Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là hiện tượng nhiễm trùng ở tinh hoàn do virus, vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra. Những vi trùng này cư trú trong niệu đạo tự nhiên, lội ngược dòng theo ống dẫn tinh đi tới tinh hoàn và bám trên các mào tinh hoàn, có nhiệm vụ lưu trữ tinh trùng, rồi gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Ở trẻ em, viêm tinh hoàn xảy ra không mấy xa lạ và trong hầu hết trường hợp chỉ xảy ra tình trạng viêm ở một trong hai tinh hoàn. Bệnh lý này thường gây khó chịu đáng kể và có thể dữ dội hoặc ít hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trình trạng nhiễm trùng. Nhưng nếu không được điều trị sớm, sức khỏe sinh sản và sức khỏe chung của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm tinh hoàn không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Có những dạng viêm tinh trùng nào ở trẻ em?
Viêm tinh hoàn ở trẻ em không phải là hiện tượng hiếm gặp và thường sẽ được tiến triển từ mức độ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc theo mức độ và triệu chứng mà viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ được chia thành hai loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Viêm tinh hoàn cấp tính ở trẻ em
Đây là tình trạng cho thấy bộ phận sinh dục của trẻ có dấu hiệu bất thường, vùng bìu bị sưng tấy và căng bóng. Nếu chạm vào, bạn sẽ thấy có một cục sưng cứng bên trong tinh hoàn, đi kèm với các cơn đau ở vùng tinh hoàn và lây lan xuống vùng bẹn, đùi, bụng dưới. Đôi khi, trẻ bị viêm tinh hoàn cấp tính sẽ cảm thấy ớn lạnh trong cơ thể và có hiện tượng buồn nôn, sốt cao,...
Có hai dạng viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ theo mức độ tiến triển
Viêm tinh hoàn mãn tính ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em dạng mãn tính được hình thành từ việc không điều trị viêm tinh hoàn cấp tính kịp thời. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh thể hiện trầm trọng hơn với các triệu chứng đau nhức và sưng phù vùng tinh hoàn và tái phát liên tục. Đồng thời, trẻ cũng cảm thấy rất mệt mỏi, sốt, dễ nôn, chán ăn và mất tập trung.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể xảy ra ở một hoặc hai bên tinh hoàn và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm tinh hoàn trẻ em và dưới đây là một số các căn nguyên thường gặp nhất.
Bị tổn thương cơ quan sinh dục gây viêm tinh hoàn
Trong quá trình vui chơi và nô đùa, có thể trẻ đã bị va chạm, ngã và gây tổn thương cho vùng bìu. Tổn thương này có thể biến chứng thành hiện tượng viêm nhiễm rồi dẫn tới sưng tinh hoàn.
Biến chứng từ bệnh quai bị gây viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
Theo các số liệu thống kê cho thấy, có tới 35% trẻ trong độ tuổi từ 3 - 19 tuổi mắc bệnh quai bị sẽ biến chứng thành bệnh viêm tinh hoàn. Điều này xảy ra là do virus Paramyxoviridae sản sinh trong quá trình không điều trị và kiêng cữ tốt nên xâm nhập vào tinh hoàn gây bệnh.
Bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng viêm tinh hoàn ở trẻ em
Chưa thực hiện vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách
Hầu hết trẻ em chưa thể nhận thức rõ được việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Do đó, vùng bìu không mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ em.
Hẹp bao quy đầu dẫn tới viêm tinh hoàn trẻ sơ sinh
Có không ít trường hợp trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh nên chất thải thường sẽ tồn đọng lại ở bộ phận sinh dục. Lâu ngày, chất thải này sẽ khiến các vi khuẩn có hại có thêm điều kiện để phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng tinh hoàn.
Trẻ sơ sinh hẹp bao quy đầu rất dễ gây viêm ở bộ phận sinh dục
Trẻ mắc một số các bệnh lý khác ảnh hưởng và gây viêm tinh hoàn
Những trẻ đang mắc phải một số các bệnh lý như viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,... nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng phương pháp sẽ khiến bệnh lây lan sang vùng tinh hoàn. Khi đó, trẻ sẽ mắc nhiều chứng bệnh hơn và gây khó khăn hơn trong việc điều trị.
Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em thường gặp
Viêm tinh hoàn hầu hết xuất hiện ở nam giới sau độ tuổi dậy thì nhưng có rất nhiều trường hợp chứng viêm tinh hoàn lại xuất hiện ở trẻ em với đa dạng các nguyên nhân đã nêu ở phần trước. Tình trạng tinh hoàn bị tổn thương, viêm nhiễm và sưng phù sẽ được thể hiện bởi các dấu hiệu nhận biết sau:
- Da ở vùng bìu bị sưng, phù nề, đỏ tấy và nóng rát.
- Sờ vào tinh hoàn sẽ thấy có cục sưng, cứng và thấy rất đau.
- Trẻ em đi tiểu thường xuyên và có lẫn cả máu hoặc dịch mủ trắng trong nước tiểu, gây mùi khai nồng.
- Trẻ bị sốt nhẹ và mệt mỏi trong cơ thể, mất tập trung trong mọi việc.
- Trẻ lười ăn, cảm thấy buồn nôn và không còn sức vận động.
Các dấu hiệu viêm tinh hoàn thường thấy ở trẻ em
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Không giống với người trưởng thành, trẻ nhỏ có thể trạng yếu hơn và sức đề kháng chưa được hoàn thiện. Do đó, khi bệnh viêm tinh hoàn trẻ nhỏ xảy ra sẽ khiến trẻ có nguy cơ đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, trong nhiều trường hợp bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính có thể còn hình thành khối u tinh hoàn.
Hơn nữa, triệu chứng ban đầu của bệnh thường khá mơ hồ và một số ít trẻ em chú ý để thông báo với cha mẹ tình trạng đau rát ở vùng cơ quan sinh dục của mình. Đây chính là nguyên do khiến bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ đều có xu hướng phát hiện muộn, có thể đã chuyển qua giai đoạn mãn tính.
Nếu bệnh kéo dài, không chỉ là chuyển qua giai đoạn mãn tính nữa mà nguy cơ cao sẽ bị xơ hoá, áp xe và hoại tử. Trong một số ít trường hợp, trẻ em bị mắc chứng viêm tinh hoàn kéo dài có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ do hoại tử đã lan rộng. Sau này, sức khỏe sinh sản của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và rất có thể sẽ không còn khả năng có con.
Biến chứng của bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ là rất nguy hiểm
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Có rất nhiều trường hợp trẻ em bị viêm tinh hoàn và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do triệu chưng không biểu hiện rõ rệt. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác mức độ cũng như giai đoạn tiến triển. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn phương pháp điều trị viêm tinh hoàn trẻ em phù hợp và bao gồm những phương thức thực hiện sau:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm phân tích nước tiểu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện để từ kết quả có thể xác định được tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó, trẻ sẽ được chẩn đoán liệu có chính xác là bị viêm tinh hoàn hay không.
Các phương pháp thực hiện chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn
Siêu âm tinh hoàn
Tình trạng viêm nhiễm ở vùng tinh hoàn cũng có thể được các bác sĩ xác định qua hình ảnh siêu âm. Ví dụ, qua hình ảnh, bác sĩ thấy được ống cuộn phía sau của tinh hoàn đang bị viêm nhiễm với mức độ như thế nào. Chính vì thế, ngoài việc xét nghiệm nước tiểu, trẻ sẽ được yêu cầu siêu âm để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng cách nào?
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ chủ yếu được điều trị kết hợp qua hai phương pháp là điều trị nội khoa và chăm sóc tại nhà. Mục đích của việc điều trị chính là cải thiện triệu chứng và ức chế nhiễm trùng, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ em, không để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản sau này.
Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn bằng nội khoa
Việc điều trị viêm tinh hoàn trẻ em cần được thực hiện kịp thời và biện pháp cụ thể sẽ được quyết định theo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Dựa theo mức độ nghiêm trọng cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định một trong những biện pháp sau đây:
Sử dụng thuốc để trị viêm tinh hoàn cho trẻ em
Nếu bệnh viêm tinh hoàn do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số các loại kháng sinh cho trẻ uống để kìm hãm và tiêu diệt những tác nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể được dùng kèm thuốc giảm đau để khắc phục các triệu chứng sưng, đau, rát đỏ do bệnh gây ra.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ cần được cẩn thận bởi tình trạng kích ứng hoặc các tác dụng phụ của loại thuốc này rất dễ xuất hiện. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ uống theo đúng liều lượng, tần suất đã được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không cho trẻ dừng thuốc sớm hơn thời gian đã quy định kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm hoàn toàn.
Áp dụng kỹ thuật CRS điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ
Đây là một trong những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em. CRS được áp dụng để đưa thuốc vào vị trí vi khuẩn cư ngụ bằng các tần sóng khác nhau nhằm tiêu diệt tác nhân gây ra viêm nhiễm. Kỹ thuật này rất phù hợp với bệnh nhân là trẻ nhỏ tuổi và không thể sử dụng kháng sinh toàn thân.
Điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ bằng các biện pháp nội khoa
Điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ bằng phương pháp nâng đỡ
Đây cũng là một trong những phương pháp được ứng dụng rất phổ biến nhằm cố định tinh hoàn lại và sau đó kết hợp với phương pháp chườm lạnh, sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế các triệu chứng và ức chế nhiễm trùng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh sẽ được cải thiện nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Chăm sóc trẻ bị viêm tinh hoàn bằng chăm sóc tại nhà
Ngoài những phương pháp điều trị nội khoa, bạn cần thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để tăng cường sức đề kháng, đồng thời phục hồi lại thể trạng ban đầu cho trẻ. Các biện pháp chăm sóc tại nhà cần được thực hiện kết hợp và bao gồm:
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong suốt thời gian thực hiện các biện pháp điều trị, hạn chế cho trẻ vận động và vui chơi quá sức.
- Cho trẻ ăn uống điều độ và khoa học để tăng cường sức đề kháng.
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mệt mỏi và mất nước do nhiễm trùng gây ra.
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ đều đặn và cẩn thận để phòng trường hợp bị bội nhiễm.
Các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tinh hoàn ngay tại nhà
Phòng tránh viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng cách nào?
Bởi bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới không chỉ sức khỏe mà cả tâm lý, chức năng sinh sản của trẻ nên phụ huynh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh. Dưới đây là những phương thức khuyến khích nên được áp dụng cho trẻ để tránh bệnh viêm tinh hoàn.
Tiêm chủng Vacxin phòng tránh bệnh quai bị
Như đã nói, có tới 35% trẻ từ 3 - 19 tuổi bị viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị. Điều này là bởi vì cha mẹ không phòng tránh và điều trị đúng cách cho trẻ trong thời gian bị bệnh. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tiêm chủng Vacxin phòng bệnh quai bị và đây chính là cách tốt nhất để tránh bị viêm tinh hoàn ở trẻ em.
Tiêm Vacxin phòng quai bị là cách tốt nhất tránh bị biến chứng quai bị
Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ bộ phận sinh dục cho trẻ
Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ là công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào tinh hoàn gây ra bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo không quá chật, quá ẩm ướt và quần áo phải thoải mái, khô ráo, sạch sẽ, có thể thấm hút mồ hôi,... nhằm tránh sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng cho trẻ
Sức đề kháng của trẻ em luôn kém hơn người lớn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Do đó, để có thể phòng bệnh viêm tinh hoàn trẻ em một cách tốt nhất, cha mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đồng đều các loại Vitamin, đặc biệt là Vitamin C để trẻ có thể tăng cường sức đề kháng, chống lại sự gây hại của các loại virus, vi khuẩn.
Cho trẻ đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe theo định kỳ để có thể nắm được tình trạng của tinh hoàn cũng như bộ phận sinh dục, xem có bất cứ dấu hiệu bất thường nào không. Điều này sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm các bệnh lý và kịp thời xử lý, điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em.
Các cơ sở y tế hiện nay rất nhiều nên việc lựa chọn khám và điều trị bệnh tại những đơn vị uy tín là điều không phải dễ dàng. Nằm ở phía Tây trung tâm TP. Hà Nội, thuộc địa bàn Bắc Từ Liêm, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang được đánh giá cao nhờ xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn, vô cùng sang trọng và sạch, đẹp.
Bạn có thể cho trẻ tới khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Phương Đông với quy trình khoa học, đơn giản, nhanh gọn và có thể tiết kiệm được nhiều thời gian. Các bác sĩ đảm nhiệm công tác khám bệnh tại đây đều là Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ CKI, CKII,... nên luôn đảm bảo công tác chẩn đoán và tư vấn sức khỏe một cách hiệu quả, chu đáo.
Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị tại đây cũng được đầu tư rất bài bản, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ công việc khám bệnh diễn ra suôn sẻ và chuẩn xác. Do đó, các bậc phụ huynh cho trẻ đến khám bệnh tại đây có thể hoàn toàn an tâm và còn được hưởng các mức ưu đãi bảo hiểm rất hấp dẫn giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.
Khu vui chơi dành cho trẻ tại Bệnh viện Phương Đông đa dạng, nhiều màu sắc
Bài viết trên đây đã được Bệnh viện Phương Đông chia sẻ giúp các bậc phụ huynh có thể nắm được những thông tin về căn bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em. Với các triệu chứng bất thường của cơ thể cũng như bộ phận sinh dục, cha mẹ đừng xem thường và hãy cho trẻ đi kiểm tra sớm để chẩn đoán bệnh và đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời.