Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh

Bích Ngọc

02-04-2024

goole news
16

Vảy nến da đầu là tình trạng viêm mạn tính ở vùng da đầu, có nhiều nguyên nhân tác động gây ra bệnh. Vảy nến khiến cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về căn bệnh này. 

Tìm hiểu về bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến là tình trạng viêm da mạn tính do sự phát triển quá mức của tế bào biểu bì. Khi mắc bệnh, vùng da bị viêm sẽ xuất hiện tính trạng mẩn đỏ, đóng vảy trắng, sưng tấy, ngứa ngáy,...

Vảy nến có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như: da đầu, rìa chân tóc, khuỷu tay, đầu gối,... Nếu tình trạng vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu được gọi là bệnh lý vảy nến da đầu. 

Bệnh vảy nến ở da đầu được chia thành các mức độ khác nhau như: 

  • Tình trạng nhẹ: Vùng da đầu bị viêm dưới 5%, các tổn thương nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1- 2cm. Tình trạng tổn thương không nghiêm trọng, phần da tróc vảy trắng giống gàu, gây ngứa và rụng tóc. 
  • Tình trạng nặng: Vùng da đầu bị viêm chiếm hơn 10%, các tổn thương có đường kính lớn, lan rộng. Xuất hiện vảy đỏ, dày, tóc rụng nhiều và không mọc lại được. 

Vảy nến ở vùng da đầu là bệnh khá phổ biến, chúng chiếm tỷ lệ khoảng 2- 3% dân số. Bệnh có thể xảy ra đối với cả nam và nữ. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp ở người lớn.

Bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. 

Vảy nến da đầu là bệnh lý khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnhVảy nến vùng da đầu là bệnh lý khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Nguyên nhân của vảy nến ở da đầu

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến. Có thể hiểu đơn giản, bệnh hình thành do cơ chế tự miễn, sự phát triển quá mức của các tế bào da tạo nên phần da dư thừa xếp chồng lên nhau, bong tróc và đóng vảy. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: 

Yếu tố di truyền: 

Có một số gen được xác định có liên quan tới bệnh lý vảy nến. Các gen này sẽ khởi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng của bệnh. 

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh vảy nến thì họ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường. 

Vảy nến da đầu có thể do yếu tố di truyền gây raVảy nến da đầu có thể do yếu tố di truyền gây ra

Rối loạn hệ miễn dịch: 

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh vảy nến và rối loạn hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với tế bào lympho T. Những tế bào có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây hại. 

Khi hệ thống miễn dịch hoạt động bị gián đoạn khiến ảnh hưởng tới các tế bào lympho T. Chúng không thể xác định tế bào da bình thường nên tấn công những tế bào này, từ đó gây ra tình trạng viêm, sau đó và viêm mạn tính và sự phát triển của bệnh vảy nến da đầu. 

Các yếu tố khác: 

Một số yếu tố khác từ môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: 

  • Viêm da, viêm họng, nhiễm trùng tiêu hoá hoặc nhiễm HIV. 
  • Chấn thương ở vùng da đầu. 
  • Xây dựng chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu vitamin D
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc chống sốt rét, corticoid,...
  • Sử dụng rượu bia và thuốc lá thường xuyên. 

Sử dụng rượu bia thường xuyên là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến vùng da đầuSử dụng rượu bia thường xuyên là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Các dấu hiệu thường gặp của vảy nến ở vùng da đầu

Vảy nến da đầu có nhiều biểu hiện khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Nếu thấy dấu hiệu nào của bệnh, hãy can thiệp y tế kịp thời để tránh những biến chứng và phục hồi tính thẩm mỹ.

Xuất hiện các mảng đỏ: 

Vùng da đầu xuất hiện các mảng đỏ có thể hình tròn hoặc các hình dạng khác nhau. Những mảng này có kích thước to nhỏ không đều, có thể từ vài mm đến vài cm. 

Đóng vảy trắng: 

Các vảy trắng sẽ xuất hiện trên các vùng da đầu có mảng đỏ như vảy, gây ngứa. Những vảy này dễ tróc và có xu hướng tạo thành từng cụm. Vài trường hợp, các mảng này lan ra ngoài chân tóc, xuống các vùng khác như trán, tai, gáy. 

Xuất hiện tình trạng đóng vảy trắng trên các mảng đỏXuất hiện tình trạng đóng vảy trắng trên các mảng đỏ

Gây ngứa ngáy: 

Các vùng da bị vảy nến sẽ có tình trạng bong tróc gây ra ngứa ngáy cho người mắc bệnh. Việc gãi khi ngứa sẽ làm cho chảy máu, bong tróc vảy, dễ nhiễm trùng. 

Lan rộng trên da đầu: 

Biểu hiện của các mảng vảy nến sẽ trầm trọng hơn khi gãi hoặc trầy xước trên da dầu. Những vùng da đầu tổn thương sẽ xuất hiện các mảng vảy nến nhiều hơn. 

