Viêm tai ngoài ở trẻ em: Tổng quan, nguyên nhân và dấu hiệu

Phan Ngọc Linh

17-05-2022

goole news
16

Viêm tai ngoài là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở những người thường xuyên bơi lội và trẻ em. Đặc biệt là ở trẻ khi mà cấu trúc tai chưa hoàn thiện, bệnh lý này có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến thính lực. Cha mẹ cần phát hiện sớm những triệu chứng từ đó đưa ra các biện pháp xử lý sớm tình trạng bệnh. Bài viết sau của bệnh viện Phương Đông sẽ làm rõ thông tin về căn bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em để cha mẹ có kiến thức hữu ích.

Tổng quan viêm tai ngoài ở trẻ

Tai ngoài bao gồm 2 bộ phận chính, đó là phần vành tai và ống tai ngoài. Khi có sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai, có thể gây ra nhiễm trùng khiến cho lớp bảo vệ bên ngoài bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài. 

Viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ có thể hiểu là căn bệnh mà khi vách ngăn của tại giữa và tai trong chịu một tác động nào đó gây ra những tổn thương. Khi đó, lớp gia tại phần ống tai bị trầy xước, đây là điều kiện thuận lợi để cho những vi khuẩn có hại xâm nhập. Nếu như cha mẹ không kịp thời nhận biết, những vi khuẩn này có thể nhanh chóng phát triển tạo thành ổ viêm.

 

Trẻ nhỏ dễ gặp phải bệnh viêm tai ngoài

Trẻ nhỏ dễ gặp phải bệnh viêm tai ngoài

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là độ tuổi dễ chịu tác động nhiều nhất của bệnh lý này. Mặc dù những tác động mà căn bệnh này mang đến là không lớn, nhưng nếu như bố mẹ chủ quan trong phòng ngừa và điều trị có thể biến chứng. Thậm chí căn bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của các con sau này.  

Với biểu hiện không quá nghiêm trọng, đó là lý do tại sao tình trạng nhiều phụ huynh luôn chủ quan. Và theo số liệu thống kê được, tỷ lệ viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nước ta chiếm tỷ lệ lớn, lên đến 70% trẻ có độ tuổi dưới 3.

 

Phụ huynh không nên chủ quan khi bé mắc viêm tai ngoài ở trẻ em 

Phụ huynh không nên chủ quan khi bé mắc viêm tai ngoài ở trẻ em 

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em

Như đã đề cập ở trên, “thủ phạm” gây ra bệnh viêm tai ngoài trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là do vi trùng và nấm. Dĩ nhiên tác nhân này không ngẫu nhiên mà xuất hiện mà chủ yếu do sai lầm của cha mẹ trong cách chăm sóc. Đây là điều kiện lý tưởng để các tác nhân này xâm nhập và phát triển nhanh hơn. Chính vì thế, khi biết được nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai ngoài ở trẻ em sẽ giúp phụ huynh chủ động trong việc phòng ngừa. Cụ thể: 

Do chấn thương

Trẻ em đang trong độ tuổi rất hiếu động, khi các em chạy nhảy có thể không may bị ngã. Điều này vô tình làm tổn thương cho vùng tai ngoài, gây ảnh hưởng đến niêm mạc. Tạo nên điều kiện thuận lợi cho những yếu tố có hại từ bên ngoài tấn công và gây nên bệnh. 

Tắm gội không đúng cách

Sau khi bé tắm xong, nước đọng lại trên cơ thể rất nhiều, đặc biệt là phần vành tai có chứa nhiều nước nhất. Cha mẹ không lau khô người cho bé, hoặc bỏ sót vùng tai. Đặc biệt là trường hợp gội đầu xong chưa xả sạch hoàn toàn bọt cũng gây ra nước đọng trên vành tai của con. Tình trạng này diễn ra quá lâu, tạo nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển làm tổn thương niêm mạc tai. 

Tắm gội sai cách là nguyên nhân gây nên viêm tai ngoài 

Tắm gội sai cách là nguyên nhân gây nên viêm tai ngoài 

Trẻ thường xuyên đi bơi

Theo thống kê, đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em phổ biến nhất. Khi các bé đi bơi, thường xuyên ngâm mình trong nước, việc có quá nhiều độ ẩm trong tai sẽ gây ra hiện tượng kích ứng, phá vỡ lớp niêm mạc trong phần ống tai. 

Đây chính là môi trường thuận lợi cho “những kẻ lạ mặt” là vi khuẩn, nấm xuất hiện. Hơn nữa, môi trường nước trong ao hồ, hay hồ bơi cũng không thực sự đảm bảo dễ khiến trẻ tiếp cận gần với những tác nhân gây bệnh.

Dụng cụ vệ sinh tai không tốt

Có nhiều loại vật dụng để dùng làm vệ sinh tai có chất liệu quá cứng và sắc nhọn. Khi mẹ vệ sinh tai cho bé, đưa vật dụng này vào ống tai có thể gây ra tình trạng tổn thương, trầy xước vùng trong tai. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai ngoài ở trẻ

Có nhiều loại vật dụng để dùng làm vệ sinh tai quá cứng gây viêm tai ngoài

Có nhiều loại vật dụng để dùng làm vệ sinh tai quá cứng gây viêm tai ngoài

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai ngoài?

Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không quá nghiêm trọng. Thông thường ban đầu các con chỉ ngứa sau đó là khó chịu và hơi đau nhẹ. Tuy nhiên, nếu như không được xử lý đúng lúc, có thể khiến cho tai viêm nhiễm nặng hơn, khiến cơn đau dữ dội hơn. Viêm tai ngoài ở trẻ em sẽ diễn ra 3 cấp độ với những biểu hiện cụ thể là: 

Viêm tai ngoài mức độ nhẹ

Với tình trạng viêm tai ngoài ở mức độ nhẹ, các con có những biểu hiện cụ thể như ngứa tai, các bé thường xuyên cảm thấy khó chịu và gãi. Phần ống tai ngoài của bé bị đỏ ửng lên và nếu như kéo vành tai, các con sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức. Thậm chí, còn có hiện tượng dịch chảy ra từ trong tai trẻ. 

Viêm tai ngoài mức độ vừa

Ở mức độ nhẹ, biểu hiện của căn bệnh này không quá rõ ràng nhưng nếu như chủ quan có thể dẫn đến những biểu hiện nặng hơn. Lúc này, bé sẽ rất khó chịu ở vùng tai, trở nên ngứa dữ dội và có mức độ đau nghiêm trọng hơn. Tau chảy dịch ồ ạt, và cảm giác bị ù tai do dịch gây tắc nghẽn gây áp lực. Điều này khiến cho thính lực ở trẻ em trở nên kém đi. 

Bé sẽ rất khó chịu ở vùng tai, trở nên ngứa dữ dội

Bé sẽ rất khó chịu ở vùng tai, trở nên ngứa dữ dội

Viêm tai ngoài mức độ nặng

Khi tình trạng viêm tai trở nên nặng hơn, bé sẽ xuất hiện cảm giác cơ đau dữ dội ở tai và lan sang cả những vùng lân cận và mặt. Lúc này ống tai đã tắc nghẽn, phần vành tai đỏ lên và sưng phồng. Trẻ có thể bị sốt, và gặp tình trạng cổ bị nổi các nốt hạch. Thính lực của bé kém đi rất nhiều, nghe không rõ dù là những âm thanh tương đối lớn.

Đối với trẻ sơ sinh

Với những bé sơ sinh, do các con chưa thể nói được hay nhận thức được các triệu chứng. Vậy nên, cha mẹ chỉ có thể quan sát những dấu hiệu bất thường ở con để suy ra tình trạng. Một số dấu hiệu cơ bản như:

  • Khi chạm vào tai, bé sẽ phản ứng dữ dội, khóc thét lên.
  • Bé phản ứng kém với những âm thanh xung quanh.
  • Bé sẽ trở nên dễ cáu kỉnh hơn, hay bỏ ăn.
  • Do viêm tai gây nên áp lực quá lớn, bé có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.
  • Quan sát thấy phần ống tai ngoài của bé đỏ và sưng, có hiện tượng đóng vảy. 

Hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh với tình trạng con dễ quấy khóc

Hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh với tình trạng con dễ quấy khóc

Trẻ bị viêm tai ngoài cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ bị viêm tai ngoài, cha mẹ không nên chủ quan để tránh diễn biến nặng hơn. Chính vì thế, khi quan sát trẻ gặp những dấu hiệu bất thường, điều cha mẹ cần thực hiện đó là: 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai ngoài tại nhà?

Sau khi đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, nếu như tình trạng của bé mới chớm, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp:

Chăm sóc vùng tai

Viêm tai ngoài ở trẻ em cần được điều trị đúng cách, tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, cha mẹ cần làm

  • Giữ cho tai bé tránh tình trạng bị ẩm ướt, nên khô ráo, tránh để nước đọng trong tai.
  • Sử dụng các loại thuốc nhỏ tai có công dụng kháng viêm.
  • Nếu như quan sát thấy có dịch tiết ra từ tai bé, cha mẹ có thể làm sạch bằng cách dùng bông gòn thấm bớt. Sau đó dùng dung dịch dành riêng cho trẻ chấm lên vùng tai.
  • Để giảm bớt cơn đau, ngứa ngáy khó chịu, cha mẹ có thể chườm ấm cho con, tuyệt đối không nên để bé động vào vùng tai tổn thương để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Dùng băng gạc để bao quanh vành tai, giúp bảo vệ và tránh tổn thương, sự xâm nhập của vi khuẩn.

