Viêm họng phát ban: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phương Loan

18-12-2024

goole news
16

Viêm họng phát ban là một dạng triệu chứng của viêm họng, đi kèm với tình trạng đau rát cổ họng, nghẹn vướng, mệt mỏi, uể oải, nổi hạch, sốt nhẹ đến cao trên 38.5 độ C. Loạt triệu chứng này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc đơn lẻ theo thể trạng, cần sớm can thiệp điều trị ngừa diễn tiến nguy hiểm.

Viêm họng phát ban là gì?

Viêm họng phát ban là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm họng kèm biểu hiện phát ban, ngứa ngáy toàn thân. Bệnh khởi phát chủ yếu do vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố khác như môi trường, dị ứng thực phẩm,...

Viêm họng phát ban là tình trạng các nốt mẩn đỏ xuất hiện trong thời gian bị viêm họng

Viêm họng phát ban là tình trạng các nốt mẩn đỏ xuất hiện trong thời gian bị viêm họng

Biểu hiện viêm họng sốt phát ban

Viêm họng nổi mẩn đỏ là một dạng của bệnh viêm họng với các biểu hiện đặc trưng như mẩn đỏ, phát ban. Kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu khác như:

  • Cổ họng đau rát, ngứa, tăng lên khi hoạt động nói hoặc nuốt thức ăn.
  • Cảm giác khó nuốt do cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Suy nhược cơ thể, đau nhức toàn thân, uể oải và sụt giảm năng lượng.
  • Nổi hạch hai bên góc hàm, dưới cổ, dưới cằm, khi sờ cảm nhận được sự đau nhức.
  • Ho, sốt nhẹ đến cao trên 38.5 độ C. Khi ho có thể kèm đờm hoặc không, tăng lên về đêm hoặc gần sáng.
  • Sổ mũi thường xuyên, nghẹt mũi, hắt hơi nhiều.
  • Da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, toàn thân phát ban.

Những biểu hiện đi kèm phát ban khi bị viêm họng

Những biểu hiện đi kèm phát ban khi bị viêm họng

Nếu người bệnh có thể đồng thời xuất hiện tình trạng viêm họng và mẩn đỏ, phát ban. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng loạt, tùy theo thể trạng.

Nguyên nhân viêm họng phát ban

Một vài nghiên cứu chỉ ra, người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong đó loạt nguyên nhân đáng kể đến bao gồm:

  • Vi khuẩn, virus: Bệnh viêm họng phần lớn phát triển do liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu, phế cầu hoặc virus cúm. Bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người sang người, thông qua những tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp thông thường.
  • Dị ứng thực phẩm: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng tiêu thụ thực phẩm không phù hợp có thể gây tình trạng phát ban kèm viêm họng. Một số loại đồ ăn cần chú ý như hạt khô, đồ muối chua, đậu lạc, đậu tương, đậu nành, hải sản, lúa mì,...
  • Dị ứng phấn hoa: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh viêm họng xuất hiện các nốt phát ban, thậm chí khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên thận trọng khi tiếp xúc với bạch dương, hoa sồi, phấn hoa cỏ, Ragweed,...
  • Yếu tố môi trường: Bệnh nhân sống lâu trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí, khu vực có thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện phát bệnh.

Những tác nhân gây tình trạng viêm họng phát ban

Những tác nhân gây phát ban khi bị viêm họng

Chuyên gia y tế khuyến cáo những người có cơ địa mẫn cao, suy giảm hệ miễn dịch cần chú ý tránh xa các tác nhân gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc là một cách giảm ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm họng phát ban.

Phân biệt viêm họng phát ban và sốt phát ban

Viêm họng phát ban và sốt phát ban thường bị nhầm lẫn do có cùng biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da. Hoặc những triệu chứng như sưng hạch cổ, sổ mũi, đau họng,...

Chủ động phân biệt phát ban do viêm họng hoặc sốt giúp bệnh nhân điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm, người bệnh cần được cách ly, tránh lây lan rộng ra cộng đồng.
  • Viêm họng phát ban là hiện tượng phát ban, không phải bệnh nên không quá lo ngại về sự lây lan, các nốt mẩn đỏ sẽ tự hết sau khi viêm họng được điều trị triệt để.

Bệnh nhân cần phân biệt viêm họng gây phát ban và sốt phát ban

Bệnh nhân cần phân biệt viêm họng gây phát ban và sốt phát ban

Bệnh nhân chủ động nhận biết sốt phát ban và phát ban do viêm họng giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Nếu nghi ngờ, chưa chắc bạn cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân thăm khám y tế, nhận điều trị kịp thời.

Hệ lụy nguy hiểm

Bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng, tương tự như viêm họng cấp hay viêm họng hạt. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến bao gồm:

  • Nguy cơ diễn tiến mạn tính cao, làm giảm hiệu quả điều trị. Bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần trong điều kiện thuận lợi.
  • Viêm họng phát ban mạn tính gia tăng nguy cơ các bệnh lý về viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa.

Phương pháp điều trị

Viêm họng phát ban là hiện tượng lành tính xảy ra trong thời gian bị viêm họng. Các nốt mẩn đỏ nhanh chóng biến mất ngay sau khi bệnh viêm họng được điều trị triệt để.

Khi thăm khám y tế, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và triệu chứng để xác định liệu trình thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được kê đơn có thể gồm giảm đau, giảm sốt, kháng viêm, dị ứng, long đờm, bù nước, thuốc xịt họng hoặc kẹo ngậm đau họng.

Với nguyên nhan do liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều thuốc kháng sinh phù hợp, loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân khi này cần tuân thủ chỉ định, hướng dẫn uống thuốc, tuyệt đối không tăng giảm liều thuốc.

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chủ động áp dụng chế độ chăm sóc kiểm soát và tăng hiệu quả điều trị tại nhà. Bao gồm:

  • Uống nhiều nước, giữ mức trung bình 2 lít trên ngày. Có thể bổ sung thêm nước từ các loại thảo dược thiên nhiên, ưu tiên uống nóng để làm dịu cổ họng, giảm các con ngứa rát.
  • Bổ sung trái cây, hoa quả tươi tăng cường vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt, nấu chín kỹ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức, giúp cơ thể lấy lại sức.
  • Kiêng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước đá lạnh.
  • Tránh tiếp xúc gần với các tác nhân gây dị ứng như hải sản, phấn hoa, hóa chất độc hại.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp, cấp ẩm cho da giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Trong điều kiện có thể, thể dục thể thao hằng ngày giúp cơ thể toát mồ hôi, đào thải độc tố.

Biện pháp phòng ngừa

Viêm họng phát ban là bệnh lý hô hấp lành tính, có thể chủ động phòng ngừa với các biện pháp dưới đây:

  • Cách ly với những ca bệnh hô hấp như viêm họng cấp, viêm mũi họng cấp, viêm amidan.
  • Khi đến nơi đông người cần bị khẩu trang, che chắn cẩn thận.
  • Khi hắt hơi, ho hãy dùng khủy tay che miệng. Luôn rửa sạch tay sau mỗi lần hắt hơi với xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
  • Chăm sóc răng miệng đều đặn bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, súc họng bằng dung dịch vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế tiêu thụ chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga hay nước đá lạnh.
  • Người có bệnh lý nền như viêm xoang, hen xuyễn hạn chế ngủ trong phòng máy lạnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt không gian phòng ngủ.

Hướng dẫn phòng ngừa phát ban do viêm họng gây ra

Hướng dẫn phòng ngừa phát ban do viêm họng gây ra

Viêm họng phát ban là hiện tượng lành tính, các nốt phát ban xuất hiện và biến mất cùng với bệnh viêm họng. Bệnh nhân không cần quá lo lắng về khả năng lây nhiễm, hãy tập trung điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

119

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám