Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và chữa trị

Thu Hiền

29-08-2023

goole news
16

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ra đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của trẻ. Vậy, cha mẹ nên nhận biết, chữa trị kịp thời căn bệnh này như nào? Dưới đây Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh để trẻ được phát triển toàn diện, không gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh gì?

Đây là tình trạng khớp háng của trẻ bị tổn thương, viêm nhiễm và sưng đau. Điều này khiến các khớp ở khu vực này dần dần trở nên suy yếu, giảm đi khả năng vận động. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ xuất hiện khá phổ biến ở độ tuổi từ 7 – 14. Thời điểm này các bé hay gặp phải một số va chạm, chấn thương lặp đi lặp lại khi sinh hoạt.  

Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng khớp bị tổn thương, viêm sưngViêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng khớp bị tổn thương, viêm sưng

Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện ở con em bạn. Tuy nhiên người lớn thường khó xác định chính xác lý do khiến trẻ bị viêm khớp háng. Hầu hết các bé thường bị đau, viêm khớp háng là do:

Viêm khớp tự phát vị thành niên

Đây là tác nhân chính khiến trẻ mắc phải tình trạng viêm khớp háng. Hệ miễn dịch sẽ tự động tấn công các mô sụn. Nguyên nhân này thường được bác sĩ gọi là viêm khớp vô căn.

Viêm màng hoạt dịch

Viêm khớp háng ở trẻ em còn xuất hiện bởi vì sự tấn công của virus dẫn đến các cơn xuất huyết khớp. Hầu hết trẻ em dưới 12 tuổi đều có nguy cơ mắc phải viêm màng hoạt dịch.   

Nhiễm trùng khớp

Trẻ bị nhiễm trùng khớp hầu như là do các tác nhân có hại tấn công, bao gồm nấm, virus và các loại vi khuẩn. Phụ huynh chú ý chăm sóc trẻ thật kỹ, dạy bé cách vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh vui chơi ở khu vực độc hại. 

Nhiễm trùng khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm khớp hángNhiễm trùng khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm khớp háng

Loạn sản xương hông

Tình trạng này xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị trật xương hông khi chào đời. Nguyên nhân này xảy ra trong quá trình mang thai, sản phụ đã tiết ra loại hormone relaxin. Hàm lượng của hormone relaxin vượt quá mức bình thường đã khiến trẻ loạn sản xương hông dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ. 

Hoại tử chỏm xương đùi

Tác nhân này cũng là lý do chính khiến nhiều trẻ từ 6- 9 tuổi bị viêm khớp háng. Hoại tử chỏm xương đùi khiến máu trong cơ thể không lưu thông tới đùi và xương chậu. Điều này làm cho cơ xương bị thiếu dưỡng chất và “chết”. 

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ em được ghi chép lại. Bao gồm:

  • Chấn thương đầu gối nhiều lần, không được điều trị chấn thương triệt để. 
  • Chấn thương vùng háng nhiều ngày. 
  • Gãy xương vùng háng.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Viêm khớp háng liên quan ung thư.
  • Nhiễm trùng lao, vi khuẩn và virus. 
  • Viêm khớp tự miễn thiếu niên.
  • Sụn khớp, cấu trúc xương có khiếm khuyết.
  • Di truyền. 
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì. 

Trẻ bị thừa cân, béo phì cũng là tác nhân dẫn đến viêm khớp hángTrẻ bị thừa cân, béo phì cũng là tác nhân dẫn đến viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng ở trẻ em rất nguy hiểm. Tình trạng viêm khớp háng trẻ em nếu không phát hiện, điều trị sớm thì sức khỏe sẽ giảm sút. Đồng thời còn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ bởi vì một số biến chứng nguy hiểm, đau đớn như: 

  • Tổn thương chỏm xương đùi.
  • Tổn thương xương chậu.
  • Co cứng khớp.
  • Dính khớp háng.
  • Biến dạng cổ xương đùi.
  • Rối loạn tăng trưởng xương khớp.
  • Chênh lệch chiều dài các chi.
  • Nhiễm trùng toàn thân. 
  • Đau mạn tính. 
  • Xương yếu. 
  • Dễ trật khớp háng. 
  • Teo cơ. 
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn. 
  • Giảm khả năng vận động, bị dị tật vĩnh viễn. 

Những biểu hiện của bệnh viêm khớp háng ở trẻ cần cảnh giác 

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em xuất hiện bởi vì nhiều nguyên nhân khởi phát đột ngột. Do đó các triệu chứng của bệnh cũng không rõ ràng, chính vì thế người lớn cần chú ý quan sát trẻ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể bạn nên đưa con em mình đi khám nếu bé có dấu hiệu: 

  • Đi lại tập tễnh. 
  • Gặp khó khăn khi ngồi xổm, xoay khớp háng. 
  • Kêu đau háng thường xuyên. 
  • Không vận động khớp háng được tự nhiên, thoải mái. 
  • Khu vực khớp háng trở nên viêm sưng, đau đớn. 
  • Ốm sốt, viêm nhiễm tai mũi họng. 
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn. 

Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em 

Khi phụ huynh nhận thấy các triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ, tốt nhất nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để kết quả điều trị có hiệu quả, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các phương pháp như: 

  • Thăm khám lâm sàng tại vùng háng và xương chậu.
  • Thực hiện một số bài kiểm tra vận động, chịu lực của khớp háng. 
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X-quang khớp háng.
  • Xét nghiệm dịch khớp. 
  • Siêu âm khớp háng.
  • Chụp CT hoặc chụp MRI.

Bệnh được bác sĩ chẩn đoán sau khi trẻ chụp CT, chụp MRIBệnh được bác sĩ chẩn đoán sau khi trẻ chụp CT, chụp MRI

Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Câu trả lời khó có thể chính xác hoàn toàn.

Thông thường thời gian chữa trị còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Trẻ bị viêm khớp háng dạng nhẹ sẽ khỏi hẳn trong vòng 4- 6 tháng. Đối với trường hợp nặng hơn, thời gian điều trị có thể kéo dài đến 1 năm. Việc bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cũng là yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khỏi bệnh. Cụ thể viêm khớp háng ở trẻ em thường sử dụng các phương pháp chữa trị như sau: 

Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả. Các trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh, kháng virus, kháng lao. Điều này sẽ kiểm soát tốt tình trạng tự miễn và giảm tổn thương khớp háng và các khớp khác. 

Dùng thuốc

Đây là phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em phổ biến nhất thường được áp dụng. Bác sĩ hay kê toa thuốc kháng sinh, thuốc paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa corticoid hoặc chứa corticoid… Thuốc sẽ giảm sưng viêm, giảm đau ở khớp hàng hiệu quả. Tuy nhiên phụ huynh phải nhắc nhở trẻ sử dụng đúng như chỉ định, không tự ý tăng giảm lượng thuốc nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 

Dùng thuốc là cách chữa viêm khớp háng ở trẻ em phổ biếnDùng thuốc là cách chữa viêm khớp háng ở trẻ em phổ biến

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là cách chữa viêm khớp háng thường kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa khác. Bác sĩ mong muốn trẻ ít gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời có thể cải thiện bệnh theo hướng tích cực khi tập luyện. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý, theo dõi và giúp trẻ tuân thủ lịch tập đúng chỉ định của bác sĩ. 

Chỉnh hình khớp

Phương pháp chữa trị này chỉ được áp dụng với trường hợp trẻ bị viêm khớp háng dạng nặng. Bác sĩ cần chỉnh hình khớp để khả năng đi lại của trẻ sau này không bị ảnh hưởng. Sau  khi thực hiện chỉnh hình, cha mẹ cần nhắc nhở con em mình hạn chế đi lại, vận động.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp cuối cùng được bác sĩ áp dụng khi điều trị viêm khớp háng ở trẻ em. Nếu 4 phương pháp trên không mang tới hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ mới thực hiện phẫu thuật. Cách điều trị này tồn tại nhiều rủi ro, đa phần thể chất của trẻ cũng không đủ khỏe để thực hiện. Tại trường hợp bệnh diễn biến phức tạp, có thể bác sĩ sẽ khuyên gia đình thay khớp háng nhân tạo cho trẻ. 

Một số biện pháp phòng ngừa sớm viêm khớp háng trẻ em

Thực tế rằng tình trạng viêm khớp háng của trẻ em không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Bởi vì việc vận động, vui chơi của trẻ dẫn tới chấn thương là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác khiến căn bệnh này xuất hiện. Tuy nhiên bố mẹ và trẻ có thể giảm nguy cơ viêm khớp háng trẻ em bằng các cách như sau:  

Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, phù hợp 

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nên có nhiều thực phẩm dồi dào canxi, omega 3, vitamin D… tốt với sức khỏe xương khớp. Trẻ không nên ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ để tránh thừa cân, béo phì. Cha mẹ nên nhắc nhở các bé ăn nhiều rau xanh và trái cây. 

Khuyến khích trẻ thể dục thể thao, vận động

Cha mẹ nên hình thành thói quen vận động hàng ngày cho trẻ. Ở độ tuổi của các bé, trẻ có thể tập thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp. Ví dụ như chạy bộ, đá bóng, tập võ, bơi lội… để tăng cường hệ miễn dịch, rèn luyện và tăng sự dẻo dai cho xương khớp khỏe mạnh. 

Trẻ nên ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết với xương khớpTrẻ nên ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết với xương khớp

Tránh chấn thương 

Việc vận động điều tiết, thực hiện các động tác phù hợp với lực vừa phải sẽ tốt với xương khớp của trẻ. Cha mẹ cần nhắc nhở bé, tránh việc trẻ vận động mạnh, vui đùa quá mức khiến bản thân té ngã, khớp háng bị chấn thương. 

Không để trẻ stress 

Stress, mệt mỏi cũng là tác nhân khiến trẻ dễ bị viêm khớp háng. Chính vì thế, chế độ sinh hoạt hàng ngày các bé cần được nghỉ ngơi, luyện tập và ăn uống hợp lý. Gia đình, trường học không nên gia tăng áp lực, khiến bé căng thẳng. Phụ huynh có thể xoa bóp và nhắc trẻ tắm bằng nước ấm để các khớp xương được thư giãn. 

Điều trị triệt để bệnh lý 

Nếu trẻ mắc một số bệnh lý liên quan tới tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh nền về xương khớp thì bố mẹ cần điều trị triệt để cho bé. Đặc biệt là bệnh ở khu vực khớp háng để tránh biến chứng thành viêm khớp háng trẻ em. Đồng thời phụ huynh nên định kỳ cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe nếu bé nằm trong nhóm dễ mắc bệnh này. 

Viêm khớp háng ở trẻ em là căn bệnh nếu phát hiện, chữa trị chậm trễ thì biến chứng của bệnh sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế gia đình nên đưa bé đi thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh.

Quý khách hàng có thể liên hệ đến Hotline 1900 1806 để nhận tư vấn cụ thể hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đăng ký lịch khám tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,546

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám