Nhiễm sắc thể ở người: Vai trò, cấu trúc và số lượng NST

Phương Loan

04-10-2024

goole news
16

Nhiễm sắc thể ở người được ví như cuốn sách chứa đựng đặc điểm thông tin di truyền (màu mắt, màu tóc, chiều cao, sức khỏe,...). Một sự thay đổi nhỏ, mang tính bất thường trên cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể có thể hình thành các bệnh lý nguy hiểm.

Nhiễm sắc thể ở người là gì?

Nhiễm sắc thể ở người là nền tảng cơ bản của sự sống, là một trong những thành phần quan trọng nhất của tế bào di truyền từ đời này sang đời khác. Về cơ bản, nhiễm sắc thể là vật di truyền tồn tại bên trong nhân tế bào.

Nhiễm sắc thể là nền tảng của sự sống, thành phần quan trọng của tế bào di truyền

Nhiễm sắc thể là nền tảng của sự sống, thành phần quan trọng của tế bào di truyền

Con người giống với các loại động vật, thực vật sở hữu nhiễm sắc thể tuyến tính. Các nhà khoa học thường quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, trong giai đoạn chuyển hóa của quá trình phân bào.

Vai trò của bộ nhiễm sắc thể ở người

Nhiễm sắc thể đảm bảo DNA được sao chép và phân phối chính xác trong các lần phân chia tế bào. Cấu trúc của nhiễm sắc thể cũng giữ cho DNA quấn chặt các protein (còn gọi histones), giúp DNA nằm gọn trong nhân tế bào.

Trường hợp các phân tử DNA không liên kết chặt chẽ với histones, độ dài của chúng có thể lên tới 6 feet ~ 1,83m. Như vậy, các phân tử DNA quá dài để nằm bên trong tế bào.

Cấu trúc nhiễm sắc thể giữ DNA quấn chặt các protein

Cấu trúc nhiễm sắc thể giữ DNA quấn chặt các protein

Con người muốn phát triển và hoạt động bình thường, các tế bào phải phân chia liên tục để hình thành tế bào mới thay thế tế bào đã già cỗi hoặc tổn thương. Vậy nên, đảm bảo tính nguyên vẹn và phân bố đồng đều DNA giữa các tế bào là điều cần thiết.

Thay đổi về mặt cấu trúc hay số lượng NST trong tế bào mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Lỗi cấu trúc NST một trong những nguyên nhân gây bệnh bạch cầu và bệnh ung thư khác.

Đặc biệt với các tế bào sinh sản (trứng và tinh trùng), nếu chứa đúng số lượng và cấu trúc NST, con cái sinh ra phát triển bình thường. Bệnh nhân mắc hội chứng Down do có sự xuất hiện của 3 bản sao NST số 21, thay vì 2 bản sao ở như ở người bình thường.

Cấu trúc nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể ở người có cấu trúc đặc biệt, liên kết giữa phân tử DNA (deoxyribonucleic acid) và các loại protein. Protein chủ yếu ở dạng khối cầu, bao quanh bởi các phân tử DNA, mỗi đơn vị cấu trúc NST còn được gọi là nucleoxom.

Trong cơ thể người, nhiễm sắc thể có nhiều hình dạng như hình V, hình hạt, hình que,... Chiều dài của NST cũng được chỉ ra nhỏ hơn chiều dài phân tử DNA 15 - 20 nghìn lần. 

Con người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể?

Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, quy đổi có 46 nhiễm sắc thể đơn lẻ. Trong đó:

  • 22 cặp NST tự do, không liên quan đến giới tính.
  • 1 cặp NST giới tính (XX quy định giới tính nữ, XY quy định giới tính nam).

Nhiễm sắc thể chứa các đơn vị di truyền định hình các đặc điểm về màu mắt, chiều cao, tình trạng sức khỏe cùng các thuộc tính khác, được gọi là gen. Mỗi người sẽ có hai bản sao của gen, một bản nhận từ bố và một bản nhận từ mẹ.

Một người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể, 46 nhiễm sắc thể đơn lẻ

Một người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể, 46 nhiễm sắc thể đơn lẻ

Trung bình một cá thể sở hữu những đặc điểm tương đồng nhau, 1% hiếm hoi tạo nên sự khác biệt. Song 1% này hình thành nên điểm đặc trưng ở từng người, tạo tính đa dạng gen trên thế giới.

Trừ sinh đôi đồng tử, mỗi người đều có một bộ gen duy nhất và độc đáo. Những nghiên cứu tiến bộ về hệ gen ở người cung cấp nhưng thông tin quan trọng, đặc biệt cơ chế di truyền và vai trò của gen.

Nếu con người gặp bất thường về các cặp NST

Rối loạn nhiễm sắc thể có thể xuất hiện ở cả 22 NST thường và 1 NST giới tính, những bệnh lý liên quan bao gồm:

Nhiễm sắc thể

Nguy cơ bệnh lý

NST thường

Bệnh lý gây ra bởi NST thường có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Phổ biến nhất là:

  • Hội chứng Down: Do có 3 NST số 21 thay vì 2 NST, còn được gọi là tam bội thể 21/trisomy 21.
  • Hội chứng Edwards: Do có 3 NST số 18, còn gọi là tạm bội thể 18/trisomy 18.
  • Hội chứng Patau: Có 3 NST số 13, còn gọi tam bội thể 13/trisomy 13.

Tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là đồng đều, không bị ảnh hưởng bởi giới tính.

NST giới tính

Bất thường ở NST X hoặc Y có thể gây ra một số bệnh lý nhất định ở từng giới. Cụ thể:

  • Hội chứng siêu nữ khi nữ giới có 2 nhiễm sắc thể X (XXX), người bệnh thường gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và tương tác xã hội.
  • Hội chứng Turner khi nữ giới chỉ có 1 nhiễm sắc thể X (XO), ảnh hưởng đến phát triển thể chất, sinh dục, trí tuệ.
  • Hội chứng Klinefelter chủ yếu gặp ở nam giới, người bệnh có nhiều hơn 1 NST X nhưng vẫn giữ NST Y.
  • Hội chứng Jacobs là hội chứng siêu nam, người bệnh có thêm NST Y phụ (XYY).

Nhiễm sắc thể ở người có cấu trúc và số lượng độc đáo, chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền từ đời trước sang đời sau. Những nghiên cứu sâu rộng về NST giúp con người khám phá bản thân, đồng thời mở ra cơ hội chẩn đoán và điều trị các bệnh lý di truyền.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,381

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám