Vảy nến móng tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa bệnh

Bích Ngọc

03-04-2024

goole news
16

Vảy nến móng tay là bệnh lý về da khá phổ biến, chúng ảnh hưởng không chỉ tới thể chất mà còn cả tâm lý của người mắc bệnh. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu bệnh qua bài viết dưới đây.

Vảy nến móng tay là gì?

Vảy nến móng tay hay vảy nến móng (psoriasis nail) là một bệnh lý về da liễu khá phổ biến. Bệnh này thuộc nhóm bệnh vảy nến - bệnh về da liễu mạn tính và không lây nhiễm, do xuất hiện “lỗi” trong quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch. 

Thông thường, các tế bào da sau khoảng 28-30 ngày sẽ sinh sản. Nhưng người mắc bệnh vảy nến móng, hệ thống miễn dịch cứ khoảng 3-4 ngày sẽ sản sinh ra các tế bào mới, làm cho da người bệnh dày lên, đỏ và ngứa ngáy. 

Móng tay bị ảnh hưởng vì đó là một phần của da. Bệnh vảy nến móng sẽ hình thành từ trong rễ móng dưới lớp biểu bì. 

Ngoài ra, bệnh vảy nến móng tay có nhiều đặc điểm tương đối giống nấm móng. Bệnh nhân cần khám để xác định chính xác bệnh và điều trị, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. 

Vảy nến móng tay là một bệnh lý về da liễu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnhVảy nến móng tay là một bệnh lý về da liễu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnh

Nguyên nhân bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay có nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào và mô bình thường của cơ thể. Do đó, dẫn tới tăng sinh lớp sừng, gây ra bệnh. Tuy nhiên, có một vài yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: 

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường. 
  • Môi trường: Có một số yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,...
  • Stress: Tình trạng căng thẳng cũng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển cho bệnh vảy nến móng. 
  • Các bệnh lý khác: Một số các bệnh lý khác cũng có thể liên quan đến việc phát triển vảy nến móng như: viêm khớp dạng thấp, bệnh về da liễu hoặc bệnh tự miễn khác. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra vảy nến móng tay là do rối loạn hệ thống miễn dịchNguyên nhân chủ yếu gây ra vảy nến móng tay là do rối loạn hệ thống miễn dịch

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Vẩy nến móng tay sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau theo từng mức độ, giai đoạn của bệnh. Dưới đây là những biểu hiện trong từng giai đoạn của bệnh: 

Giai đoạn 1

  • Các vùng da quanh móng tay có tình trạng thay đổi màu sắc, có thể chuyển sang màu xanh, vàng hoặc nâu đậm. 
  • Xuất hiện các đốm trắng ở bên trên hoặc dưới móng tay

Giai đoạn 2

  • Móng có có tình trạng biến dạng nhẹ. 
  • Trên bề mặt móng xuất hiện các vết rãnh, đường lằn, lỗ rỗ lõm, tuỳ vào từng trường hợp mà mức độ khác nhau. 

Tình trạng vảy nến móng tay giai đoạn hai có xuất hiện biến dạng nhẹTình trạng vảy nến móng tay giai đoạn hai có xuất hiện biến dạng nhẹ

Giai đoạn 3

  • Lúc này, móng tay có thể bị bong ra khỏi bề mặt móng. 
  • Xuất hiện các lớp vảy trắng phía dưới móng tay. 
  • Móng dày lên, tạo cảm giác khó chịu, đau nhức. 

Giai đoạn 4

  • Các tổn thương ở móng tay khiến chảy máu và khiến móng bị hư tổn nặng. 
  • Các lớp sừng bên dưới da tăng dinh nhanh và dày hơn so với bình thường gấp 2-3 lần khiến cho người bệnh bị đau. 
  • Móng tay bị bong, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Vảy nến móng tay giai đoạn bốn khiến móng bị tổn thương nặng nềVảy nến móng tay giai đoạn bốn khiến móng bị tổn thương nặng nề

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng có thể làm mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti. Vì vậy, các phương pháp điều trị như vị cứu tinh giải cứu cho tình trạng móng xấu của người. Một số phương pháp chữa trị phổ biến như: 

Điều trị bằng thuốc bôi ngoại vi

Đối với các bệnh nhân vảy nến móng tay ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ thường được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi có tác dụng tại chỗ. Người bệnh trực tiếp bôi thuốc vào móng tay bị vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Một số nhóm thuốc dùng điều trị bệnh như: Calcipotriol, corticosteroid mạnh, tazarotene. Lưu ý, khi sử dụng corticosteroid mạnh, người bệnh chỉ nên sử dụng mỗi ngày từ 1-2 lần và dùng liên tục trong 9 tháng (Calcipotriol cũng tương tự). Nếu bệnh nhân vẫn có tình trạng rỗ, rách móng, móng thay đổi màu sắc,.. bác sĩ sẽ đổi sang Tazarotene hoặc nhóm thuốc khác. 

Điều trị vảy nến móng tay bằng thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩĐiều trị vảy nến móng tay bằng thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị bằng thuốc có tác dụng toàn thân

Nếu quá trình điều trị bằng thuốc bôi ngoại vi không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc có tác dụng toàn thân. Chúng sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể, khi sử dụng cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc dùng trong điều trị vảy nến móng như: Cyclosporin, Retinoids,.. 

Thuốc có tác dụng toàn thân cần kiên trì sử dụng vì chúng sẽ phát huy công dụng sau vài tháng sử dụng. 

Tiêm Corticosteroid

Có thể sử dụng phương pháp tiêm corticosteroid vào nền móng. Bằng cách này, bệnh nhân sẽ đạt hiệu quả tích cực ở một số trường hợp mắc bệnh. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng kèm với chất gây tê để giảm cơn đau khi thực hiện tiêm. 

Tiêm corticosteroid là phương pháp điều trị vảy nến móng tay hiệu quảTiêm corticosteroid là phương pháp điều trị vảy nến móng tay hiệu quả

Cắt bỏ móng tay

Khi mắc vảy nến móng tay, đôi khi cắt bỏ móng tay là điều cần thiết. Các phương pháp cắt bỏ móng như: Phẫu thuật, sử dụng tia X hoặc sử dụng Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng. 

Tuy nhiên, việc loại bỏ móng tay này có thể khiến móng tay khi mọc lại có hình dáng bất thường. Nếu móng bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho bệnh nhân. 

Sử dụng phương pháp quang trị liệu

Bệnh vảy nến móng tay ở mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp quang học hoặc tia laser. Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím để chữa bệnh, tia cực tím tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm, đồng thời tái tạo tế bào da mới. Tuy nhiên, các liệu pháp sử dụng tia cực tím A (UVA) có thể làm tăng nguy cơ gây ra ung thư da, chi phí khá cao.

Sử dụng phương pháp quang trị liệu mang lại hiệu quả trong điều trị vảy nến móng taySử dụng phương pháp quang trị liệu mang lại hiệu quả trong điều trị vảy nến móng tay

Xem thêm:

Lời khuyên phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay

Chế độ dinh dưỡng

  • Tăng cường chất xơ: Nên bổ sung rau củ và trái cây vào chế độ ăn để cải thiện hệ thống tiêu hoá và giúp da khoẻ mạnh. 
  • Bổ sung vitamin A, vitamin B, vitamin C: Vitamin A giúp tái tạo và duy trì da khỏe mạnh, còn vitamin B và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin như: rau xanh, trái cây,...
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 3 và kẽm: Đây là hai nhóm dưỡng chất có vai trò duy trì sức khoẻ cho da. Các thực phẩm giàu omega-3 và kẽm như: Cá thu, cá hồi, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,...
  • Hạn chế đường và chất béo: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể khiến tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của da. Các thực phẩm như: bánh kẹo, chocolate,... Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp tránh được bệnh vảy nến móng tayXây dựng chế độ ăn hợp lý giúp tránh được bệnh vảy nến móng tay

Chăm sóc cá nhân

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, để phòng tránh mắc bệnh cũng nên lưu ý chăm sóc cơ thể như: 

  • Cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ: Điều này giúp móng tay của bạn trở nên chắc khỏe, hạn chế bị gãy và giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Bảo vệ tay: Khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất nên đeo găng tay để bảo vệ móng. Nên tránh mang găng tay cao su latex vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm. 
  • Không cắn, cạy móng tay: Thói quen xấu này có thể gây tổn thương cho móng, nhiễm trùng và tạo điều kiện cho bệnh vảy nến móng tay bùng phát. 
  • Giữ móng khô: Giữ móng khô cũng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh và lây lan. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp móng tay và bàn tay không quá khô. Tuy nhiên, nên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của mình, tránh gây kích ứng. 

Chăm sóc móng tay cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến móng tayChăm sóc móng tay cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một bệnh ngoài da khá phổ biến, tuy không có ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe những chúng khiến người bệnh cảm thấy tự tin, mặc cảm. Do vậy, người mắc bệnh vảy nến móng nên khám và điều trị từ sớm và xây dựng chế độ phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Qua đó, chủ động điều trị và phòng tránh bệnh từ sớm để bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế điều trị các bệnh lý liên quan đến vảy nến uy tín, được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

Để đặt lịch khám và điều trị bệnh vảy nến da đầu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 1900 1806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

112

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám