Bệnh viêm khớp phản ứng là gì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh

Phan Ngọc Linh

24-02-2023

goole news
16

Viêm khớp phản ứng (viêm khớp vô khuẩn) xuất hiện ở độ tuổi lao động, chủ yếu do nhiễm trùng hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục hoặc tiêu hoá. Tuy viêm khớp vô khuẩn không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng cần điều trị dứt điểm để tránh cơn đau kéo dài. Bài viết dưới dây chia sẻ cho các bạn thông tin hữu ích về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh và phương pháp điều trị, phòng ngừa.

 

Viêm khớp phản ứng

Tổng quan về viêm khớp phản ứng

Hệ thống cơ xương khớp được ví như “bộ máy vận động" của toàn bộ cơ thể. Khi gặp bệnh lý không do chấn thương (bệnh tự miễn hệ thống) hay bệnh lý do chấn thương (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao…), cơ xương khớp sẽ bị đe dọa và để lại nhiều biến chứng. 

Viêm khớp phản ứng (viêm khớp vô khuẩn) là tình trạng viêm ở khớp do nhiễm trùng ở hệ tiết niệu, sinh dục hoặc tiêu hoá. Căn bệnh thường gặp ở từ tuổi 20 đến 40, đa phần là nam giới. Triệu chứng của bệnh từ một đến vài khớp, thường gặp ở khớp lớn hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu, viêm dây chằng, viêm các điểm bán gân. Cơ chế của bệnh đến từ việc đáp ứng quá mẫn hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. 

Thông thường, bệnh viêm khớp vô khuẩn thường không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp phản ứng

Theo các bác sĩ cho biết, căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó tác nhân gây bệnh chủ yếu đến từ nhiễm trùng hệ tiết niệu, sinh dục hoặc tiêu hoá, như:

  • Vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục: Chlamydia, Trachomatis, HIV, virus viêm gan, virus rubella…
  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ tiêu hoá: Salmonella, Yersinia, Shigella, Borrelia, Campylobacter…

Bên cạnh đó, yếu tố giới tính và di truyền còn được coi là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng. Cụ thể là: 

Yếu tố giới tính 

Theo chuyên gia nhận định, căn bệnh này xuất hiện ở mọi giới tính, lứa tuổi. Đáng chú ý là căn bệnh thường phát triển ở nam giới, trong độ tuổi 20 - 40 tuổi. Nguyên nhân đến từ việc nhiễm trùng qua đường ăn uống, hoặc đường sinh dục nhưng xác suất mắc bệnh ở nữ giới thấp hơn. 

Yếu tố di truyền

Nhiều ca mắc bệnh được ghi nhận độ phân tử chung ở các tế bài được thừa kế, nghĩa là được di truyền từ hệ hệ trước. Tuy nhiên, việc sở hữu phân tử này không có nghĩa bạn sẽ mắc bệnh viêm khớp. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Căn bệnh viêm khớp vô khuẩn còn do vai trò của kháng nguyên HLA - B27 gây ra. Trong một vài trường hợp, biến chứng của bệnh viêm đường ruột mãn tính như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… gây ra viêm khớp vô khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử viêm đường tiêu hoá hoặc viêm đường tiết niệu sinh dục có khả năng di chứng bệnh viêm khớp phản ứng, nhưng triệu chứng thường nhẹ hơn. 

Viêm khớp phản ứng ở trẻ em còn do vận động quá mức, thường xuyên chạy nhảy nên bị đau nhức xương khớp. Trong trường hợp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động quá mức dẫn đến nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá hoặc đường tiết niệu, khiến bé dễ bị viêm khớp vô khuẩn. 

Triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của viêm khớp phản ứng:

Biểu hiện của viêm khớp phản ứng là đau hốc mắt. 

Biểu hiện của viêm khớp phản ứng là đau hốc mắt. 

  • Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi trong người, có triệu chứng của sốt, khó chịu, ăn uống không ngon miệng, sụt cân đột ngột. 
  • Biểu hiện tổn thương mắt: bị viêm khớp còn khiến mắt bị đỏ, ngứa, nhiều trường hợp có cảm giác nóng mắt. Có nhiều bệnh nhân sợ ánh sáng, bị đau hốc mắt, viêm loét kết mạc, viêm loét giác mạc. 
  • Biểu hiện tổn thương da và niêm mạc: ở giai đoạn đầu, những biểu hiện còn nhẹ, khó phát hiện. Nhưng nếu chủ quan, viêm khớp vô khuẩn kéo dài sẽ gây tổn thương miệng, lưỡi, bao quy đầu. Nhiều bệnh nhân còn bị da tăng sừng hoá ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu, da đầu giống viêm da vẩy nến. 
  • Bệnh nhân biểu hiện căn bệnh ở việc tần suất đi tiểu tăng kèm theo cảm giác khó chịu. Khi tiểu tiện, người bệnh thường có cảm giác châm chích, nóng bức. Ở bệnh nhân nam còn xuất hiện tiểu mủ vô khuẩn (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu).
  • Biểu hiện ở đau và cứng khớp: dù viêm một khớp hay nhiều khớp, nhưng cảm giác đau thường biểu hiện ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, lưng hoặc mông. 
  • Biểu hiện ở các cơ quan khác bao gồm protein niệu (xuất hiện protein trong nước tiểu), tiểu máu vi thể (tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không thể quan sát bằng máu thường), tiểu mủ vô khuẩn (đi tiểu ra mủ nhưng không xuất hiện vi khuẩn).
  • Viêm khớp phản ứng trẻ em còn biểu hiện ở sự mệt mỏi, uể oải của trẻ cả ngày. Trẻ thường bị kêu đau vào buổi sáng hoặc cuối ngày.

Đối tượng dễ bị mắc viêm khớp phản ứng

Bất kỳ ai có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây viêm khớp phản ứng. Các bác sĩ đã liệt kê những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm bệnh này, bao gồm: 

  • Tuổi tác: thường những ai khoảng từ 20 - 40 tuổi. 
  • Giới tính: nam thường là đối tượng dễ mắc bệnh, trong nhiều trường hợp, nữ có triệu chứng bệnh nhẹ hơn. 
  • Yếu tố di truyền: Tuy đây không phải là yếu tố gây bệnh nhưng nếu có người thân từng mắc căn bệnh này, bạn sẽ dễ nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh, từ đó tăng khả năng bị viêm khớp vô khuẩn. 
  • Bệnh nhân bị viêm khớp thì khi xét nghiệm HLA-B27 cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tình trạng bệnh nhân âm tính với HLA-B27 nhưng vẫn bị mắc bệnh, do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc bị lây qua đường tình dục. 
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV, AIDS tỷ lệ mắc bệnh cao

Nam là đối tượng bị viêm khớp vô khuẩn nhiều nhất

Nam giới là đối tượng bị viêm khớp vô khuẩn nhiều nhất

Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không? 

Mặc dù những ảnh hưởng từ bệnh này không nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa khỏi, người bệnh phải chịu đựng những cơn đau kéo dài. Những biến chứng mà căn bệnh gây ra cụ thể là: 

  • Viêm khớp phản ứng ở người già làm giảm khả năng đi lại và vận động bị hạn chế do cảm giác đau nhức đầu gối, mắt cá chân, lưng dưới. Ngoài ra, những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi trong người, chán ăn, sụt cân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
  • Tình trạng viêm niêm mạc lưỡi và miệng, tiểu máu vi thể và tiểu mủ vô khuẩn. 
  • Đột nhiên sợ ánh sáng, đau hốc mắt, mắt bị đỏ và có cảm giác ngứa. Nhiều trường hợp còn bị viêm giác mạc, viêm bồ đào, viêm kết mạc. 
  • Lòng bàn tay, bàn chân và đầu bị hóa sừng.

Biện pháp chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kết hợp với xem xét bệnh tiền sử của bệnh nhân, người thân trong gia đình. Nếu có dấu hiệu phản xạ kém, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm như: 

  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, phát hiện dấu hiệu viêm. 
  • Xét nghiệm dịch khớp: nếu số lượng tế bào bạch cầu tăng cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Xét nghiệm này cho biết độ lan rộng của các loại vi khuẩn trong dịch khớp. Nhờ kết quả của xét nghiệm này mà bác sĩ sẽ nhận diện rõ giữa bệnh gout với viêm khớp phản ứng nhờ tinh thể axit uric. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp X quang sẽ giúp phân biệt với bệnh viêm cột sống dính khớp. 

Điều trị viêm khớp phản ứng

Ở giai đoạn đầu phát bệnh, nếu còn dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kê toa thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn. Thuốc kháng viêm, giảm đau được chỉ định là chính, kết hợp với vật lý trị liệu để đẩy nhanh tình trạng phục hồi. Chỉ những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục và tiêu hoá được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. 

Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. 

Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. 

Khi bị bệnh, người bệnh cần được nghỉ ngơi đúng cách. Không nên lười vận động dẫn đến sức khỏe bị yếu đi, làm giảm khả năng vận động. Bệnh nhân cần thực hiện các bài tập nâng cao sự dẻo dai của cơ xương khớp.

Phòng ngừa viêm khớp phản ứng 

  • Thường xuyên vệ sinh kỹ càng để tránh tiếp xúc vi khuẩn, virus gây bệnh. Yếu tố di truyền không phải yếu tố quyết định gây bệnh nhưng nó làm tăng nguy cơ bị bệnh. Vì vậy, cần vệ sinh cá nhân cẩn thận đồng thời ăn chín uống sôi để tránh bị nhiễm trùng qua đường ăn uống như Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.
  • Cần chủ động xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh như rau củ, vitamin, vitamin, chất khoáng. Tránh hấp thụ chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn. Ngoài ta cần tránh thực phẩm mặn chứa nhiều photpho, những món chiên dầu, cay nóng. 
  • Để tránh hiện tượng bị co cứng, sưng, nên tắm bằng nước nóng. 
  • Cần thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh nguy cơ bị lâu lan từ người bệnh qua người khoẻ mạnh. 
  • Khi điều trị các bệnh lý khác, cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, đặc biệt là Corticoid.
  • Chủ động thực hiện thể dục thể thao thường xuyên. 

Cần thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khoẻ. 

Cần thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khoẻ. 

Những câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm khớp phản ứng là gì?

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh viêm khớp phát triển do “phản ứng" với tình trạng nhiễm trùng từ cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở độ tuổi lao động, đa số người bệnh là nam giới. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở gót chân, lưng, đầu gối và mắt cá chân. Viêm khớp phản ứng thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái phát ngẫu nhiên. 

Bị viêm khớp phản ứng hậu covid là gì? 

Những thay đổi do COVID-19 gây ra trong hệ miễn dịch được xem là yếu tố gây viêm khớp phản ứng. Theo nhiều nghiên cứu, nếu một người nếu khỏi COVID-19 mà cơn đau khớp vẫn kéo dài trên một tháng thì người đó đã bị viêm khớp phản ứng. 

Viêm khớp phản ứng có hết không? 

Câu trả lời là có. Căn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, cũng không thuộc vào nhóm bệnh lý mãn tính. Bệnh nhân bị viêm khớp có thể chữa khỏi trong 3 - 4 tháng nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp có biểu hiện phát bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị. 

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? 

Để nhanh chóng chữa khỏi bệnh, ngoài phối hợp điều trị bằng thuốc hoặc vật lí trị liệu, người bệnh nên chú ý khẩu phần ăn của mình. Đặc biệt là nên kiêng những món sau đây: 

  • Đối với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng do bị viêm nhiễm đường ruột, tuyệt đối không được ăn những thực phẩm chưa được nấu kỹ, còn tái sống. 
  • Tránh những đồ ăn chiên dầu, đồ ăn gây nóng trong người vì sẽ gây phản ứng viêm. 
  • Không ăn nội tạng động vật, ăn món ăn mặn chứa nhiều muối vì thành phần photpho gây tổn thương xương. 
  • Tránh xa những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn. 
  • Tránh những món ăn hải sản có thể gây dị ứng như lươn, trạch.

Những vấn đề liên quan đến hệ cơ xương khớp nên được chú trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở độ tuổi lao động, cần thực hiện phương pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng. Nên chủ động theo dõi tình trạng sức khoẻ, nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì cần đến bệnh viện để được thăm khám. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ tận tâm, kiến thức chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình thăm khám. Nếu có vấn đề về bệnh, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn đặt lịch hẹn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

854

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Xương khớp

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám