Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi kéo dài. Bệnh có thể khởi phát do yếu tố môi trường hoặc có liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, không ít người lo lắng khi gia đình có người mắc bệnh, liệu viêm mũi có di truyền không? Tỷ lệ mắc bệnh của những người thân trong gia đình là bao nhiêu?
Tìm hiểu về viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích thích từ môi trường như: bụi bắn, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc,... Bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa thu đông, xuân hạ, tuy nhiên cũng có những trường hợp bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Đây là một trong số các bệnh lý phổ biến ở Việt Nam đến nỗi không ít người khi chưa tìm hiểu nhiều về bệnh thường tự hỏi: Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong số các bệnh mãn tính thường gặp nhất ở Việt Nam
Về bản chất, viêm mũi dị ứng là bệnh di truyền miễn dịch, không tiến triển gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn và rất dễ nhận biết bởi các biểu hiện đặc trưng như:
- Hắt hơi, sổ mũi nhiều
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi trong suốt
- Ngứa mũi, đau râm ran vùng xoang
- Ngứa mắt, đau họng, ho khan
Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Có. Viêm mũi dị ứng có di truyền từ đời trước sang đời sau. Theo nghiên cứu, nếu bố hợc mẹ cùng mắc viêm mũi dị ứng thì nguy cơ con bị viêm mũi là 30%. Trong trường hợp đặc thù, nếu cả bố và mẹ cùng bị viêm mũi dị ứng thì khả năng con mắc bệnh là 50%.
Ngoài ra, các yếu tố đến từ môi trường cũng đóng góp rất lớn vào nguy cơ khởi phát bệnh, bao gồm:
- Phấn hoa
- Bụi bắn, nấm mốc
- Lông thú cưng
- Các hóa chất gây kích ứng
Viêm mũi dị ứng có di truyền không? Bệnh có di truyền với tỷ lệ từ 30 - 50%
Chẩn đoán điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?
Nhìn chung, để chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để khai thác các triệu chứng, tìm hiểu yếu tố nguy cơ từ di truyền từ gia đình và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám tai mũi họng cho bệnh nhân bằng cách dùng đèn soi hoặc nội soi để quan sát bên trong khoang mũi, tìm dấu hiệu sưng viêm, nghẹt tắc. Riêng với các ca bệnh viêm mũi dị ứng, xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng sẽ được chỉ định thêm để tìm nguyên nhân dị ứng cụ thể.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng
Dùng thuốc
- Thuốc kháng histamine: Đây là nhóm thuốc phổ biến có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Thuốc thường ở dạng viên uống hoặc xịt mũi.
- Thuốc co mạch: Dạng xịt giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả bằng cách thu nhỏ các mạch máu trong niêm mạc mũi. Chỉ dùng theo liều lượng quy định, không dùng quá liều tránh nguy cơ nghẹt mũi nặng hơn khi ngưng thuốc.
- Thuốc kháng viêm dạng xịt (corticosteroid): Có tác dụng giảm sưng nề, tiêu viêm trong mũi, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài.
Dùng dung dịch rửa mũi
Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Đây là giải pháp an toàn, lành tính giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn và các chất gây dị ứng.

Rửa mũi bằng nước muối cũng là một trong số cách điều trị bệnh
Phẫu thuật
Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng khicác biện pháp kháp không đem lại hiệu quả như mong muốn hoặc người bệnh gặp biến chứng như polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi,....
Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý cần biết về bệnh
Vệ sinh mũi khi bị viêm mũi dị ứng như thế nào?
Để giảm các triệu cứng khó chịu và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi hiệu quả, bạn có thể áp dụng các hướng dẫn vệ sinh mũi dưới đây:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý ( hoặc dung dịch rửa mũi chuyên biệt) và dụng cụ rửa mũi dạng vòi
- Rửa tay sạch với xà phòng trước khi vệ sinh.
- Đứng hơi cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu sang một bên sao cho một bên mũi hướng xuống dưới.
- Đặt đầu vòi bình rửa hoặc dụng cụ xịt vào lỗ mũi phía trên.
- Nhẹ nhàng bơm dung dịch rửa mũi vào lỗ mũi cho đến khi nước chảy ra từ lỗ mũi còn lại.
- Đổi bên và lặp lại thao tác tương tự.
- Hỉ nhẹ từng bên mũi để loại bỏ hết dung dịch thừa và dịch nhầy còn sót lại.
Lưu ý:
- Không rửa mũi ngay sau khi ăn để tránh gây sặc.
- Vệ sinh dụng cụ rửa mũi sau mỗi lần sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên rửa mũi quá nhiều lần trong ngày; thông thường 1-2 lần/ngày là đủ (trừ khi có chỉ định từ bác sĩ).
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về “viêm mũi dị ứng có di truyền không”. Trên thực tế, đây là bệnh di truyền với khả năng thế hệ sau mắc bệnh là 30%. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi dù đây là bệnh không có thuốc đặc trị nhưng có thể kiểm soát tốt bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.