Ung thư bạch cầu là gì? Có dấu hiệu sớm không? Tiên lượng ra sao?

Ngọc Anh

07-09-2024

goole news
16

Ung thư bạch cầu, hay còn gọi là ung thư máu, là bệnh ác tính xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong tủy xương phát triển không kiểm soát. Bình thường, bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi mắc ung thư bạch cầu, các tế bào này trở nên bất thường, không thể chống lại các nhân tố gây nhiễm trùng, làm suy giảm chức năng tủy xương khiến bệnh nhân bị thiếu máu, giảm tiểu cầu,... Đồng thời, khi tế bào ung thư di căn đến cơ quan khác có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Ung thư bạch cầu là gì?

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi khác là bệnh bạch cầu cấp hay ung thư máu. Thông thường, tế bào gốc tạo máu trong tủy xương chịu trách nhiệm sản sinh ra ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 

Ung thư bạch cầu là hiện tượng trong quá trình phân chia tạo máu có quá nhiều bạch cầu chưa trưởng thành, bạch cầu bất thường sinh ra bất kiểm soát. Các tế bào này sẽ tích tụ trong tủy xương, hạn chế chu trình sản sinh các tế bào máu bình thường và dần thay tế bào máu bình thường bằng các bạch cầu ác tính.

So sánh máu người bình thường và máu người mắc bệnh K máu

So sánh máu người bình thường và máu người mắc bệnh K máu

Đây là bệnh hết sức nguy hiểm. Vì máu lưu thông đến mọi nơi trong cơ thể nên các tế bào ung thư có thể đi đến mọi nơi trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến nội tạng của bệnh nhân. Một số ca bệnh bạch cầu mạn tính, diễn biến trong vài tháng cho tới nhiều năm. Tuy nhiên, số còn lại tiến triển trong vài tuần và có thể gây tử vong rất nhanh.  

Nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu

Theo Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM, nguyên nhân gây bệnh ung thư máu chưa rõ ràng. Vì ung thư bạch cầu là bệnh phát sinh ở cấp độ tế bào nên nó được hình thành khi các gen trong tế bào máu bị tổn thương. Đây không phải bệnh lý di truyền hay truyền nhiễm. 

Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu sẽ tăng lên nếu bệnh nhân;

  • Làm việc trong môi trường tiếp xúc với với bức xạ ion hoá, hoá chất lâu ngày
  • Có tiền sử sử dụng các loại thuốc chống ung thư, các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase II,.... có thể dẫn đến bạch cầu cấp dòng tủy
  • Nhiễm virus Lymphotropic T1 hoặc T2, virus Epstein Barr,...
  • Tiền sử bệnh huyết học như hội chứng rối loạn sinh tuỷ, ung thư tăng sinh tủy,...
  • Các bệnh di truyền có sẵn như thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, mất điều hoà giãn mạch, hội chứng Down, bệnh khô da nhiễm sắc tố,....

Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn

Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn

Các thể bệnh ung thư bạch cầu

Ung thư bạch cầu được chia thành: Bệnh bạch cầu cấp và bệnh bạch cầu mãn tính. Trong đó, bệnh bạch cầu cấp là hiện tượng tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, kém biệt hóa.Ngược lại, bệnh bạch cầu mạn tính là tình trạng các tế bào máu trưởng thành bất thường không kèm theo triệu chứng bất thường. 

Tuy nhiên, nếu dựa trên dòng tế bào ác tính, ung thư bạch cầu được phân loại thành:

  • Ung thư bạch cầu dòng tủy (Bạch cầu cấp dòng tủy) (AML): Các tế bào ung thư bạch cầu ác tính xuất hiện và phát triển mạnh mẽ do tổn thương của các tế bào dòng bạch cầu hạt, hồng cầu, tiểu cầu mà không phải dòng Lympho. 
  • Ung thư bạch cầu dòng tủy Lympho (Bạch cầu cấp dòng tủy dòng Lympho): Xảy ra do tế bào tạo máu dòng Lympho bị ung thư hoá. 

Triệu chứng bệnh ung thư bạch cầu

Các triệu chứng của ung thư bạch cầu xuất hiện do cơ thể không sản xuất không đủ các tế bào máu bình thường và các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

Thiếu máu

Như đã đề cập đến ở trên, tế bào bạch cầu biệt hoá bất thường và tích tụ lâu dài khiến cơ thể không sản sinh ra đủ hồng cầu. Khi đó, các cơ quan trong cơ thể đều có dấu hiệu thiếu hụt oxy để hoạt động. Người bệnh có các triệu chứng điển hình:

  • Thiếu máu nhanh chóng, thiếu máu nhiều và không hồi phục
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Hồi hộp tim đập nhanh, có cơn ngất hoặc choáng ngất
  • Da xanh niêm mạc nhợt nhạt
  • Đau ngực’
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng thiếu máu

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng thiếu máu

Dễ bị nhiễm khuẩn

Mặc dù số lượng bạch cầu tăng lên nhưng đây không phải là các tế bào bạch cầu khoẻ mạnh có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bằng cách này, bệnh bạch cầu khiến chức năng miễn dịch của người bệnh suy giảm trầm trọng. Khi đó, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ, bệnh nhân máu dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,...

Nguy cơ chảy máu cao

Bên cạnh sự thiếu hụt hồng cầu, tiểu cầu chịu trách nhiệm động máu cũng bị thiếu hụt khiến bệnh nhân khó đông máu. Điều này khiến dù chỉ một cắt nhỏ trên cơ thể cũng khiến người bệnh chảy máu nhiều hơn bình thường và lâu lành vết thương. Các dấu hiệu khác có thể kể đến:

  • Thường xuyên bầm tím 
  • Chảy máu nướu, chảy máu chân răng
  • Xuất hiện chấm đỏ trên mạch máu bị vỡ, chảy máu dưới da
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều
  • Chảy máu trong như xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết đường tiết niệu, xuất huyết cơ tim, màng tim, xuất huyết não,....(nguy hiểm nhất)
  • Dễ chảy máu cam….

Bạn có thể dễ bị chảy máu cam

Bạn có thể dễ bị chảy máu cam

Triệu chứng khác

Các biểu hiện khác xuất hiện khi tế bào ung thư xâm lấn vào gan, lách, hạch, hệ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Mệt mỏi kéo dài, cơ thể ốm yếu
  • Sụt cân bất thường
  • Hạch bạch huyết sưng, gan hoặc lách to
  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau xương
  • Yếu, tê và đau ở tay, chân

Chẩn đoán bệnh bạch cầu

Trên thực tế, đôi khi người bệnh ung thư bạch cầu không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nhầm tưởng các triệu chứng này với các bệnh lý khác. Để đề phòng các rủi ro sức khoẻ có thể xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện:

  • Xét nghiệm tế bào máu: Xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Không loại trừ một số ca bệnh có thể quan sát được tế bào ung thư ở máu ngoại vi.
  • Xét nghiệm tủy - chọc hút tủy xương: Nhân viên y tế sẽ chọc hút tuỷ xương để lấy lượng nhỏ mô tuỷ dưới dạng dịch lỏng để tìm kiếm các tế bào ung thư. Đây là xét nghiệm tiên quyết để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp. 
  • Phân tích huyết thanh và nước tiểu: Đánh giá thành phần máu, nước tiểu sẽ giúp kiểm tra nồng độ acid uric trong huyết tương và nước tiểu, nồng độ LDH sẽ tăng trong ở bệnh nhân ung thư bạch cầu. 
  • Quan sát hình thái tế bào: Bác sĩ sẽ xem xét hình thái của các tế bào bạch cầu khi đã nhuộm tiêu bản,...
  • Xét nghiệm phân loại tế bào: Kháng nguyên trên bề mặt màng tế bào thể hiện đặc trưng cho từng dòng tế bào. 
  • Xét nghiệm tìm bất thường gen, giúp đánh giá các bất thường gen và nhiễm sắc thể ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu ác tính. 

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán ung thư bạch cầu

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán ung thư bạch cầu

Tiên lượng và các phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay, y học vẫn chưa thể chữa khỏi bệnh ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, các phương pháp điều trị liên tục được cập nhật khiến hiệu quả điều trị bệnh tăng cao. Theo Viện Huyết học - Truyền máu TW, các phương pháp điều trị được áp dụng cho người bệnh ung thư máu bao gồm:

  • Hoá trị theo phác đồ dùng thuốc cá nhân hoá
  • Điều trị trúng đích bằng các thuốc miễn dịch trị liệu, các kháng thể đơn dòng, các thuốc đích phân tử nhỏ,... để tiêu diệt các tế bào ung thư bị đột biến gen cụ thể 
  • Điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu (Ghép tuỷ): Đây là phương pháp duy nhất có tác dụng điều trị bệnh, giúp người bệnh tăng cơ hội khỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ ghép tế bào gốc của người hiến hoặc tự thân người bệnh vào cơ thể. Các tế bào mới này sẽ có tác dụng biệt hoá, tăng sinh rất nhanh và sửa chữa, thay thế các tổn thương của tế bào trước đó. Bằng cách này, tủy xương và hệ thống miễn dịch bị tổn thương của người bệnh được thay thế bằng tế bào gốc tạo máu hoặc tủy xương bình thường. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó khăn trong tìm kiếm người hiến có HLA phù hợp, tác dụng phụ mạnh và chi phí thực hiện cao. 

Khám Ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Một trong những bước quan trọng trong phát hiện, thăm khám bệnh bạch cầu là thời điểm. Bạn hãy đến Bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng dai dẳng, dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những chuyên khoa tầm soát, thăm khám và điều trị bệnh hiểm nghèo được nhiều bệnh nhân tin tưởng.

  • Hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế phát hiện chính xác, kịp thời dấu hiệu bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh,...
  • Hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu như máy chụp CT 128 dãy, máy chụp MRI 1.5 Tesla, máy nội soi Fuji 7000,...
  • Tập hợp các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Ung bướu như PGS.TS.BS NGUYỄN TRUNG CHÍNH, TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp TRẦN ĐÌNH HÀ, BSCKI MAI VĂN LẠC,... kết hợp với các phác đồ điều trị mới tương đương với tiêu chuẩn quốc tế
  • Từng bước tư vấn, hướng dẫn tầm soát và triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh, điều trị các bệnh lý mãn tính cho người bệnh
  • Phối hợp liên chuyên khoa để hội chẩn, lập phác đồ điều trị và ra chỉ định chữa bệnh toàn diện cho bệnh nhân
  • Tiếp nhận cấp cứu, khám, sàng lọc và chữa trị cho các bệnh nhân bệnh K từ bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế trong và ngoài nước chuyển đến

Bệnh nhân khám ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân khám ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, ung thư bạch cầu là bệnh lý nguy hiểm với sự tăng sinh của tế bào máu ác tính không kiểm soát được. Bệnh diễn biến rất nhanh, có thể trong vài giờ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và chất lượng sống của bệnh nhân. Để giảm thiểu các rủi ro sức khỏe vốn có, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ và đến Bệnh viện ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
424

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN LẠC

Bác sĩ khoa Ung bướu
19001806 Đặt lịch khám