Rụng tóc: 

Những người mắc bệnh vảy nến vùng da ở đầu có thể bị rụng tóc, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tóc có thể phục hồi và mọc lại. 

Nếu thấy có những dấu hiệu này trên da đầu của mình, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn từ các chuyên gia y tế. Việc điều trị từ sớm có thể ngăn được sự phát triển của vảy nến. 

Người mắc bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ. vảy trắng gây ngứa ngáyNgười mắc bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ. vảy trắng gây ngứa ngáy

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn được bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh nên đi khám để xác định được tình trạng, mức độ bệnh và thực hiện các phương pháp điều trị để ngăn sự tiến triển của bệnh trên cơ thể, cũng như giảm các triệu chứng của vảy nến.

Thuốc bôi trị vảy nến ở da đầu

Để điều trị vảy nến, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi vào khu vực da đầu bị tổn thương như: Axit Salicylic, Corticoid, liệu pháp vitamin D để ức chế quá trình phát triển của bệnh, giúp giảm viêm da và bong vảy. Bên cạnh đó, sử dụng Anthralin, Retinoids,... để các tế bào da không tăng trưởng quá mức, làm mềm da. Những loại thuốc bôi trên còn có tác dụng kháng viêm, kiểm soát tốt bệnh vảy nến. 

Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bác sĩ còn có thể kê đơn thuốc hoặc tiêm để kiểm soát quá trình tăng trưởng tế bào da, kiểm soát tình trạng viêm,...

Sử dụng thuốc bôi trong quá trình điều trị vảy nến vùng da đầuSử dụng thuốc bôi trong quá trình điều trị vảy nến

Điều trị tại viện

Một số liệu pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị vảy nến vùng da ở đầu như: 

  • Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc kết hợp với ánh sáng chứa tia cực tím, có bước sóng ngắn để nhắm vào khu vực da đầu bị tổn thương do bệnh vảy nến gây nên. 
  • Liệu pháp Goeckerman: Kết hợp điều trị bằng nhựa than đá và tia cực tím, có tác dụng điều trị các vùng da bị dị ứng.
  • Liệu pháp Laser Excimer: Thường áp dụng với những người bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Sử dụng tia Laser để điều trị các khu vực bị tổn thương. 

Dầu gội trị vảy nến ở vùng da đầu

Dầu gội đặc trị vảy nến da đầu thường chứa các thành phần đặc biệt như Axit salicylic, Propionate, Clobetasol,... có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm da đầu. Sử dụng thường xuyên có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh. 

Bên cạnh các phương pháp trên, người bị bệnh có thể điều trị đông y hoặc các phương pháp dân gian tại nhà như: Sử dụng nha đam, bồ kết, dầu dừa,.... Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể mang lại hiệu quả tuyệt đối. 

Sử dụng dầu gội đặc trị vảy nến ở da đầu giúp giảm bớt đáng kể triệu chứng của bệnhSử dụng dầu gội đặc trị vảy nến ở da đầu giúp giảm bớt đáng kể triệu chứng của bệnh

Bị vảy nến da đầu nên ăn gì?

Đối với những người bệnh bị vảy nến nói chung và người mắc vảy nến da đầu nói riêng, cần bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu các loại vitamin,... để giúp kiểm soát tốt tình trạng của bệnh như: 

  • Rau củ quả: Trong chế độ ăn chống viêm hầu hết đều có trái cây và rau củ. Bởi vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giảm căng thẳng,... Một số loại thực phẩm mà người bệnh vảy nến nên ăn gồm: súp lơ, cải xoăn, việt quất, dâu tây,....
  • Thực phẩm giàu omega-3: Thực phẩm chứa nhiều omega-3 các tác dụng làm giảm viêm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 như: Các loại cá béo (cá ngừ, cá ngừ,...), các loại dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt lanh,...). 
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin A sau khi chuyển hoá sẽ giúp bình thường hóa quá trình tăng sinh tế bào da. Nhờ vậy mà giảm nhẹ các triệu chứng của vảy nến: Một thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, cà chua, ớt chuông, khoai lang,...
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Theo một số nghiên cứu, vitamin D có thể kiểm soát tốt bệnh vảy nến. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Nấm, cá hồi,...

Sử dụng dầu gội đặc trị vảy nến ở da đầu giúp giảm bớt đáng kể triệu chứng của bệnhXây dựng chế độ ăn hợp lý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến da dầu

Bệnh vảy nến da đầu là một bệnh ngoài da thường khá phổ biến. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh. Người mắc bệnh vảy nến ở da đầu khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh cần khám và điều trị từ sớm, đồng thời xây dựng chế độ ăn phù hợp để giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Qua đó, chủ động điều trị và phòng tránh bệnh từ sớm để bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế điều trị các bệnh lý liên quan đến vảy nến uy tín, được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

Để đặt lịch khám và điều trị bệnh vảy nến da đầu và nhiều bệnh khác, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 1900 1806 để đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

123

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám