1. Tình trạng đau đầu thường xuyên có nguy hiểm không?
Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân và mức độ đau khác nhau. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên, kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì có thể là cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên được điều trị sớm để tránh những biến chứng
Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và có kèm theo nhiều biểu hiện bất thường thì rất có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần được điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Một số trường hợp nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt:
- Đau đầu thường xuyên, đặc biệt cơn đau tăng lên khi căng thẳng. Đây có thể là cơn đau đầu do xuất huyết não gây ra. Nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Cơn đau lần đầu xuất hiện nhưng đau dữ dội. Người bệnh còn có một số biểu hiện kèm theo như tê bì, yếu nửa người, liệt nửa người,...
- Đau đầu theo mức độ tăng dần: Cơn đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng đau thêm. Nguyên nhân có thể là do u não, tụ máu màng cứng.
- Người bệnh bị đau đầu và sốt cao thì đó có thể là viêm màng não.
- Đau đầu do viêm xoang thì sẽ đau đầu sau mắt và mũi. Với những trường hợp này, người bệnh nên đi khám để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Một số trường hợp đau đầu không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà:
- Đau đầu do căng thẳng: Căng thẳng quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ, kể cả tình trạng đau đầu. Khi quá căng thẳng và mệt mỏi, các cơ sẽ căng ra và gây đau đầu. Những còn đau đầu này thường xuất hiện ở đỉnh đầu và giữa đầu.
- Đau đầu từng cụm: Là trường hợp đau tại một vị trí cụ thể trên đầu và đau đầu kéo dài. Tình trạng đau đầu này khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu.
- Đau nửa đầu, cơn đau dần lan rộng khắp đầu. Ngoài ra, mắt người bệnh thường khá nhạy cảm với ánh sáng
2. Uống gì để giảm đau đầu?
Với một số trường hợp bị đau đầu không phải do bệnh lý mà do căng thẳng, mệt mỏi,... có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp. Vậy uống gì để giảm đau đầu? Câu hỏi này sẽ được giải đáp dưới đây.
Nước lọc
Khi xảy ra những cơn đau đầu, người bệnh có thể bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể. Đây là một trong những cách đơn giản giúp giảm đau đầu hiệu quả. Bởi vì, trong nước sẽ duy trì và cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giúp việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế bào trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Uống nước lọc giúp bổ sung nước cho cơ thể giảm đau đầu hiệu quả
Nước chanh
Trong nước chanh chứa nhiều vitamin C giúp cho cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cân bằng nước. Nếu tình trạng đau đầu do căng thẳng, uống nước chanh có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể cơn đau.
Trà xanh
Uống gì để giảm đau đầu? Uống trà có khả năng giảm bớt các cơn đau và sự khó chịu. Trong đó, trà xanh là một trong những loại thức uống hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Trong trà xanh chứa một lượng lớn epigallocatechin gallate (EGCG) chống viêm, giảm các chứng đau đầu, đau nửa đầu,... Ngoài ra, trà xanh còn giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch đáng kể, cũng như làm giảm các nguy cơ mắc bệnh lý khác.
Trà gừng
Gừng có tác dụng giảm đau, giảm viêm và chống vi khuẩn rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu, gừng giúp cảm giác đau đầu, mệt mỏi. Trong gừng có chứa các chất chống viêm giúp ức chế tác nhân gây đau đầu.
Đặc biệt, trà gừng còn làm ấm bụng, ngủ ngon hơn và không gây ra các tác dụng phụ. Nếu đang tìm hiểu xem uống gì khi đau đầu thì có thể lựa chọn trà gừng.
Gừng có tác dụng giảm đau, giảm viêm và chống vi khuẩn rất tốt
Trà bạc hà
Trà bạc hà là một thức uống có khả năng giảm đau đầu rất hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, trà bạc hà giúp thư giãn và giảm đau đầu. Đặc biệt là trà có thể cải thiện tình trạng đau đầu do căng thẳng. Có thể kết hợp trà bạc hà với một số loại thảo mộc như hoa cục, hoa nhài, quế, vỏ cam,...
Nước húng quế
Húng quế là loại thảo mộc thường dùng để chữa trị các vấn đề về dạ dày như co thắt dạ dày, chán ăn, đầy hơi, táo bon,... Ngoài ra, nước húng quế cũng giảm tình trạng đau đầu hiệu quả. Có thể cho lá húng quế đã rửa sạch vào trong nước sôi, sau đó đợi khoảng 5 phút. Khi tinh chất từ lá húng tế tan vào trong nước là có thể dùng được. Đối với người thường xuyên bị đau đầu, có thể dùng nước lá húng quế vài lần/tuần.
Sinh tố rau
Đau đầu nên uống gì để giảm các triệu chứng đau đầu? Uống sinh tố rau là cách hữu ích giúp người bệnh cải thiện các cơn đau đầu. Nếu không ăn đủ rau xanh có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B9 (folate) - một loại vitamin B quan trọng. Acid folic (một dạng của folate) có khả năng làm giảm triệu chứng đau nửa đầu. Đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm có chứa hàm lượng folate cần thiết cho sức khỏe. Chính vì vậy, dùng sinh tố rau có tác dụng giảm triệu chứng của các cơn đau đầu cũng như hạn chế tần suất hiện cơn đau. Làm sinh tố rau trị đau đầu, có thể kết hợp những loại rau xanh khác nhau như cải xoăn, rau bina, quả mọng và sữa thực vật.
Để cải thiện tình trạng đau đầu có thể lựa chọn uống sinh tố rau
Trà hoa cúc
Bạn có thể sử dụng một tách trà hoa cúc để làm dịu cơn đau đầu của mình, đặc biệt là tính trạng đau nửa đầu migraines. Trà cúc giúp thư giãn khá tốt cả tinh thần và cơ thể, chúng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sử dụng dầu hoa cúc cũng hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu, giảm đau,... Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng túi trà hoa cúc ấm đặt lên vị trí đau để giảm đau.
Nước ép cam
Nước ép cam là một trong những sự lựa chọn phù hợp nếu đang thắc mắc uống gì để giúp giảm đau đầu. Trong nước cam ép có chứa nhiều vitamin C - chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Hơn nước, nước ép cam cũng giúp bổ sung nước, giảm nguy cơ mất nước, từ đó cải thiện triệu chứng đau đầu.
Nước ép nho
Người bệnh có thể bổ sung nước ép nho vào những ngày đau đầu. Trong nước ép nho có chứa magie - khoáng chất quan trọng có khả năng làm giảm các cơn đau nửa đầu.
Thiếu magie khiến cho các mạch máu ở não nhanh chóng giãn nở hoặc co lại, từ đó dẫn đến các cơn đau đầu. Ở người trưởng thành, trung bình, nữ giới cần từ 310-320mg magie/ngày, nam giới cần khoảng 400-420mg magie/ngày. Còn tùy vào từng độ tuổi mà nhu cầu dung nạp magie khác nhau.
Uống nước ép nhỏ thường xuyên còn giúp cải thiện các chứng đau đầu mà còn ngăn các cơn đau đầu tái phát. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc bổ sung đường vào nước ép. Việc cho nhiều đường khiến gia tăng tình trạng đau đầu, làm giảm hiệu quả của nước ép nho.
Nước ép nho bổ sung magie cần thiết giúp giảm nguy cơ bị đau đầu
Các loại nước trái cây
Uống không đủ nước có thể gây ra tình trạng đau đầu. Thay vì uống nước lọc, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây để thay thế, gia tăng hương vị.
Khi uống nhiều nước sẽ tránh tình trạng mất nước dẫn đến các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Tuỳ thuộc vào loại trái cây được sử dụng, có thể giúp bổ sung thêm các vitamin, chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, các loại nước trái cây không thể thay thế nước lọc hoàn toàn.
3. Khi bị đau đầu không nên uống gì?
Bên cạnh những loại thức uống giúp giảm tình trạng đau đầu, người bệnh cũng nên chú ý đến một số loại nước có thể gia tăng cảm giác đau. Các loại đồ uống sau đây, người bị đau đầu cần cân nhắc khi sử dụng:
Cà phê
Trong cà phê chứa nhiều caffeine nên có thể dẫn đến nghiện caffeine. Đặc biệt, dung nạp quá nhiều caffein vào cơ thể hơn bình thường có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu. Hơn nữa, uống nhiều cà phê sẽ gây mất ngủ - một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau đầu, mệt mỏi.
Rượu, bia và đồ uống có cồn
Rượu bia có thể làm người bệnh mất nước và gây đau đầu hoặc làm tình trạng đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt là rượu vang đỏ, chúng có chứa tyramine và tannin, đây là chất có thể gây đau đầu ở một số người.
Xem thêm: Uống rượu đau đầu: Nguyên nhân, Cách khắc phục và Khi nào nên đến Bệnh viện?
Hạn chế uống rượu khi bị đau đầu, đặc biệt là rượu vang đỏ
Nước ngọt
Nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga làm tăng cảm giác đau đầu. Bởi vì, trong nước ngọt không chỉ có hàm lượng đường cao mà còn làm cho cơ thể bị mất nước khiến tình trạng đau đầu gia tăng. Chính vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều đối với bệnh nhân bị đau đầu.
4. Một số lưu ý khác khi điều trị đau đầu tại nhà
Với các trường hợp đau đầu không phải do bệnh lý, có thể điều trị khắc phục tại nhà bằng một số cách sau đây:
- Giữ cho tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.
- Duy trì thói quen tập thể dục.
- Chườm đá hoặc chườm nóng vào vùng đau đầu.
- Kết hợp massage, xoa bóp huyệt thái dương, vùng cổ gáy.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả
Đau đầu là một triệu chứng bệnh phổ biến, chúng có thể xuất pháp từ nhiều nguyên nhân, gồm cả các bệnh lý nguy hiểm khác. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ trong việc làm giảm tình trạng đau nửa đầu, đau đầu. Đặc biệt, chú ý bổ sung nước cho cơ thể để tránh cơ thể bị mất nước, tăng nguy cơ đau đầu.
Đau đầu mặc dù là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá chủ quan. Nếu để tình trạng đau đầu kéo dài, mức độ đau sẽ ngày càng gia tăng và kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám từ sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.