Ung thư phổi di căn xương là một trong những khối u thứ phát phổ biến nhất, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng người bệnh. Nhóm bệnh nhân này có tiên lượng sống sót thấp, trung bình dưới 6 tháng - 1 năm nếu không điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng với liệu pháp điều trị.
Ung thư phổi di căn xương là gì?
Ung thư phổi di căn xương là khối u thứ phát, các tế bào ung thư tách khỏi ung thư phổi nguyên phát, lây lan đến xương qua dòng máu và hạch bạch huyết. Bệnh gây các vấn đề lâm sàng nghiêm trọng như đau xương, gãy xương, mất ổn định cột sống, chèn ép tủy sống và tăng canxi máu.
Ung thư phổi di căn xương là tình trạng tế bào ung thư lây lan đến xương qua dòng máu và hạch bạch huyết
Quá trình khối u di căn xương của ung thư phổi được chia thành ba giai đoạn:
- Khối u xâm lấn.
- Tế bào khối u di chuyển.
- Tế bào ác tính xâm lấn vào mô xương.
Ung thư phổi xâm lấn xương bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, vi môi trường và sự dính chặt khác. Để kết luận bệnh, bệnh nhân cần được xét nghiệm dịch tiết hoặc hình ảnh chuyên sâu.
Những vị trí ung thư phổi di căn thường thấy trên hệ xương
Ung thư phổi là bệnh lý dễ di căn nhất, đặc biệt tác động lên hệ xương. Những vị trí thường khởi phát bao gồm:
- Cột sống, nhất là đốt sống ngực và bụng dưới.
- Xương chậu.
- Xương cẳng tay và xương đùi.
Cột sống, xương chậu, xương cẳng tay, xương đùi là những vị trí dễ bị ung thư phổi xâm lấn
Biểu hiện ung thư phổi di căn xương
Ở giai đoạn di căn xương, ung thư phổi biểu hiện rõ ràng hơn, cụ thể:
- Đau xương là triệu chứng điển hình của ung thư phổi lây sang xương. Ban đầu bệnh nhân đau như bị căng cơ, nặng hơn khi chịu tác động mạnh hoặc di chuyển. Trường hợp diễn tiến nặng, đau nhức ngay cả khi nằm nghỉ, tập trung vào ban đêm.
- Chèn ép tủy sống do khối u thứ phát hình thành tại xương, tăng dần kích thước theo thời gian. Bệnh nhân có thể bị đau khi cử động, đi lại, yếu chi dưới. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị thoái hóa bàng quang, ruột.
- Tăng nồng độ canxi trong máu khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy. Khối u ác tính phát triển sẽ lấy dưỡng chất từ mô xương, thay thế tế bào xương khỏe mạnh, chỉ tác động nhỏ cũng có thể khiến xương bị gãy, ngay cả khi không có chấn thương.
Đau xương là triệu chứng điển hình khi tế bào ung thư phổi xâm lấn xương
Phương pháp chẩn đoán
Bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, triệu chứng, tiền sử gia đình,... Tiếp đến sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để tìm dấu hiệu tổn thương xương.
- Xét nghiệm hình ảnh (CT-Scan, MRI, PET, X-quang) xác định vị trí, tình trạng khối u di căn.
Chữa ung thư phổi di căn xương như thế nào?
Hiện nay, các phác đồ điều trị ung thư phổi di căn xương chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng và nguy cơ diễn tiến. Mục tiêu điều trị tận gốc rất khó đạt được, song với tiến bộ y học hiện đại mở ra cơ hội chữa trị hồi phục hoàn toàn trong tương lai.
Điều trị toàn diện
Liệu pháp toàn diện có thể áp dụng với các bệnh ung thư phổi di căn nói riêng và ung thư nói chung. Quy trình cơ bản bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích.
Cụ thể:
- Hóa trị là một trong những giải pháp điều trị ung thư ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân được truyền các loại thuốc phá hủy tế bào ung thư, ngăn chặn ung thư phát triển, phân tách và xâm lấn bộ phận khác trong cơ thể.
- Liệu pháp miễn dịch hay liệu pháp sinh học là phương pháp sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Biện pháp này hướng tới mục đích tăng cường, thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch, khuếch đại khả năng phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp sử dụng thuốc làm giảm sự tăng trưởng, lây lan của tế bào ung thư. Liệu pháp này thường sử dụng với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, vị trí di căn xa, các phương pháp điều trị tại chỗ không thể can thiệp.
Phác đồ điều trị toàn diện ung thư phổ di căn xương
Điều trị riêng ung thư phổi xâm lấn xương
Liệu pháp này chỉ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ xương. Bệnh nhân được chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp, đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Theo đó:
- Thuốc giảm đau có chất kháng viêm, morphine được sử dụng phổ biến. Người bệnh tuân thủ liều lượng, giảm ảnh hưởng từ tác dụng phụ.
- Xạ trị với trường hợp đau nhức, phòng ngừa gãy xương, chèn ép tủy sống cho ung thư di căn.
- Phẫu thuật nhằm mục đích ổn định phần xương bị gãy, ngăn ngừa nguy cơ xương suy yếu do khối u ác tính.
- Điều chỉnh mật độ xương, phòng chống loãng xương và gãy xương với các loại thuốc như denosumab, bisphosphonates.
- Một số phương pháp khác như châm cứu, điều trị bằng kỹ thuật hạt nhân phóng xạ,...
Các phương pháp điều trị ung thư phổi xâm lấn xương
Ung thư phổi di căn xương có chữa được không?
Ung thư phổi di căn xương có thể chữa trị nhưng tiên lượng sống sót trên 5 năm rất thấp. Ước tính khoảng 50% tổng số bệnh nhân có thể sống sót qua 6 tháng.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn di căn xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số nghiên cứu chỉ ra, nhóm đối tượng sau có tỷ lệ điều trị thành công cao:
- Giới tính nữ.
- Tế bào ung thư di căn trên một đoạn xương ngắn.
- Bệnh nhân không mắc bệnh lý liên quan đến gãy xương.
- Khối u mới xâm lấn để biểu mô tuyến.
Tiên lượng điều trị ung thư phổi di căn xương theo từng nhóm đối tượng
Cơ thể đáp ứng với phác đồ điều trị cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tác độ để tỷ lệ sống sót của người bệnh. Bệnh nhân và gia đình cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, hỗ trợ hiệu quả điều trị.
Hơn hết, giữ một tinh thần khỏe mạnh, thư giãn, tránh lo lắng quá mức gây căng thẳng, giảm hiệu quả liệu trình. Bạn có thể giải tỏa bằng một số biện pháp như đọc sách, tâm sự với bạn bè, gia đình hoặc ngồi thiền.
Ung thư phổi di căn xương có tỷ lệ khởi phát rất hiếm, đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong tương lai. Những phương pháp điều trị hiện nay như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... chỉ nhằm thuyên giảm triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ khối u phát triển.