Giữ cho tai bé tránh tình trạng bị ẩm ướt, nên khô ráo

Giữ cho tai bé tránh tình trạng bị ẩm ướt, nên khô ráo

Chế độ dinh dưỡng

Về chế độ dinh dưỡng ở những trẻ bị viêm tai ngoài, cha mẹ có thể bổ sung những nhóm chất cụ thể như:

  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin A: Đây là chất có đã được chứng minh có khả năng tăng cường thính lực. kích thích bảo vệ niêm mạc ở lót loa tai nên rất tốt cho người bị viêm tai ngoài. 
  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và chứa nhiều chất khoáng và kẽm, chất béo.

Nhóm thực phẩm nên tránh khi trẻ mắc viêm tai ngoài mà cha mẹ cần quan tâm đó là:

  • Không nên dùng đồ khô cứng: Ăn thực phẩm này khiến cho trẻ phải nhai nhiều, tác động đến xương hàm gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi loa tai, khiến cho bệnh tình kéo dài hơn.
  • Tránh thực phẩm gây dị ứng để tránh tình trạng trở nặng.
  • Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có khả năng gây viêm như xôi, nếp, khiến cho cơ thể bé bị nóng và kích thích tạo mủ khiến cho tình trạng bệnh càn nghiêm trọng hơn. 

Nên dùng thực phẩm chứa nhiều Vitamin A

Nên dùng thực phẩm chứa nhiều Vitamin A

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa

Trẻ bị viêm tai ngoài có thể cảm thấy tốt hơn sau vài ngày đến một tuần nếu như được chăm sóc tốt và điều trị tốt. Nhưng nếu như tình trạng này không thuyên giảm sau từ 4-5 ngày tự điều trị tại nhà, hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể xem xét tình trạng của các con một cách rõ ràng nhất, đồng thời đưa ra những phác đồ trị liệu hiệu quả. 

Thông thường bác sĩ sẽ trao đổi với phụ huynh và xem xét kê thêm thuốc giảm đau Acetaminophen (thuốc chỉ dùng cho trẻ 6 tháng). Nếu như các con có dấu hiệu sốt sẽ được chỉ định dùng thêm paracetamol hoặc Ibuprofen. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài để hạ sốt cho con, điều này có thể làm tăng nguy cơ có tác dụng phụ. 

Nên đưa bé đi gặp bác sĩ nếu như tình trạng không thuyên giảm

Nên đưa bé đi gặp bác sĩ nếu như tình trạng không thuyên giảm

Bạn cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức nếu như trẻ có dấu hiệu sưng mặt. lên cơn đau dữ dội hoặc sốt. Bởi trong một số trường hợp cực hiếm, nhiễm trùng ở vùng tai ngoài có thể lan vào phần tai bên trong, xương bên dưới vào vào đường máu gây nguy hiểm đến trẻ. 

Phòng ngừa nguy cơ viêm tai ngoài ở trẻ

Để tránh làm tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài ở trẻ em, ngay từ bây giờ, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Công tác phòng bệnh hiệu quả nhất gồm có:

  • Xả thật kỹ sau khi gội đầu cho bé, sau khi tắm gội xong, cơ thể của bé cần được lau khô. Dùng khăn mềm. dễ thấm lau nhẹ nhàng và từ từ và chỉ lau vùng bên ngoài tai, tránh xâm nhập sâu vào phần bên trong.
  • Tuyệt đối không để các con bơi lội tại những môi trường nước ô nhiễm hoặc chưa được xử lý.
  • Hạn chế tối đa tình trạng nước vào tai khi bé tắm hoặc đi bơi lội.
  • Tuyệt đối không dùng vật cứng, sắc nhọn vệ sinh tai cho bé, ba mẹ nên sử dụng tăm bông. 
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, tránh xa những nơi ô nhiễm để giúp giảm thiểu các bệnh về tai – mũi – họng.

Sau khi tắm gội xong, cơ thể của bé cần được lau khô

Sau khi tắm gội xong, cơ thể của bé cần được lau khô

Như vậy, qua những thông tin trên, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa. Nếu như gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, cha mẹ cần lập tức đưa con đi gặp bác sĩ, không nên chủ quan.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,039

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám