Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vàng da lòng bàn tay bàn chân như vàng da sinh lý, vàng da do một số bệnh về gan mật hoặc do thói quen ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về vấn đề này và một số biện pháp khắc phục.
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vàng da lòng bàn tay bàn chân như vàng da sinh lý, vàng da do một số bệnh về gan mật hoặc do thói quen ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về vấn đề này và một số biện pháp khắc phục.
Vàng da lòng bàn tay bàn chân có thể là do sắc tố mật tăng trong máu. Sắc tố này có tên gọi khoa học là bilirubin. Khi mắc phải tình trạng này, không chỉ da lòng bàn tay mà cả lòng bàn chân, niêm mạc lưỡi và mắt đều có màu vàng, bệnh này gọi chung là bệnh lý vàng da. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bệnh vàng da xuất hiện, chủ yếu do các bộ phận của mật, gan và tụy trở nên bất thường.
Một khi tế bào gan bị bị vỡ, tổn thương hoặc khu vực đường mật bị chèn ép, bị viêm thì sắc tố mật sẽ tăng lên. Từ đó gây ra tình trạng da bị vàng ở người, trong đó có vàng da lòng bàn tay. Một số nguyên nhân vàng da lòng bàn tay bàn chân như:
Vàng da lòng bàn tay bàn chân có thể xuất hiện sau khi trẻ được sinh ra khoảng 24 giờ (đối với những trẻ sinh đủ tháng) hoặc trong 2 tuần (đối với những trẻ sinh non). Tình trạng này có tên gọi là vàng da sinh lý. Với các trường hợp này, chỉ số bilirubin trong máu không quá cao và mức độ vàng da ở trẻ cũng không quá nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh bị vàng da lòng bàn tay bàn chân do sinh thiếu tháng
Caroten có trong các loại quả màu vàng, chẳng hạn như đu đủ, xoài, cà rốt,… Ngoài ra, nó còn có nhiều trong các loại rau xanh và lòng đỏ trứng gà. Nếu bổ sung quá nhiều loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày có thể gây ra tình trạng dư thừa Caroten trong máu dẫn đến vàng da. Tuy nhiên, đây là tình trạng lành tính và nếu bạn ngừng ăn những loại thực phẩm trên thì vấn đề vàng da sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Trả lời thắc mắc “vàng da lòng bàn tay bàn chân là thiếu chất gì”, chuyên gia cho biết tình trạng này có thể là do cơ thể bị thiếu máu do không được cung cấp đầy đủ sắt. Sắt rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Khi thiếu sắt, cơ thể thường đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và gây ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động của nhiều cơ quan.
Một số trường hợp khác có thể khiến người bệnh bị vàng da đó là do thực phẩm. Ví dụ như ăn quá nhiều bí đỏ, đu đủ, xoài, gấc, cà rốt,… Những loại thực phẩm này luôn chứa hàm lượng B-caroten cao. Nếu bạn ăn liên tục, lượng caroten không chuyển hóa kịp sẽ ứ đọng ở gan và dẫn đến chứng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, vàng da lòng bàn tay bàn chân còn có thể do một số bệnh lý khác gây ra. Cụ thể là:
Bệnh lý liên quan tới hồng cầu có thể gây ra hiện tượng vàng da
Khi bị vàng da, người bệnh sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: Vàng lòng bàn tay, vàng niêm mạc mắt, bàn chân, phân bạc, sốt, nước tiểu vàng, cơ thể mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, ăn uống kém,...
Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đối với những người có tiền sử nghiện bia rượu, có triệu chứng nghi ngờ sỏi mật hoặc viêm gan do virus có dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ. Một số xét nghiệm thường được chỉ định, cụ thể:
Biện pháp xét nghiệm máu cho kết quả chẩn đoán chính xác tới 95%
Để điều trị tình trạng vàng da lòng bàn tay bàn chân đạt hiệu quả, cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa loại bỏ sỏi.
Nếu bệnh vàng da do tình trạng thiếu sắt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten, B-caroten thì bạn nên bổ sung sắt hoặc giảm bớt lượng thực phẩm có chứa nhiều caroten, B-caroten trong chế độ ăn hàng ngày.
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân vàng da
Bệnh vàng da nếu được phát hiện sớm có thể điều trị một cách hiệu quả. Ngược lại, đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn, đã tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, khi có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, đạt hiệu quả. Để đăng ký đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 1806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.