phẫu, người bệnh có thể bị khàn tiếng do di chứng sẹo dính. Trường hợp không mong muốn có thể dẫn đến suy hô hấp, bội nhiễm phổi gây áp xe, nhiễm trùng huyết, dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Áp xe phổi: Triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị

Phương pháp chẩn đoán

Bệnh có thể được chẩn đoán phân biệt thông qua phương pháp sinh thiết. Song bước đầu trong thăm khám, bác sĩ thường chỉ định nội soi thanh quản trực tiếp.

Tùy theo mức độ phát triển của khối u, hình ảnh nội soi sẽ có sự khác nhau:

  • Khối u khu trú dây thanh mềm có màu hồng nhạt, mọng.
  • Khối u có thể lùi xùi, kết thành chùm nhiều khối nhỏ.
  • Kích thước khối u lớn che lấp 1 phần hoặc toàn bộ thanh môn, khiến bệnh nhân khó thở ít hoặc nhiều.

Chẩn đoán tình trạng khối u nhú qua nội soi thanh quản trực tiếp

Chẩn đoán tình trạng khối u nhú qua nội soi thanh quản trực tiếp

Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định một số loại xét nghiệm như thử mantoux, thử đờm, x-quang phổi, thử phản ứng BW để chẩn đoán phân biệt viêm thanh quản mạn tính, lao, giang mai hoặc ung thư.

Xem thêm: Xét nghiệm đờm bao lâu có kết quả? Có phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu không?

Phương pháp điều trị u nhú dây thanh quản

Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bác sĩ thường kết hợp phẫu thuật với phương pháp hỗ trợ. Trong đó:

  • Điều trị ngoại khoa sẽ tiến hành cắt u nhú thanh quản, mở khí quản.
  • Điều trị nội khoa sử dụng thuốc tác động lên hệ miễn dịch cơ thể hoặc gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của siêu vi HP.

Điều trị papilloma thanh quản bằng ngoại khoa và nội khoa

Điều trị papilloma thanh quản bằng ngoại khoa và nội khoa

Điều trị khối u nhú bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ thường ưu tiên loại bỏ khối u bằng kìm, kéo vi phẫu thuật, cắt hút nội soi hoặc loại bỏ khối u bằng tia laser CO2.

U nhú thanh quản là một dạng tổn thương dây thanh quản do quá sản các gai nhú, tạo điều kiện hình thành các u lành tính. Bệnh khởi phát ở cả trẻ nhỏ và người lớn, song tiên lượng phát triển thành u ác tính ở người lớn cao hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

174

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám