Hậu quả khó lường khi uống thuốc cảm cúm quá liều

Nguyễn Thu Hà

27-03-2022

goole news
16

Thuốc trị cảm cúm được sử dụng đúng liều sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, uống thuốc với liều lượng nhiều hơn thì cơ thể sẽ nhanh khỏi bệnh. Theo các bác sĩ, dù vô tình hay cố ý, việc uống thuốc cảm cúm quá liều sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. 

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh cảm cúm

uống thuốc cảm cúm quá liều có nguy hiểm không

Uống thuốc cảm cúm quá liều sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Cảm cúm là bệnh thường gặp và không gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người mắc cảm cúm hầu hết đều tự chữa tại nhà theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ. Với trường hợp bị nhẹ, cảm cúm thường tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày. Khi hệ miễn dịch cơ thể đẩy lùi hết virus gây bệnh. Tuy nhiên, trường hợp sốt cao hoặc các biến chứng khác thì cần đến khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh tình. 

Theo Bộ y tế, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cảm cúm. Chỉ có một số loại thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng để người bệnh bớt khó chịu và nhanh khỏi bệnh. Một số nhóm thuốc điều trị cảm cúm có thể kể đến như: 

Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu

Để giảm đau họng, nhức đầu, hạ sốt. Bác sĩ thường kê thuốc Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) cho người bệnh. Thuốc này khá an toàn, giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ. Không cần kê đơn, chỉ cần hướng dẫn liều dùng.

Cần sử dụng Paracetamol đúng liều và có khoảng cách giữa các lần hợp lý. Với trường hợp dùng Paracetamol điều trị quá liều không làm tăng hiệu quả mà gây tác dụng phụ. Đặc biệt là tổn thương gan.

Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi

Bị cảm cúm thường đi kèm theo triệu chứng ngạt mũi, khó thở. Do đó, các loại thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin… sẽ được bác sĩ khuyên dùng. Khi sử dụng, thuốc làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang và mao mạch; đẩy máu đi nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi. Từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi kéo dài, bệnh nhân dễ thở hơn. 

Những loại thuốc nhỏ này được khuyến khích dùng trong 3 - 5 ngày khi bị cảm cúm. Sử dụng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: đau đầu, viêm mũi, phù nề, khả năng ngửi kém,...

Nhóm thuốc giảm ho

Người bệnh cảm cúm nếu ho ít, ho nhẹ thì thông thường sẽ không cần thiết phải dùng thuốc giảm ho. Bởi ho là phản ứng của cơ thể loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài. Chỉ khi mức độ ho nhiều, ho thường xuyên; gây đau rát cổ họng; khó chịu, mệt mỏi thì thuốc giảm ho sẽ được chỉ định.

  • Với trường hợp ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi. Có thể dùng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol…
  • Ho có đờm nên sử dụng các thuốc chứa Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,... giúp làm long đờm, tiêu đờm, giảm ho dễ dàng và bớt khó chịu hơn.

Ngoài ra, việc nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối sinh lí hàng ngày. Uống nước chanh nóng - mật ong hoặc gừng cũng giúp làm ấm cơ thể, dịu họng và giảm ho hiệu quả.

*Tìm hiểu thêm: Bị cảm cúm uống thuốc gì? Những lưu ý khi bị cảm cúm

Các triệu chứng khi uống thuốc cảm cúm quá liều

uống thuốc cảm cúm quá liều

Uống thuốc quá liều sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn

Phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Bởi thuốc điều trị cảm cúm được chia thành nhiều loại với nhiều thành phần khác nhau. Vì thế, nếu uống vượt quá mức chỉ định, bệnh nhân sẽ gặp phải một số hiện tượng như sau: 

  • Da đỏ hoặc khô miệng, đau bụng, buồn nôn, ù tai… khi uống thuốc quá liều nhẹ.
  • Khi uống thuốc quá liều nghiêm trọng. Bạn sẽ cảm thấy nhịp tim nhanh, nôn hoặc nôn lẫn máu; đồng tử mở to, khó tiểu tiện hoặc đại tiện, tăng động, động kinh, chóng mặt, khó thở….

Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng trên. Cần đưa tới các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Đồng thời kể rõ các loại thuốc người bệnh sử dụng trước khi xuất hiện các hiện tượng trên.

Làm gì để tránh các hiện tượng do uống thuốc cảm cúm quá liều

uống thuốc cảm cúm quá liều

Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ

Thuốc tây được ví như “con dao 2 lưỡi”. Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp không cứu chữa kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. 

Để tránh bản thân và những người xung quanh rơi vào trường hợp này. Mọi người cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Khi mắc các bệnh cảm cúm. Cần tới gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cảm cúm nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và số lần uống do bác sĩ chỉ định. Không nên ngừng sử dụng thuốc khi thấy cơ thể có dấu hiệu khá hơn. Hãy dùng liên tục cho tới khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
  • Nên tìm hiểu về thành phần của thuốc trước khi sử dụng.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc theo đơn của người khác. Bởi tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau nên sẽ được chỉ định liều lượng khác nhau.
  • Đối với một số người có tiền sử bệnh thận, tim mạch, thần kinh. Cần có sự đồng ý từ bác sĩ mới được phép sử dụng thuốc.
  • Trong điều trị cảm cúm ở bà bầu và trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Thay vào đó có thể áp dụng một số bài thuốc đông y và sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, người bệnh khi bị cảm cúm ngoài việc uống thuốc cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không sử dụng thuốc cảm cúm nếu không thực sự cần thiết. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như chữa cảm cúm bằng tỏi, mật ong, gừng, tía tô,… sẽ không gây ảnh hưởng tới các chức năng và bộ phận khác của cơ thể. Thường xuyên rửa tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh sự tấn công từ các loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
14,369

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Cúm

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám