Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyễn Phương Thảo

21-10-2024

goole news
16

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là một bệnh lý hô hấp phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi, khi hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn đòi hỏi sự quan tâm đúng mức trong việc chăm sóc và điều trị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh cũng như đưa ra các giải pháp để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho bạn và người thân.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Nhận biết về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Nhận biết về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Để hiểu hơn về tình trạng bệnh, chúng ta sẽ phân tích chi tiết như sau:  

Tiểu phế quản: Là tập hợp của các cuống phổi (kích thước <2mm), mềm do không có sụn nâng đỡ. Khi bị viêm, các cuống phổi này sẽ dễ bị xẹp lại khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè và nặng hơn có thể bị suy hô hấp. 

Viêm tiểu phế quản: Là tình trạng viêm nhiễm cấp ở các tiểu phế quản, nguyên nhân đa phần do siêu vi, dễ gặp nhất ở trẻ em từ 3-6 tháng tuổi. Bệnh sẽ bắt đầu với các biểu hiện hô hấp sau đó là nhiễm trùng hô hấp gây ra tình trạng khò khè và nghe ran ở phổi. 

Bội nhiễm: Là tình trạng xuất hiện nhiễm trùng mới ở đúng vị trí trước đó đã từng bị bởi một loại virus hay vi khuẩn. Nếu như những loại vi khuẩn bội nhiễm này kháng lại thuốc thì sẽ khiến cho quá trình điều trị của người bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tóm lại, viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, cụ thể là các tiểu phế quản, và xảy ra khi viêm tiểu phế quản (thường do virus gây ra) bị nhiễm thêm vi khuẩn. Đây là một dạng biến chứng của viêm tiểu phế quản, khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.

Đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản cấp bội nhiễm thường là dưới 2 tuổi, cụ thể hơn là:

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

  • Trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, có nguy cơ cao bị viêm tiểu phế quản do hệ hô hấp và miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
  • Trẻ có tiền sử bệnh hô hấp như hen suyễn, dị ứng hoặc bệnh phổi mạn tính.
  • Trẻ sinh non trước 37 tuần mang thai có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có tình trạng sức khỏe làm giảm khả năng miễn dịch.
  • Trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá hoặc ô nhiễm,không gian hạn chế dễ lây nhiễm bệnh không khí có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Nguyên nhân bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh viêm tiểu phế quản cấp bội nhiễm là virus hô hấp hàng đầu có tên là Respiratory syncytial virus - RSV, chiếm khoảng 50- 80% tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, còn có các tác nhân khác như Parainfluenza virus, Influenza, Rhinovirus, Human Metapneumovirus, Enterovirus,...

Triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Một số triệu chứng điển hình cho bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm như: 

  • Nghẹt mũi, khó thở 
  • Ho, đau rát ở cổ họng 
  • Sốt nhẹ 
  • Viêm tai, viêm tai giữa 
  • Thở gấp
  • Mệt mỏi 
  • Da tái nhợt
  • Uống nước khó khăn.

Sốt là một trong những triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản

Sốt là một trong những triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản 

Nếu bệnh để lâu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: 

  • Ngừng hô hấp: Là biến chứng thường gặp, đặc biệt với trẻ sinh non. Biến chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nên rất khó có thể phát hiện.
  • Phổi xẹp: Hiện tượng này xảy ra ở nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Mất nước: Nếu để lâu không can thiệp trẻ có thể đối mặt với nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn. Đối với tình trạng mất nước chúng thường xuất hiện ở những giai đoạn đầu tiên khi phát bệnh. 
  • Co giật: Do trẻ thiếu oxy hoặc virus khi này đã hợp bào xâm nhập vào bên trong não. 
  • Tử vong: Chủ yếu xảy ra với trẻ <12 tháng tuổi. Với độ tuổi lớn hơn, tỷ lệ này có thể giảm dần, tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng phổi bị suy giảm chức năng. Trường hợp xấu nhất sẽ dẫn tới tử vong. 

Xem thêm:

Cách điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm 

Nguyên tắc cơ bản là điều trị triệu chứng, tập trung chủ yếu cung cấp đầy đủ nước - điện giải - dinh dưỡng và Oxy. 

Quá trình điều trị sẽ theo từng cấp độ, phụ thuộc vào tình trạng bệnh từ nhẹ - trung bình - nặng. 

Hiện nay, lựa chọn sử dụng kháng sinh là phương pháp phổ biến, dùng cephalosporin thế hệ 3, Flourchinoline hoặc các loại thuốc long đờm khác. Tuy nhiên, vi khuẩn có khả năng kháng thuốc rất cao nên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc kháng sinh là sự lựa chọn phù hợp khi điều trị

Thuốc kháng sinh là sự lựa chọn phù hợp khi điều trị 

Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt hiệu quả cao và phòng ngừa tình trạng bệnh quay lại, ngoài việc dùng thuốc uống, còn có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà như:

  • Gia đình cần giữ gìn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Đặt máy tạo ẩm trong phòng để giữ cho cổ họng không bị khô, tiết dịch nhầy. 
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mắt, mũi giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. 
  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng đủ chất, lành mạnh. Thay các đồ chiên xào bằng đồ hấp, luộc. 
  • Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, thuốc lá , nấm mốc hoặc các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,...
  • Ngủ kê cao đầu, ngủ đủ giấc. 
  • Uống đủ nước, không uống đồ có ga, các loại thực phẩm có đường tinh chế như kẹo, socola, ngũ cốc,...hay đồ ăn chua như mơ, mận,...dễ gây tình trạng khó long đờm.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt hoặc thịt đỏ chế biến sẵn vì chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Các thực phẩm từ sữa, chất béo, phô mai có thể tăng sản xuất chất nhầy khiến đờm trở nên đặc và dày hơn. 
  • Không ăn mặn để giảm hiện tượng tích nước trong các mô phế quản. 

Quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nếu có bât kì biểu hiện của bệnh để được tư vấn cụ thể.

Câu hỏi liên quan 

Câu 1: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? 

Nếu không được kiểm soát trong vòng 10-14 ngày kể từ khi phát bệnh, tình trạng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Quá trình điều trị từ đây cũng sẽ khó khăn hơn, tăng nguy cơ các biến chứng khác, đặc biệt ở trẻ sinh non với hệ miễn dịch kém. Trường hợp kém may mắn có thể dẫn đến tử vong. 

Câu 2: Bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có lây không? 

Vì là một bệnh lý hô hấp phổ biến, nên bị viêm tiểu phế quản cấp bội nhiễm có thể lây từ người sang người. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ho, hắt hơi, đồ dùng chung. Vì thế để ngăn ngừa bệnh lây lan, cần tuân thủ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, khi bị bệnh nên hạn chế tiếp xúc với môi trường đông đúc. 

Kết luận 

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Hãy cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ ngay để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
447

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám