3 cách cầm máu cho người máu khó đông tại nhà đơn giản

Ngọc Anh

15-10-2024

goole news
16

Hiện nay, có không ít các cách cầm máu cho người máu khó đông. Tuy nhiên, với người bệnh máu khó đông, việc cầm máu cần được thực hiện đúng cách. Khi họ bị thương, việc đầu tiên cần làm là ấn chặt lên vết thương để tạo áp lực, sau đó nâng cao vùng bị thương và băng ép. Tránh các biện pháp tự ý vì có thể gây hại.

Cách cầm máu cho người máu khó đông

Với người bệnh máu khó đông, việc cầm máu thông thường có thể không hiệu quả và thậm chí còn tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Do đó, nếu bạn có người thân mắc bệnh lý này thì nên tìm hiểu các cách cầm máu cho người máu khó đông khoa học dưới đây:

Ấn tay mạnh lên vết thương

Đây là gợi ý cho người đang tìm kiếm cách cầm máu cho người máu khó đông đơn giản nhất. Bạn hãy dùng tay ấn mạnh và liên tục lên vết thương để tạo áp lực, giúp máu đông lại. Có thể dùng vật liệu sạch và khô như băng, khăn hoặc vải lên vết thương rồi bất đầu ấn. Duy trì lặp đi lặp lại động tác với lực mạnh cho đến khi thấy máu đã ngừng chảy. 

Cách cầm máu cho người máu khó đông

Hãy ấn tay mạnh lên vết thương để máu không chảy ra nhiều hơn

Nâng cao vùng bị thương

Bạn có thể nâng cao vị trí vết thương lên so với tim để làm giảm lưu lượng máu. Hãy tạo phản xạ nâng cao vùng bị ảnh hưởng lên ngay khi máu bắt đầu chảy. Nếu bạn bị thương ở bàn tay hoặc cánh tay, hãy giơ cao tay qua đầu. Trong trường hợp chấn thương chi dưới, bạn hãy nằm xuống và nâng vùng bị ảnh hưởng lên cao hơn tim.

Giơ tay cao hơn so với vị trí của tim nếu bạn là người bệnh máu khó đông bị thương 

Giơ tay cao hơn so với vị trí của tim nếu bạn là người bệnh máu khó đông bị thương 

Dùng băng ép lên vết thương

Một trong các cách cầm máu cho người khó đông hiệu quả là bạn hãy mở hộp dụng cụ y tế trong nhà ra, lấy bông băng sạch để băng chặt vết thương, tạo áp lực để cầm máu. Sau đó, bạn hãy dùng urgo hoặc băng gạc quấn chặt lại. 

Lưu ý: Ngay khi người bệnh bị thương thì phải được nghỉ ngơi ngay, không vận động rồi mới thực hiện các biện pháp trên. 

Hãy dùng băng y tế sạch ép lên vết thương

Hãy dùng băng y tế sạch ép lên vết thương

Trên thực tế, ngoài các cách kể trên thì còn có cách dùng nước trà, đá, dầu bôi trơn để đắp lên vết thương. Nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn không nên áp dụng các phương pháp này cho người đông máu vì nó chưa được chứng thực điều trị. Mặt khác, các hoạt chất này có thể lẫn nhiều tạp chất gây kích ứng, nhiễm trùng và làm chậm quá trình đông máu

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù đã ứng dụng các cách cầm máu cho người máu khó đông tại nhà nhưng đôi khi đây chỉ là bước sơ cứu đầu tiên. Bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi họ có các triệu chứng sau 5 - 10 phút cầm máu như:

  • Vết thương chảy máu không ngừng hoặc chảy máu rất nhiều sau các va chạm, chấn thương hoặc chảy máu không có nguyên nhân.
  • Vết thương bị nhiễm trùng.
  • Người bệnh có các dấu hiệu như chóng mặt, choáng váng, khó thở.
  • Vết thương ở những vị trí đặc biệt như đầu, mặt, cổ.
  • Xuất hiện các vết bầm tím trên toàn cơ thể
  • Khớp có hiện tượng sưng đau bất thường
  • Phân và nước tiểu lẫn máu

Nếu đã thực hiện mọi biện pháp nhưng máu vẫn chảy thì bạn nên đưa họ đến Bệnh viện ngay

Nếu đã thực hiện mọi biện pháp nhưng máu vẫn chảy thì bạn nên đưa họ đến Bệnh viện ngay

Về lý thuyết, máu của người bệnh thiếu hụt các thành phần đông máu nên kết cấu loãng, khó tạo thành cục máu đông nên người bệnh dễ rơi vào trạng thái mất máu quá nhiều. Đưa bệnh nhân đến Bệnh viện kịp thời là điều bắt buộc để các bác sĩ can thiệp y tế như:

  • Tiêm Desmopressin vào tích mạch để hỗ trợ quá trình đông máu cho người bệnh máu khó đông thể A
  • Truyền yếu tố đông máu của người hiến tặng vào cơ thế nếu mắc bệnh thể B
  • Truyền huyết tương để cầm máu nhanh hơn khi bạn mắc bệnh thể C. 

Nếu không cầm máu kịp thời cho người bệnh máu khó đông thì sao?

Nếu không được cầm máu kịp thời và đúng cách, người bệnh máu khó đông có thể bị mất máu quá nhiều, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Sốc mất máu: Huyết áp giảm đột ngột
  • Đau, sưng, nóng đỏ trong các khớp. Chảy máu trong cơ, nhất là ở tay và chân
  • Suy đa tạng: Các cơ quan như gan, thận, tim bị tổn thương nặng do không được cung cấp máu và oxy để hoạt động 
  • Đau và sưng nề nhiều ở bất kỳ vị trí nào
  • Tử vong, biến chứng nghiêm trọng nhất

Hướng dẫn thực hiện ngăn nhiễm trùng sau khi cầm máu vết thương

Ngoài các cách cầm máu cho người máu khó đông hiệu quả, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh cho vết thương đúng cách để phòng ngừa người bệnh bị các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... tấn công. Vì thế, trong quá trình sơ cứu, bạn nên lưu ý các điểm quan trọng sau đế quá trình lành thương diễn ra nhanh và không để lại sẹo.

Sát trùng

  • Vết thương nhỏ như vết cắt sượt qua, bị va quệt nhẹ: Dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương. Hoặc dùng xà bông làm sạch vùng da xung quanh nhưng lưu ý tránh để xà bông chạm vào vết thương vì dễ gây kích ứng
  • Vết thương lớn hoặc vết thương nằm ở nơi vận động nhiều hoặc dễ bị nhiễm bẩn: 
  • Nếu có dị vật hoặc mảnh vụn bên trong thì hãy dùng dụng cụ khử trùng lấy ra nhẹ nhàng. 
  • Rửa sạch bằng nước hay nước muối. 
  • Dùng dung dịch sát khuẩn nhỏ vào vết thương

Nếu vết thương lớn hoặc chảy máu nhiều, chảy máu không ngừng thì nên sơ cứu đơn giản rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 

Đừng quên sát trùng trước khi băng bó

Đừng quên sát trùng trước khi băng bó

Băng bó

Bên cạnh cách cầm máu cho người máu khó đông, bạn cần thực hiện vài thao tác băng bó sơ cấp như:

  • Băng urgo đối với vết thương nhỏ
  • Dùng băng hoặc gạc sạch nhẹ nhàng che phủ vết thương và cố định lại bằng băng dính y tế nếu vết thương chảy nhiều máu

Có thể nói, cách cầm máu cho người máu khó đông bạn nên ghi nhớ là ấn mạnh vào vết thương, nâng cao vùng bị thương và băng ép chặt. Tránh các biện pháp dân gian như chườm đá, đắp lá vì dễ gây kích ứng, không có hiệu quả giúp máu ngừng chảy. Đồng thời, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến Bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
326

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám