Giới thiệu về tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào không hoặc chưa chuyên hóa trong mô sống, nhưng chúng có khả năng trở thành các tế bào chuyên hóa với các chức phân sinh lý. Loại tế bào này sở hữu tính tự làm mới (self-renewal) và tính tiềm năng không giới hạn (unlimited potency), được y học hiện đại đánh giá cao về tính ứng dụng.
(Tế bào gốc là những tế bào không hoặc chưa chuyên hóa trong mô sống)
Theo các nhà nghiên cứu, một người có hơn 200 tế bào gốc hoạt động từ khi sinh ra đến lúc mất đi. Khi các tế bào gặp tình trạng tổn thương hoặc hư hỏng, cơ thể sẽ huy động tế bào gốc nhằm tạo ra sự sống hoặc kích thích sự sống.
Tuy nhiên, chỉ có một số loại tế bào gốc mới có khả năng điều trị bệnh ung thư, ứng dụng trong y học tái tạo. Nguồn thu thập cũng tương đối giới hạn, ưu việt nhất hiện nay tìm thấy, phân lập, nuôi cấy từ máu dây rốn, mô dây rốn của trẻ sơ sinh.
Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư
Ghép tủy xương hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSC) là loại tế bào đầu tiên được sử dụng, giúp cứu sống hàng ngàn người bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, người ta phát hiện liệu pháp miễn dịch tế bào (tế bào NK) cũng có thể hỗ trợ điều trị các căn bệnh ác tính.
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSC)
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu được phân chia thành 2 nhóm chính, gồm ghép tự thân và ghép đồng loài. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị, đảm bảo thuyên giảm hoặc triệt để căn bệnh ác tính.
Bảng tóm tắt về cấy ghép tự thân và cấy ghép đồng loài:
|
Ghép tự thân
|
Ghép đồng loài
|
Nguồn gốc
|
Từ bệnh nhân
|
Người cho có HLA thích hợp:
- Người thân hoặc người lạ.
- Từ máu cuống rốn của người cho thứ ba.
|
Chỉ định với bệnh ác tính
|
- Bệnh đa u tủy.
- Ung thư hạch không Hodgkin.
- Ung thư hạch Hodgkin.
- Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.
- U nguyên bào thần kinh.
- Ung thư buồng trứng.
- U tế bào mầm.
|
- Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.
- Bệnh bạch cầu nguyên bào Lympho cấp tính.
- Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
- Hội chứng loạn sản tủy.
- Rối loạn tăng sinh tủy.
- Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính vị thành niên.
- Bệnh đa u tủy.
- Ung thư hạch không Hodgkin.
- Ung thư hạch Hodgkin.
|
Chỉ định với bệnh rối loạn không ác tính
|
- Bệnh tự miễn.
- Bệnh thoái hóa tinh bột.
|
- Bệnh thiếu máu không tái tạo.
- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
- Thiếu máu Fanconi.
- Bệnh thiếu máu Diamond Blackfan.
- Thalassemia major.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng.
- Hội chứng Wiskott-Aldrich.
- Rối loạn trao đổi chất bẩm sinh.
- Hội chứng giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh.
|
Ưu điểm
|
- Nguy cơ đào thải thấp.
- Khả năng mọc mảnh ghép rất cao.
- Không xảy ra các vấn đề bất đồng miễn dịch như bệnh vật ghép chống chủ.
|
- Phản ứng miễn dịch chống lại tế bào ung thư mạnh, tăng hiệu quả điều trị.
- Là cơ hội chữa bệnh duy nhất đối với một số bệnh lý ác tính.
|
Nhược điểm
|
- Không có các phản ứng miễn dịch chống lại tế bào ung thư.
- Tế bào ung thư có thể lẫn trong mảnh ghép.
|
- Phản ứng miễn dịch có thể đào thải mảnh ghép.
- Nguy cơ đào thải cao.
- Bệnh vật ghép chống chủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, cần chủ động kiểm soát.
|
Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells) là tế bào nguyên thủy đa năng, có thể biệt hóa thành mọi loại tế bào máu, bao gồm cả dòng tủy và dòng bạch huyết. Đây cũng là lý do tại sao việc ứng dụng tế bào gốc tạo máu vào điều trị phổ biến, là nguồn thiết yếu và quan trọng.
Liệu pháp tế bào miễn dịch - Tế bào NK
Sự hình thành của tế bào NK diễn ra chủ yếu trong môi trường tủy xương, từ tế bào gốc tạo máu chung phát triển thành các tế bào gốc dòng tủy và tế bào gốc dòng lympho. Đây cũng là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể con người, nhằm chống lại các tế bào ung thư.
(Liệu pháp miễn dịch dựa vào tế bào NK trong điều trị bệnh ung thư)
Các tế bào miễn dịch sẽ được truyền bổ sung vào cơ thể, từ đó di chuyển khắp cơ thể để tìm kiếm các tế bào ngoại lai, bệnh, nhiễm virus hoặc ung thư để tiêu diệt. Một số bệnh ung thư có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch tế bào như ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi,...
Ứng dụng tế bào gốc trong Y học tái tạo
Y học tái tạo (Regenerative Medicine) là một phần của khoa học y học, mang ý nghĩa tái tạo chức năng của các mô, cơ quan ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính hoặc bị tổn thương nặng. Hiện nay, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và liệu pháp tế bào gốc trung mô (MSC) là hai công nghệ có thể sửa chữa, phục hồi mô bị tổn thương.
Huyết tương giàu tiểu cầu PRP
Thuật ngữ PRP, tức huyết tương giàu tiểu cầu, lần đầu được sử dụng vào những năm 1970, để mô tả các chế phẩm tự thân và giảm giàu tiểu cầu từ huyết tương cô đặc. PRP chứa nồng độ tiểu cầu cao hơn mức bình thường, các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, fibrin từ huyết tương.
Những yếu tố tăng trưởng trong PRP có thể kể đến như:
- Các cytokin IL-1, IL-6, IL-4 giúp làm lành mô tổn thương, kích hoạt biến đổi của các nguyên bào sợi.
- HGF: Yếu tố tăng trưởng tế bào gan, kích thích quá trình hình thành mạch máu mới.
- FDGF: Yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu, tăng sinh tế bào, sửa chữa và tái tạo mạch máu mới, kích thích sản sinh collagen.
- EGF: Yếu tố tăng trưởng biểu mô, kích thích sự phát triển của tế bào biểu mô, quá trình hình thành mạch máu mới và thúc đẩy làm lành vết thương.
- FGF: Yếu tố tăng trưởng nguyên bào, sửa chữa mô, kích thích sự phát triển của tế bào biểu mô, quá trình hình ảnh mạch máu mới và thúc đẩy làm lành vết thương.
- IGF-1: Yếu tố tăng trưởng giống insulin, điều hòa hoạt động của tế bào và cải thiện các khiếm khuyết của gân.
- VEGF: Yếu tố tăng trưởng nội mạch, kích thích quá trình hình thành và tái tạo mạch máu của tế bào nội mô.
- TGF-β: Yếu tố tăng trưởng biến đổi, kích thích tăng sinh của tế bào nội mô và tế bào nội mạch, thúc đẩy làm lành vết thương.
(Những yếu tố tăng trưởng PRP được ứng dụng trong y học tái tạo)
Dựa vào các yếu tố tăng trưởng nêu trên, một số ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu điển hình gồm có:
- Điều trị bệnh xương khớp: Giảm đau do viêm, phục hồi mô tổn thương, tái tạo mô sụn khớp, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp hoặc chấn thương viêm nhiễm.
- Điều trị chấn thương thể thao: Tiêm PRP hỗ trợ điều trị những chấn thương thể thao cấp tính như bong gân, rách gân, dây chằng,...
- Điều trị nha khoa: Tái tạo xương hàm, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm và bệnh về nướu.
- Điều trị các vấn đề về tóc: Tiêm PRP vào vùng da cần điều trị, giúp kích thích sự phát triển của nang tóc, giúp cải thiện trình trạng rụng tóc và chứng hói đầu.
- Trong thẩm mỹ: PRP kích thích sự tăng sinh collagen và các chất lên ngoại bào, giúp cải thiện tình trạng xấu ở da như nếp nhăn, sẹo rỗ, đốm nâu, thâm nám, từ đó trẻ hóa da.
- Ứng dụng trong hỗ trợ sinh sản: Làm dày nội mạc tử cung, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn.
Có thể thấy, huyết tương giàu tiểu cầu đã được áp dụng trong những năm trở lại đây, kết quả cho thấy hiệu quả và an toàn cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn và chỉ thực hiện tại bệnh viện uy tín.
Tế bào gốc trung mô MSC
Ứng dụng tế bào gốc trong y học hiện đại không chỉ dừng lại ở khả năng đổi mới, biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, giúp điều trị các bệnh ung thư mà còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tái tạo các mô cơ quan. Tế bào gốc trung mô (MSC) đã và đang được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi trong y học tái tạo.
Những ứng dụng tế bào gốc trung mô trong y học tái tạo gồm có:
- Chấn thương chỉnh hình.
- Bệnh thoái hóa xương khớp.
- Bệnh về mắt.
- Bệnh về tim.
- Bệnh về thận.
- Bệnh gan.
- Bệnh phổi.
- Bệnh đa cơ quan.
- Bệnh tự miễn.
- Bệnh đường tiêu hóa.
- Bệnh do cấy ghép mô cơ quan.
(Ứng dụng tế bào gốc trung mô (MSC) trong y học tái tạo)
Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thoái hóa khớp đã được diễn ra, kết quả thu về tương đối khả quan.
Lưu ý khi ứng dụng tế bào gốc trong y học hiện đại
Để đưa tế bào gốc vào điều trị ung thư hay y học tái tạo, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nguồn mô thu nhận đảm bảo không có các yếu tố ngoại nhiễm như vi sinh, virus, vi nấm.
- Cần xác định chính xác phương pháp sử dụng phân lập đúng loại tế bào gốc, đặc biệt với trường hợp tế bào gốc trưởng thành hiếm gặp thường khó khăn và vất vả khi thu nhận.
- Đảm bảo quá trình tăng sinh tế bào gốc phải vô khuẩn tuyệt đối, chuẩn hóa và tối ưu cho sự phát triển của tế bào, tránh tác động bên ngoài ảnh hưởng đến tiềm năng biệt hóa tăng sinh và hoạt tính của tế bào.
Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng lưu trữ Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được thành lập với sứ mệnh “khai thác những phương pháp, liệu pháp tiên tiến về ứng dụng tế bào gốc trong hỗ trợ và điều trị bệnh”. Chúng tôi không ngừng cập nhật, đưa những kỹ thuật y học hiện đại trên thế giới về tế bào gốc đến với người bệnh trong nước.
(Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông được Bộ Y tế cấp phép hoạt động ngày 2/2/2024, cung cấp các dịch vụ thu thập, bảo quản, xử lý và ứng dụng tế bào gốc cho mục đích y tế. Đơn vị cũng là một trong số ít trung tâm tế bào gốc được cấp phép xây dựng Ngân hàng mô riêng biệt.
Với cơ sở vật chất hiện đại, giúp xử lý, phân tích và đánh giá chuẩn xác chất lượng từng mẫu tế bào. Kết hợp với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính, Trung tâm Tế bào gốc cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho mọi khách hàng.
Kết luận
Với tiềm năng của tế bào gốc cùng với các tiến bộ về công nghệ, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh mạn tính và y học tái tạo dần được khẳng định. Không những vậy, thành quả đạt được sau nhiều lần thử nghiệm, áp dụng thực tiễn tế bào gốc còn dần mở ra kỷ nguyên mới nền y học hiện đại.