Viêm amidan hốc mủ là gì, biến chứng và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

09-07-2022

goole news
16

Viêm amidan hốc mủ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là một thể của viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến hiện nay. Là tình trạng các khe hốc amidan chứa các hạt mủ nhỏ li ti màu trắng như bã đậu và toả ra mùi hôi khó chịu. Viêm amidan hốc mủ không chỉ khiến người bệnh thấy đau, khó khăn trong ăn uống và hô hấp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh này không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có nguy cơ bị ung thư vòm họng và nhiều biến chứng khác. 

Tình trạng viêm amidan hốc mủTình trạng viêm amidan hốc mủ

Biểu hiện cảnh báo viêm Amidan hốc mủ

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm amidan hốc mủ gần giống và dễ bị nhầm lẫn với ung thư vòm họng khiến người bệnh tìm đến các phương pháp điều trị sai cách dẫn đến hậu quả khôn lường. Bệnh được chia làm 2 dạng cấp tính và mạn tính. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh mọi người cần chú ý.

Dấu hiệu nhận biết chung của tình trạng này bao gồm: Người bệnh thấy đau họng, đôi khi cơ đau lan đến tai; tiết nhiều nước bọt; cảm thấy khó nuốt, không nuốt được hoặc nuốt thấy vướng víu; xuất hiện các hạch cứng ở dưới hàm hoặc ở cổ; khi soi gương có thể nhìn thấy lớp mủ trắng bị vón cục thành khối như bã đậu và bề mặt amidan có chấm nhỏ bốc mùi hôi.

Những người viêm amidan hốc mủ cấp tính thường có biểu hiện như: Sốt cao, khàn tiếng, ho nhiều và có đờm, đau ngực, lưỡi bẩn và chuyển thành màu trắng, cơ thể suy nhược và ăn uống kém, họng sưng to và thở khó khăn.

Ho nhiều là dấu hiệu amidan bị viêmHo nhiều là dấu hiệu amidan bị viêm

Triệu chứng nhận biết viêm amidan hốc mủ mãn tính gồm có: Sốt nhẹ, cổ họng bị ngứa và rát, miệng có mùi hôi, ho khàn, giọng khàn, ngủ ngáy to, thở khò khè và có thể kèm theo các dấu hiệu viêm phế quản.

Viêm Amidan hốc mủ là do đâu?

Viêm amidan cấp tính không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể gây biến chứng viêm amidan hốc mủ. Ngoài ra bệnh còn do một số tác nhân khác như: 

  • Cấu trúc amidan: Có nhiều hốc trong amidan và nằm ở vị trí tiếp xúc với không khí, thức ăn và một số chất khác. Vì thế amidan dễ nhiễm virus, vi khuẩn, gây viêm, hình thành các ổ mủ và áp xe.
  • Môi trường sống không đảm bảo: Người bệnh sống ở nơi nhiều khói bụi, chất độc hại, vi khuẩn, khói thuốc,... đều có thể làm tăng tình trạng viêm và các bệnh hô hấp khác.

Môi trường ô nhiễm là tác nhân gây viêm amidanMôi trường ô nhiễm là tác nhân gây viêm amidan

  • Vệ sinh răng miệng kém: Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh chưa đúng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công amidan.
  • Các bệnh Tai - Mũi - Họng: Tai - Mũi - Họng là ba cơ quan được nối với nhau thông qua các lỗ xoang. Do vậy, nếu vi khuẩn xâm nhập và tấn công một trong ba cơ quan này mà người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến lây lan, ảnh hưởng đến hai cơ quan còn lại.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết: Thời điểm chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến cơ thể nhiều người kém thích nghi, dễ bị tác động dẫn đến tổn thương amidan.

Bên cạnh đó, bệnh viêm amidan hốc mủ còn đến từ thói quen sinh hoạt của người bệnh như: hút thuốc lá, thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh nhiều hoặc nghiện rượu bia.

Biến chứng viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ thường để lại các biến chứng gồm:

  • Biến chứng tại chỗ: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt (nhất là nuốt nước bọt) và trong giao tiếp.
  • Biến chứng kế cận: Khi tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các khu vực lân cận như miệng, họng dễ dẫn đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,  nặng hơn là ung thư vòm họng.

Viêm amidan hốc mủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng

  • Biến chứng toàn thân: Với một số trường hợp trở nặng, viêm amidan có thể gây ra nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, viêm khớp và phù nề chân tay. Nhiều người amidan sưng quá to gây chèn ép hệ hô hấp, tạo áp lực cho phổi khiến bệnh nhân khó thở, thậm chí gây chứng ngưng thở.

Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả

Các biến chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ rất nguy hiểm, có những biến chứng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát vừa đe dọa đến tính mạng. Để hạn chế biến chứng người bệnh cần được phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Sau đây là những phương pháp điều trị bệnh này. 

Điều trị bằng mẹo dân gian: Một số mẹo dân gian được dùng phổ biến trong điều trị viêm amidan nhẹ, giai đoạn sớm như: Súc miệng nước muối giúp sát trùng, diệt khuẩn; Chưng lá húng chanh với đường phèn giúp kháng khuẩn, giảm sưng; Mật ong chưng cách thuỷ với gừng thái lát giúp giảm sưng tấy và viêm nhiễm.

Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm amidan tùy từng ca bệnh dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh. Phương pháp này được ưu tiên áp dụng vì đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một số loại thuốc thường được dùng để chữa viêm amidan như: 

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho 80% các trường hợp viêm amidan hốc mủ. Thuốc giúp ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Với trường hợp bội nhiễm vi khuẩn hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây bệnh, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định gồm có: Amoxicillin, Iba mentin, Cephalosporin, Clarithromycin, Erythromycin, Roxithromycin.

Điều trị viêm amidan bằng thuốc. (Ảnh minh hoạ)Điều trị viêm amidan bằng thuốc. (Ảnh minh hoạ)

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm sưng và làm dịu các cơn đau rát trong cổ họng. Một số thuốc có thể được chỉ định dùng là Prednisolone 5m, Alphamostryspin 4,2mg.
  • Thuốc giảm ho có đờm, ho khan: Tuỳ vào mức độ ho mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc như: Toplexil, Dextromethorphan, Codein,...
  • Bên cạnh đó, những loại thuốc hạ sốt, giảm phù nề,... cũng được bác sĩ kê đơn để giảm bớt các triệu chứng của viêm amidan.

Trong thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi liều thuốc, liều lượng hoặc sai cách so với quy định. Đồng thời, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Điều trị ngoại khoa: Phương pháp chữa trị ngoại khoa phổ biến nhất là phẫu thuật cắt amidan. Nếu người bệnh sau thời gian điều trị nội khoa không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan. Thủ thuật này phù hợp với những người viêm amidan hốc mủ mạn tính và có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm như suy tim, khó thở, rối loạn đông máu. Thực hiện phẫu thuật cắt amidan giúp người bệnh loại bỏ triệt để viêm nhiễm amidan nhưng cũng có nhiều rủi ro như: suy giảm sức khỏe, xuất huyết trong, nhiễm trùng,... Do đó, người bệnh cần cân nhắc và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ thuật này được an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phòng tránh viêm Amidan hốc mủ bằng cách nào

Không chỉ những người bị viêm amidan hốc mủ mà những người khoẻ mạnh cũng cần lưu ý các vấn đề dưới đây để phòng ngừa và tránh bệnh tiến triển nặng:

  • Trong thời gian điều trị bệnh, người viêm amidan nên ăn thức ăn mềm. Bổ sung vitamin, các loại rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm dinh dưỡng để cơ thể tăng sức đề kháng. Tránh ăn những đồ cứng, thô dễ làm tổn thương amidan và gây xuất huyết ở họng. Đặc biệt, uống nhiều nước và uống nước ấm, hạn chế uống nước đá, nhất là khi trời trở lạnh.
  • Tuân thủ đúng liệu trình điều trị và dùng thuốc đúng liều lượng để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả nhất.
  • Giữ gìn vệ sinh vòm họng, răng miệng: Đánh răng và làm sạch răng, vòm họng mỗi ngày vào buổi sáng, tối. Bên cạnh đó, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm để cải thiện tình trạng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng miệng.

Vệ sinh răng miệng là các phòng bệnh viêm amidan hiệu quả và tiết kiệm

  • Hạn chế không la hét, nói to. Điều này khiến amidan bị tổn thương và tăng nguy cơ bị bệnh về thanh quản, họng. 
  • Sử dụng khẩu trang và các vật dụng bảo hộ đi ra ngoài hoặc đến môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, những người phải làm việc ở môi trường nhiều hoá chất, khói bụi nên mặc thêm quần áo bảo hộ, che chắn miệng, mũi.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở amidan cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng chọn làm nơi thăm khám, điều trị viêm và cắt amidan. Bệnh viện có áp dụng thanh toán Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh thăm khám và điều trị. 

Mong rằng những thông tin trên bài đã giúp bạn đọc hiểu hơn về viêm amidan hốc mủ và có các cách phòng ngừa phù hợp. Để được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn về dịch vụ tại Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,512

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Viêm amidan

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám