Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có bị sốt không?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có bị sốt không?

Hỏi về: Tai - Mũi - Họng

Khách hàng: Loan

Đã hỏi: Ngày 09-04-2024

Dạ thưa bác sĩ, con trai em năm nay lên 4. Dạo này giao mùa thời tiết thay đổi liên tục, bé bị ho, khó thở, mệt người, chán ăn. Càng về đêm thì ho càng nhiều, có lần bé nôn ra mật vàng. Em có đưa lên BV Huyện khám thì thấy bảo bé bị viêm phế quản cấp. Không biết là ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản có sốt không ạ?

Đã trả lời / Chủ đề: Tai - Mũi - Họng

Chào Loan, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp của Bệnh viện đa khoa Phương Đông.

Dựa trên thông tin chị cung cấp thì bé bị viêm phế quản cấp tính. Với viêm phế quản ở trẻ em thì có sốt. Triệu chứng sốt có thể kéo dài ngày. Tuy nhiên các triệu chứng kèm theo sẽ kéo dài lâu hơn, từ 2 - 3 tuần như ho, mệt mỏi, đau rát cổ họng. Trong thời gian này bé cũng có thể bị đau ngực. Các dấu hiệu như chán ăn, nôn ói có thể tiếp diễn trong thời gian tương tự.

Nhìn chung, viêm phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi vào lúc giao mùa đông xuân hay xuân hè như hiện nay thì khá phổ biến. Nguyên nhân là do thời tiết chuyển biến đột ngột từ lạnh sang nóng kết hợp với việc hệ miễn dịch còn yếu và chưa hoàn thiện để chống lại virus nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn cũng có thể gây bệnh nhưng chỉ chiếm 30 - 40% các trường hợp.

Chị không cần quá lo lắng vì viêm phế quản sẽ có triệu chứng trong vòng 2 ngày, kéo dài từ 7 - 20 ngày tùy trường hợp. Một số bé hệ miễn dịch yếu thì có thể phải điều trị trong 1 tháng. Tuy nhiên, hầu hết các bé nếu chăm sóc đúng cách thì bé có thể khỏi bệnh sớm hơn. 

Trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em bị sốt thì chị nên:

  • Đo nhiệt độ thường xuyên
  • Chườm ấm và giữ ẩm cho trẻ, tránh cho bé bị cảm lạnh
  • Bổ sung nước cho bé
  • Tăng cường các loại đồ ăn nhiều vitamin và dễ tiêu hoá, có thể nấu cháo, canh, súp để trẻ dễ ăn hơn. Gợi ý: ngũ cốc, cà rốt, cải xanh, sữa chua, trứng gà,...

Nếu trẻ bị viêm phế quản sốt cao trên 38,5 độ C thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh mà không có chỉ định trước. 

(Hình - Nếu sốt cao trên 38 độ không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ bị viêm phế quản đến Bệnh viện ngay)

(Hình - Nếu sốt cao trên 38 độ không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ bị viêm phế quản đến Bệnh viện ngay)

Đồng thời, gia đình phải quan sát kỹ triệu chứng và diễn biến bệnh của bé. Phải đưa bé đến bệnh viện ngay nếu:

  • Sốt cao >38 độ C kéo dài
  • Ho có đờm vàng hoặc xanh trong vòng 2 - 3 tuần
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Da xanh xao, tím tái đầu ngón tay, ngón chân

Không nên chủ quan vì nếu bệnh cấp tính có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính. Nếu bệnh biến chứng thành mạn tính sẽ làm cho đường thở của trẻ bị nhiễm trùng đi nhiễm trùng lại. Bệnh sẽ khó chữa trị và gây ra: suy hô hấp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi…

Nếu điều trị tại nhà không an tâm gia đình có thể sắp xếp công việc đưa trẻ đển Bệnh viện thăm khám và điều trị nội trú. Các bác sĩ Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đội ngũ vững tay nghề, được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, chi phí thăm khám ưu đãi luôn sẵn sàng để được hỗ trợ bệnh nhi. 

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Đã hỏi: Ngày 22-11-2023
Chào bác sĩ, trời chuyển mùa khiến con trai 3 tuổi của tôi mắc bệnh viêm họng cấp. Xin hỏi viêm họng cấp có nguy hiểm không ạ?

Viêm xoang cấp có bị sốt không?

Đã hỏi: 15-11-2023
Tôi bị viêm xoang cấp và đang dùng thuốc để giúp thuyên giảm bệnh. Tuy nhiên có lúc tôi thấy bị sốt và cảm thấy người luôn mệt mỏi. Vậy trường hợp viêm xoang cấp...

Viêm xoang cấp là nặng hay nhẹ?

Đã hỏi: 15-11-2023
Chào bác sĩ, cháu gái tôi vừa đi khám do có các dấu hiệu của viêm xoang như chảy dịch mũi, đau vùng mặt quanh mũi. Vậy trường hợp của cháu tôi bị viêm xoang...

Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa?

Đã hỏi: 03-06-2023
Chào bác sĩ, con tôi bị viêm họng, sau khi cho đi khám thì phát hiện thêm bị viêm tai giữa. Vậy thưa bác sĩ vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến...
19001806 Đặt lịch khám