Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới là gì? Tiên lượng sống ra sao?

Ngọc Anh

08-09-2024

goole news
16

Trái ngược với lầm tưởng của nhiều người phụ nữ không hút thuốc thì có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp. Trên thực tế, ung thư phổi là một trong những bệnh hiểm nghèo thường gặp nhất ở phụ nữ với tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu. Để kịp thời tầm soát, thăm khám để phát hiện bệnh sớm, bạn nên nắm rõ những dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới sau đây:

Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới

Theo các chuyên gia của Bệnh viện K, dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới được nhắc đến như sau:

Đau ngực, đau lưng và đau vai

Đau tức ngực, đau lưng, đau vai có thể là một trong những tín hiệu bất thường của cơ thể. Các cơn đau này có xu hướng khởi phát liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới đau. Vị trí có thể chỉ diễn ra trong một vùng nào đó hay lan toả trên toàn bộ khoang ngực. 

Khi chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân ung thư phổi, các bác sĩ phát hiện nếu khối u đã di căn sang các hạch hoặc chèn ép các cơ quan trong khoang ngực sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.  

Người bệnh có thể cảm thấy đau ngực như những dấu hiệu đầu tiên

Người bệnh có thể cảm thấy đau ngực như những dấu hiệu đầu tiên

Ho dai dẳng

Ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới. Bởi các cơn ho do cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp thường chấm dứt sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác nếu cơn họ kéo dài lâu hơn 2 tuần. 

Khi đó, bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được kiểm tra bằng chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cần thiết để tìm chính xác nguyên nhân. Điều này là vô cùng cần thiết để loại bỏ rủi ro về mặt sức khoẻ và chữa trị dứt điểm chứng ho dai dẳng. 

Thở khò khè

Khối u ở phổi có thể khiến người bệnh bị viêm đường hô hấp, tắc nghẽn, khiến họ khó thở, thở khò khè. Dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp sẽ kéo dài khi khối u đã bắt đầu di căn.

Khó thở

Khối u choán diện tích trong phổi có thể làm giảm thể tích thông khí và khiến người bệnh khó thở. Đặc biệt, nếu vừa hoạt động nặng hoặc leo cầu thang xong bị khó thở thì bạn nên cảnh giác. Chưa thể loại trừ đây không phải dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới. 

Bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, không thở được

Bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, không thở được

Ho ra máu

Đây là triệu chứng rõ ràng nhất. Trên thực tế lâm sàng không ít người bệnh ho lâu ngày, một ngày ho ra máu và chất nhầy mới vội vàng đi khám thì đã được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn muộn. 

Sụt cân

Nếu cân nặng bạn giảm sút nhiều ( 4 - 5 kg trong 1 - 2 tháng) thì bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân. Vì các tế bào tế bào tăng sinh bất thường cần nhiều năng lượng để phát triển nên chúng phải “rút” chất dinh dưỡng từ cơ thể. Điều này khiến cơ thể bị tụt cân mà không rõ lý do. 

Sụt cân bất thường cũng là dấu hiệu người bệnh cần cảnh giác

Sụt cân bất thường cũng là dấu hiệu người bệnh cần cảnh giác

Đồng thời, trong trường hợp bạn không có bất kỳ dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới nào kể trên cũng không thể loại trừ nguyên nhân này. Có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán mắc K phổi lần đầu khi khối u đã di căn xa mà không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Lúc này, tuỳ vị trí di căn mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau như đau đầu, co giật, mất thị giác, buồn nôn, nôn, đau bụng,...

Triệu chứng ung thư phổi ở nữ giới hiếm gặp

Mặc dù ít gặp nhưng người bệnh có thể cảm nhận được các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới dưới đây:

Hội chứng cận ung thư

Tình trạng này xảy ra khi khối u bắt nguồn từ đỉnh phổi đã bắt đầu xâm lấn vào cấu trúc xung quanh như xương sườn, cột sống và dị cảm da. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ sinh ra các phản ứng chống lại các nhân tố lạ này như:

  • Chuột rút (do tăng nồng độ canxi máu)
  • Suy nhược (do giảm nồng độ natri máu)
  • Phù nề, khuôn mặt trăng rằm (do hội chứng Cushing)
  • Đau vai, đau cánh tay, có thể ngứa ran hoặc tê

Hội chứng Horner

Nếu các khối u ác tính ở phổi di căn, gây chèn ép lên dây thần kinh giao cảm từ não xuống mặt thì bệnh nhân có thể bị:

  • Sụp mí mắt trên
  • Da đỏ bừng, không thể đổ mồ hôi, sụp mí mắt, co đồng tử, lõm mặt ở cùng bên phổi có khối u

Hội chứng Horner cũng là biểu hiện của K phổi 

Hội chứng Horner cũng là biểu hiện của K phổi 

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên

Khi khối u bắt đầu to lên, chèn ép hoặc  tĩnh mạch chủ trên sẽ khiến lưu lượng máu chuyển về tim giảm đột ngột. Điều này khiến bệnh nhân có các triệu chứng đặc trưng như:

  • Sưng mặt, cổ, tay do máu ứ trệ, gây phù nề
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Khó thở
  • Ho ra máu

Các dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở bệnh nhân giai đoạn muộn của ung thư phổi, khi khối u đã lan rộng. Lúc này, bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế và điều trị ngay lập tức. 

Tại sao phụ nữ mắc ung thư phổi?

Hút thuốc lá

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 85 - 90% các trường hợp có liên quan đến thuốc lá. Thậm chí, thống kê của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi TW cho thấy trong số 130 bệnh nhân điều trị nội trú thì có khoảng 20 - 25% là do hút thuốc thụ động. 

Mặc dù không hút thuốc lá nhưng các chị em hít phải khói thuốc lá thụ động rất nhiều. Đáng báo động hơn nữa khi khói thuốc thở ra độc gấp 21 lần so với lượng khói hít vào (theo WHO). Phạm vi ảnh hưởng của khói thuốc trong vòng 7 - 10m. Vì thế, chỉ cần ở trong phạm vi gần, người không hút thuốc còn gặp nhiều nguy cơ sức khoẻ hơn cả người trực tiếp hút.

Ảnh hưởng từ hút thuốc lá khiến người phụ nữ dễ mắc ung thư phổi 

Ảnh hưởng từ hút thuốc lá khiến người phụ nữ dễ mắc ung thư phổi 

Sinh học và di truyền

Theo Verywell, có khoảng 8% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến di truyền (so với 80 - 90% trường hợp liên quan đến hút thuốc lá). Nếu gia đình bạn có người bị ung thư phổi thì nguy cơ các thành viên khác bị đột biến di truyền cao hơn khiến người phụ nữ cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường. 

Bên cạnh đó, các nhân tố dưới đây cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành bệnh hiểm nghèo này ở phái đẹp như:

  • Ảnh hưởng của Hormone: Theo nghiên cứu, estrogen - hormone giới tính do buồng trứng tiết ra cũng tham gia vào quá trình phân chia và tăng sinh của tế bào. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định hoạt chất này có thể thúc đẩy tế bào ung thư, khiến các tế bào bất thường phát triển nhanh hơn và lan rộng hơn trong phổi.
  • Các liệu pháp hormon thay thế…. 

Tiên lượng ung thư phổi ở phụ nữ? Điều trị như thế nào?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính với chỉ 16% bệnh nhân sống sót sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu so sánh với ung thư phổi ở nam giới, nữ giới mắc ung thư phổi có xu hướng sống lâu hơn nam giới, bất kể giai đoạn khi mới chẩn đoán, loại ung thư phổi hay lựa chọn điều trị. Điển hình như ung thư phổi không tế bào nhỏ sau phẫu thuật có tỷ lệ sống còn 5 năm cao hơn so với nam giới. 

Mặt khác, cơ hội sống cũng được tăng lên nếu bạn phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, bệnh được phẫu thuật triệt để. Điều này cũng tương tự với trường hợp bệnh nhân nữ bị mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng hoá trị tiền phẫu có tỷ lệ sống sót cao hơn bệnh nhân không được xạ trị. 

Các phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị triệt căn nhất, người bệnh sẽ được cắt u, cắt một hoặc nhiều thuỳ phổi và nạo hạch.
  • Hoá trị: Hoá chất sẽ được truyền chậm qua tĩnh mạch, đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào tăng sinh mạnh mẽ nhất, cụ thể là tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Các bác sĩ sẽ dùng tia X năng lượng cao để điều trị ung thư để làm tổn thương tế bào ung thư, khiến chúng ngừng sinh sản và chết đi.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Các loại thuốc đặc trị này sẽ nhắm vào các tế bào ung thư nhất định để làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Hệ miễn dịch sẽ được kích thích bằng các loại thuốc, vắc xin cụ thể để nhận biết và tấn công chính xác các tế bào ung thư phổi. 

Chụp CT phổi ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh lý hiểm nghèo trên, cách hiệu quả nhất là phát hiện bệnh ung thư phổi từ sớm. Để loại trừ được các nguy cơ sức khoẻ trên, ngay khi bác sĩ nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới sẽ được chỉ định chụp CT phổi. Đây là chỉ định sử dụng tia X quét quanh phổi để thu được hình ảnh về cấu trúc và mô, kể cả các nốt sần rất nhỏ trong phổi nên đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán K phổi giai đoạn sớm. 

Bệnh nhân chụp CT phổi ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân chụp CT phổi ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Phương pháp này phát hiện được cả những tổn thương rất nhỏ, kiểm soát được 30% tổn thương do chụp X quang bỏ qua nên là chỉ định bắt buộc khi thực hiện tầm soát các bệnh về phổi. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu máy chụp CT 128 dãy đa tính năng giúp giảm đến 50% bức xạ lên cơ thể người bệnh so với máy chụp 64 dãy cũ. Ngoài ra, đội ngũ các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Khoa Ung bướu có tay nghề tốt, kinh nghiệm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân hiểm nghèo. Khu chăm sóc nội trú, mô hình bệnh viện theo hướng khách sạn giúp người bệnh trải nghiệm dịch vụ dễ chịu, hài lòng cho khách hàng.

Có thể nói, các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới không điển hình và rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, các chị em phải chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên và đi khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
418

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN LẠC

Bác sĩ khoa Ung bướu

BS.CKI

MAI VĂN LẠC

Bác sĩ khoa Ung bướu
19001806 Đặt lịch khám