Viêm amidan đáy lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngọc Anh

08-04-2025

goole news
16

Viêm amidan đáy lưỡi là một trong số các bệnh nhiễm trùng thuộc đường hô hấp trên có thể gây đau rát kéo dài, khó nuốt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa các biến chứng sức khoẻ, kiểm soát triệu chứng hiệu quả, bạn không nên chủ quan mà phải chủ động và kiên trì điều trị bệnh càng sớm càng tốt!

Viêm amidan đáy lưỡi là gì?

Amidan đáy lưỡi là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus xâm nhập qua đường miệng. Chúng nằm ở gốc lưỡi, ngay trước thanh thiệt và hầu họng, nên thường khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Amidan đáy lưỡi có bề mặt gồ ghề với nhiều hốc nhỏ chứa tế bào miễn dịch. Bình thường, chúng có kích thước khoảng 1-2cm nhưng có thể sưng to hơn khi bị viêm. Đặc biệt, ở trẻ em và thanh thiếu niên, amidan này hoạt động mạnh để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng viêm ở các tế bào lympho đáy lưỡi

Viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng viêm ở các tế bào lympho đáy lưỡi

Hệ thống bảo vệ của cơ thể có một vòng bạch huyết gọi là Waldeyer, bao gồm amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái, amidan vòm họng (VA) và amidan thanh quản. Tất cả phối hợp với nhau để ngăn chặn vi khuẩn, virus từ đường hô hấp và tiêu hóa. Ở trẻ nhỏ, amidan đáy lưỡi phát triển mạnh từ 2-10 tuổi và thường nhỏ dần khi trưởng thành. Viêm amidan đáy lưỡi là bệnh xảy ra khi các hạt lympho bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh trong điều kiện hệ miễn dịch bị suy yếu.

Nguyên nhân gây viêm amidan đáy lưỡi

Viêm amidan đáy lưỡi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là nhiễm trùng. Trong đó:

  • Vi khuẩn Streptococcus là tác nhân chính, chiếm 30-40% các trường hợp viêm cấp tính.
  • Các vi khuẩn khác như Haemophilus influenzae, virus adenovirus, virus cúm, virus Epstein-Barr cũng có thể xâm nhập vào đường hô hấp tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh qua đường ăn uống gây bệnh.

Vi khuẩn Haemophilus influenzae là tác nhân chính gây viêm ở amidan

Vi khuẩn Haemophilus influenzae là tác nhân chính gây viêm ở amidan

Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm amidan đáy lưỡi:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Người có bệnh lý nền như tiểu đường, HIV/AIDS hoặc đang điều trị hóa trị dễ bị viêm hơn.
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, thuốc lá, không khí khô làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Tiền sử các bệnh lý đường hô hấp như trào ngược dạ dày (GERD), viêm xoang, viêm họng,....
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều đường, ít rau xanh có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch.
  • Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh

Triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi

Trên thực tế, bệnh có thể nhận biết đặc trưng bởi các biểu hiện như:

  • Đau họng: Cảm giác đau rát, khó chịu khi nuốt, có thể lan lên tai, đặc biệt là khi người bệnh ho khan, nuốt thức ăn
  • Khó nuốt: Cảm giác vướng, đau khi ăn uống, thậm chí khi nuốt nước bọt.
  • Sốt: Nếu do vi khuẩn, người bệnh có thể sốt cao trên 38°C; nếu do virus, sốt thường nhẹ hơn.
  • Hơi thở có mùi: Do vi khuẩn tích tụ trong các khe hốc của amidan.
  • Lưỡi bẩn, nhiều rêu lưỡi, có màu trắng bệch. Đáy lưỡi có biểu hiện nóng, sưng đỏ, khô rát hơn so với ngày thường
  • Khàn tiếng, ho, mệt mỏi, viêm kết mạc, chảy nước mũi: Một số người có thể bị khàn giọng hoặc ho kéo dài.
  • Amidan sưng to, trên bề mặt họng có chấm nhỏ như mủ hoặc màu trắng, hạch ở góc hàm bị sưng đau, có thể sốt, mệt mỏi và đau họng,...

Hơi thở bốc mùi là một trong các dấu hiệu của viêm amidan

Hơi thở bốc mùi là một trong các dấu hiệu của viêm amidan

Ở trẻ em, viêm amidan đáy lưỡi có thể khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc và khó ngủ. Trong trường hợp nặng, amidan sưng to có thể gây khó thở, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Theo thời gian, bệnh sẽ nhanh chóng lan sang các vùng xung quanh như thanh quản, phế quản, khí quản gây ra các biểu hiện của bệnh đường hô hấp điển hình như sốt, ho, ho có đờm, khàn tiếng, đau tức ngực,...

Chẩn đoán viêm amidan đáy lưỡi

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý bằng cách:

  • Khám lâm sàng: Quan sát họng, khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý.
  • Nội soi vòm họng: Dùng ống nội soi nhỏ để kiểm tra chi tiết amidan đáy lưỡi.
  • Xét nghiệm vi sinh: Test nhanh hoặc nuôi cấy dịch họng để xác định vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu.

Cách điều trị viêm amidan đáy lưỡi

Tuỳ vào phương pháp thực hiện, các bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị khác nhau, có thể kể đến như:

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp chính cho viêm amidan đáy lưỡi chưa nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt giúp giảm triệu chứng. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, bạn có thể được dùng thêm một số loại kháng sinh trong vòng 5 - 7 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tại nhà như:

  • Súc họng bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày giúp giảm viêm, làm sạch họng. 
  • Uống 2-3 lít nước/ngày giữ ẩm niêm mạc, hỗ trợ đào thải độc tố. 
  • Ưu tiên thức ăn mềm, tránh cay nóng, bổ sung vitamin C, kẽm giúp tăng cường miễn dịch.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thuốc lá, rượu bia giúp hạn chế kích ứng họng. 

Đa số người bệnh được chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn

Đa số người bệnh được chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn

Điều trị ngoại khoa

Nếu viêm amidan tái phát 5 - 6 lần/ năm, amidan đáy lưỡi sưng to khiến người bệnh gặp các biến chứng trong sinh hoạt như khó thở, ngủ ngáy, viêm nhiễm các cơ quan xung quanh,... thì có thể cân nhắc thực hiện điều trị ngoại khoa.

Biết rằng, cắt amidan đáy lưỡi là phương pháp triệt để nhất, thực hiện dưới gây mê toàn thân. Các kỹ thuật cắt bỏ amidan phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Laser CO2: Chính xác, ít chảy máu, hồi phục nhanh, tỷ lệ thành công 85-90%, nhưng chi phí cao.
  • Plasma lạnh (Coblation): Giảm tổn thương nhiệt, ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn 2-3 ngày so với phương pháp truyền thống.
  • Sóng cao tần: Giảm thể tích amidan, ít xâm lấn, thực hiện dưới gây tê tại chỗ, hồi phục sau 24-48 giờ, có thể cần làm nhiều lần.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn hậu phẫu. Đau họng kéo dài 7-10 ngày, bạn sẽ được kê thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Chú ý: Nên ăn lỏng, mềm trong 1-2 tuần đầu, tránh đồ nóng, cay, cứng, hạn chế vận động mạnh ít nhất 2 tuần để hồi phục tốt hơn.

Phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi

Để giảm nguy cơ viêm amidan đáy lưỡi, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý như sau:

  • Giữ vệ sinh miệng sạch sẽ: Đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng nước muối.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm trùng hô hấp: Đeo khẩu trang khi cần thiết.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh các yếu tố kích thích: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tránh thức ăn cay nóng.
  • Tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý: Giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn

Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn

Viêm amidan đáy lưỡi có thể gây khó chịu nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả. Nếu có triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Hiện nay, Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý viêm nhiễm thông thường cho tới các khối u, bệnh lý phức tạp vùng đầu mặt được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ngoài đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, tâm huyết, bệnh viện còn sở hữu những ưu điểm như quy trình khám khoa học, máy móc thiết bị hiện đại, nhân viên hướng dẫn nhiệt tình,... đem lại trải nghiệm y tế chất lượng cao khiến nhiều khách hàng hài lòng và đặt niềm tin.

Có thể nói, viêm amidan đáy lưỡi là bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Do đó, bạn nên chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, đi khám và duy trì điều trị theo chỉ định.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

61

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám