Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát, khi vùng họng viêm nhiễm kép dài. Lúc này các tế bào Lympho thành sau họng làm việc liên tục rồi phình to ra tạo thành các hạt có kích thước khác nhau, từ đầu kim đến hạt đậu. Những hạt này rất dễ bị kích thích khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và đau rát cổ họng.
Căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhất là những người có cơ địa yếu như trẻ em. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh này có xu hướng xảy ra khi thời tiết trở lạnh, để điều trị đúng hướng cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ đâu.
Viêm họng hạt là một dạng bệnh của viêm họng mãn tính quá phát
Nguyên nhân và triệu chứng gây nên viêm họng hạt
Đế có thể phát hiện sớm điều trị kịp thời và điều trị đúng cách, cần phải nhận biết được các dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh chính. Theo đó:
Viêm họng hạt triệu chứng
Bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cũng có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Nhưng nhìn chung những người mắc bệnh viêm họng hạt thường có những biểu hiện là:
- Cảm thấy họng ngứa và khô: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên, bệnh nhân luôn cảm thấy có gì đó vướng víu ở cổ. Nhiều người khạc nhổ để giảm cảm giác này nhưng vô tình khiến cho các niêm mạc thêm tổn thương, trầy xước dễ nhiễm trùng hơn.
- Đau họng: Triệu chứng này khá dễ nhận biết nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác như viêm họng cấp hoặc amidan. Tuy nhiên, mức độ đau cao hơn kể cả khi nuốt nước bọt.
- Ho khan, có đờm: Thời gian đầu khi bệnh mới chớm sẽ xuất hiện những cơn họ rải rác. Tuy nhiên sau 1-2 ngày mức độ sẽ càng nặng hơn, xuất hiện dày đặc hơn và cuối cùng chuyển sang ho có đờm.
- Xuất hiện các hạt li ti ở vòm họng: Khi khám vòm họng sẽ thấy họng đó, có các hạt li ti, lúc này người bệnh đã viêm, tình trạng tái diễn nhiều lần. Điều này làm cho các hạt Lympho biến đổi thành nhiều dạng nhỏ, cả cảm giác gợn và khó chịu ở thành họng.
- Nổi hạch sưng đau: Một số trường hợp kèm theo nổi hạch, đau đầu, người mệt mỏi, chán ăn, giọng khàn, ù tai, hắt hơi…Để biết chính xác các dấu hiệu này có phải do viêm họng hạt gây ra không cần kiểm tra tại các cơ sở y tế.
Cảm thấy họng ngứa và khô là dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm họng này có nhiều nguyên nhân gây ra, cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị chính xác. Theo đó bao gồm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp:
Nguyên nhân trực tiếp
Đây là nguyên nhân từ virus như Adenovirus, sởi, cúm,... hoặc vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae … Sau khi xâm nhập vào vùng họng các virus, vi khuẩn này sẽ xâm chiếm, sau đó tấn công các tế bào lympho hoạt động, hình thành nên các hạt viêm nhiễm.
Adenovirus là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh
Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân gián tiếp là những nguyên nhân giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus… xâm nhập vào bên trong tế bào. Bao gồm:
- Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Khi mũi viêm sẽ có một lượng dịch mủ từ xoang mũi chảy xuống họng, dịch chứa nhiều vi khuẩn lâ dần làm cho vùng niêm mạc họng bị viêm nhiễm theo. Nếu như không chữa trị kịp thời, không chỉ đường họng mà toàn bộ đường hô hấp cũng viêm nhiễm theo.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, acid sẽ trào ngược lên phần khoang miệng, hầu họng làm cho phần niêm mạc tại vùng này bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
- Môi trường sống và sinh hoạt: Nếu như môi trường thường xuyên có khói bụi, các tác nhân gây dị ứng hoặc thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống rượu bia cũng dễ mắc bệnh viêm họng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách, viêm họng cấp độ nhẹ không được điều trị đúng cách cũng sẽ trở thành viêm họng.
- Thời tiết đột ngột thay đổi, những ai có đề kháng yếu không kịp thích nghi cũng dễ mắc bệnh viêm họng mạn tính.
Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng gián tiếp gây nên
Phân loại các loại dạng bệnh viêm họng hạt cụ thể
Tùy theo cách thức phân loại mà viêm họng hạt được chia thành các loại bệnh khác nhau cụ thể là:
Theo đặc điểm khởi phát
Dựa trên những đặc điểm khởi phát, hiện nay y học đã phân chia căn bệnh này thành 2 dạng khác nhau, cụ thể là:
- Viêm họng hạt cấp tính: Đây là giai đoạn bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, triệu chứng đang ở mức độ nhẹ. Bạn sẽ cảm thấy đau cổ, rát họng, ho có đờm, trong vòm họng xuất hiện những hạt bé li ti. Lúc này, nếu như áp dụng những phương pháp chữa trị tích cực cùng chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân sẽ rất nhanh khỏi bệnh.
- Viêm họng hạt mãn tính: Đây là giai đoạn thứ hai khi mà bệnh đã chuyển biến nặng hơn khi viêm họng cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc sai cách. Bệnh này thường kéo dài hơn 3 tuần kéo theo đó là những biểu hiện đau rát họng, ho kéo dài không dứt. Vòm họng xuất hiện những hạt to với kích thước hạt đỗ và dày đặc. Theo các bác sĩ, giai đoạn này điều trị gặp nhiều khó khăn và có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm họng cấp bệnh nhân đang ở giai đoạn khởi phát
Phân loại theo đặc điểm bệnh
Bên cạnh những cách phân chia trên, y học còn phân chia bệnh dựa theo tính chất và đặc điểm của bệnh, cụ thể:
- Viêm họng hạt thể quá phát: Đây là hiện tượng mà niêm mạc của vòm họng xảy ra hiện tượng phù nề và dày lên. lúc này những tế bào lympho đang phát triển mạnh mẽ với kích thước như hạt đậu. Nếu như không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và hệ hô hấp của người bệnh.
- Viêm họng hạt có mủ: Tình trạng nặng của bệnh đã gây ra bộ nhiễm, tạo nên những hốc mủ tại vòm họng của bệnh nhân, có thể đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu.
- Viêm họng hạt ở lưỡi: Bệnh lý này là dấu hiệu khi mà những tế bào lympho ở đáy, cuống lưỡi bị quá phát tạo nên những hạt trắng có kích thước lớn làm người bệnh nhai nuốt khó khăn.
- Viêm họng hạt xung huyết: Đây là biểu hiện đã chuyển qua nặng, phần niêm mạc ở vòm họng phù nề, xuất huyết nếu như không điều trị tốt có thể gây ra viêm tai giữa. viêm phổi…
Hình ảnh viêm họng hạt ở cuống lưỡi
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Những hoạt động thường ngày cơ bản như ăn uống, giao tiếp đều chịu những tác động không nhỏ. Bệnh mạn tính khiến cho tiếng bị khàn, ho dai và liên tục gây tức ngực. Bệnh nổi hạt tại vòm họng khiến cho bạn cảm thấy vướng víu ngay cả khi nuốt nước bọt.
Hơn nữa, nếu như cứ chủ quan và để kéo dài tình trạng bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tấy họng, áp xe, viêm tấy amidan đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
- Gây viêm mũi, viêm xoang lan truyền gây ra viêm tai giữa, lan truyền xuống dưới vòm họng ảnh hưởng đến dây thanh quản. Thậm chí còn có thể gây nên tình trạng viêm phổi nặng.
- Nặng hơn, căn bệnh này còn gây bệnh viêm cầu thận, viêm màng khi ngoài tim. Vậy nên, có những dấu hiệu của căn bệnh này nên có hướng điều trị kịp thời để tránh gây ra nhiều bệnh lý liên quan.
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt như thế nào?
Thay vì mắc bệnh rồi mới tìm cách chữa, ngay từ bây giờ bằng những việc đơn giản bạn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Những biện pháp cụ thể:
- Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng sau khi ăn mỗi khi thức dậy.
- Điều trị dứt điểm những căn bệnh liên quan ngay từ đầu trước khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Tránh xa những môi trường ô nhiễm độc hại, dùng các biện pháp bảo hộ an toàn như khẩu trang nếu như làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, không sử dụng bia rượu hay chất kích thích.
- Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển mùa, không nên ăn đồ lạnh, đồ cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ…
- Nâng cao sức khỏe của chính mình bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất kết hợp với tập thể dục hàng ngày.
- Nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà.
Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển mùa
Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm họng hạt
Căn bệnh này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt lẫn cuộc sống, rất nhiều người có băn khoăn về căn bệnh này. Phương Đông xin giải đáp những thắc mắc liên quan ngay sau đây:
Tại sao căn bệnh viêm họng hạt này lại rất dễ tái phát?
Trên thực tế, rất khó khăn để điều trị dứt điểm bệnh mạn tính, kể cả khi dùng các biện pháp xâm lấn như đốt điện. Nếu như không thể chữa trị dứt điểm mà chỉ đốt hạt đơn thuần bệnh khó có thể khỏi hoàn toàn, đôi khi còn chuyển biến xấu hơn. Lý do căn bệnh này dễ tái phát bởi niêm mạc họng là nơi dễ bị tổn thương, sống trong môi trường ô nhiễm thường xuyên, hoặc đã nhờn thuốc.
Bệnh viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng như đã đề cập nguyên nhân gây bệnh ở trên là do vi khuẩn và virus xâm nhiễm trong thời gian dài. Chính vì vậy, theo các chuyên gia bệnh này có thể hoàn toàn lây từ người này sang người khác. Theo đó có những con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Khi trò chuyện, ôm hôn bệnh có thể lây nhiễm, bởi những tác nhân gây bệnh có thể theo đường nước bọt bắn ra ngoài, bám vào cơ thể và chờ đợi cơ hội để sinh sôi và phát triển.
- Tiếp xúc gián tiếp: Tuy không trực tiếp giao tiếp nhưng nếu nhưng dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân của người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên dùng riêng các đồ sinh hoạt như khăn mặt, bàn chải, cốc chén…
Căn bệnh này có thể lây qua đường giao tiếp
Mắc bệnh viêm họng hạt có tự khỏi không, mất bao lâu?
Rất nhiều bệnh nhân cũng băn khoăn rằng mắc bệnh viêm họng bao lâu thì khỏi bệnh. Theo các chuyên gia, dạng bệnh hô hấp này khó có thể trị dứt điểm nếu như điều trị sai cách. Nếu như phát hiện sớm đồng thời điều trị đúng cách bện sẽ nhanh khỏi. Với những trường hợp mắc bệnh cấp tính, chữa trị tích cực sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 1-2 tuần.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân chuyển sang mãn tính sẽ điều trị lâu hơn. Đặc biệt nếu như không được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng, kéo dài cả tháng hoặc lâu hơn.
Nên kiêng ăn gì nếu như mắc bệnh viêm họng hạt?
Với những bệnh nhân mắc bệnh này, cần lưu ý ăn uống khoa học để tránh bệnh trở nặng hoặc tái phát. Cần tránh loại thực phẩm như:
- Thực phẩm ướp nhiều gia vị cay nóng như tiêu ớt… tránh làm hiện tượng sưng đau trầm trọng hơn
- Kiêng những đồ ăn chiên, nước, nhiều dầu mỡ có thể khiến cho đờm tiết ra nhiều hơn.
- Tránh thực phẩm khô, cứng, những đồ ăn này khiến cho cảm giác đau họng gia tăng khi tiêu thụ quá nhiều.
- Tránh đồ uống lạnh, kem, chè khiến cho triệu chứng sưng trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh xa những chất kích thích: Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lâu hơn nếu như dùng các chất kích thích như cafein, làm cho hệ miễn dịch suy yếu.
- Thực phẩm quá ngọt: Gây tăng tiết dịch nhờn làm cho cổ họng luôn có đờm và cổ họng lâu khỏi.
Nên kiêng rượu bia khi mắc bệnh
Viêm họng hạt uống thuốc gì, phác đồ điều trị như thế nào?
Tùy theo từng trường hợp mức độ mà có những phương pháp thích hợp như:
- Thuốc Tây: Thuốc kháng sinh, giảm ho, hạ sốt, giảm viêm…để giảm tình trạng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của các bác sĩ để tránh tác dụng phụ, nhờn thuốc.
- Đông Y: Mật ong, chanh, tía tô. rau diếp cá…chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới bắt đầu triệu chứng.
- Thủ thuật xâm lấn: Đốt điện, laser, nội soi…Nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các phẫu thuật xâm lấn.
Tùy theo từng trường hợp mà có hướng điều trị hiệu quả
Như vậy, viêm họng hạt là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu như không nhận biết sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể tăng nặng, khó chữa trị dứt điểm.