Vitamin H và vitamin B5 có vai trò như thế nào? Nên bổ sung ra sao?

Ngọc Anh

09-11-2024

goole news
16

Vitamin H và vitamin B5 đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Vitamin H giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng, hỗ trợ quá trình tăng trưởng tế bào và sản xuất các axit béo. Vitamin B5 tham gia vào quá trình sản xuất các hormone, các chất dẫn truyền thần kinh và giúp cơ thể chống lại stress. Đặc biệt, cả hai hoạt chất này đều cần thiết cho sức khỏe làn da, tóc và móng.

Vitamin H và vitamin B5 trị bệnh gì?

Vitamin H và vitamin B5 hay còn gọi là vitamin B7 và vitamin B5 là nhóm vitamin B, rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Nếu vitamin H tham gia vào quá trình tổng hợp enzyme, chuyển hoá chất béo và carbohydrate, bảo vệ da và tóc khỏi bã nhờn, mụn trứng cá, viêm da thì vitamin B5 cũng đóng vai trò tích cực. Nó duy trì hoạt động của hệ thần kinh, gan và tiêu hoá, kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu và hỗ trợ các hormone của cơ thể. 

Nhìn chung, vai trò của vitamin H và vitamin B5 được đề cập đến cụ thể như sau:

Vitamin H (biotin)

  • Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu dinh dưỡng gần đây cho thấy, những bệnh nhân được bổ sung đầy đủ biotin duy trì lượng đường trong máu tốt hơn và chuyển hoá đường hiệu quả hơn. 
  • Bảo vệ bệnh nhân tiểu đường khỏi các biến chứng như bệnh thần kinh ngoại viên, ngăn ngừa tổn thương thận,...
  • Giúp da, tóc và móng khỏe mạnh: Tóc dày và dài nhanh. hạn chế tình trạng viêm da, móng mỏng, gãy móng
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh và tạo ra các enzyme thiết yếu, chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể

Vitamin H tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể

Vitamin H tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể

Vitamin B5

Trên thực tế, công dụng của vitamin B5 có thể khiến bạn phải bất ngờ. Mọi người thường sử dụng hoạt chất này để hỗ trợ điều trị các bệnh cảnh như:

Vấn đề sức khỏe

Nội dung

Dinh dưỡng

  • Thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn

Da liễu

  • Mụn trứng cá
  • Bệnh zona và các rối loạn da
  • Trị ngứa, chữa chàm nhẹ, phát ban

Nhiễm trùng, miễn dịch

  • Nhiễm trùng nấm men
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
  • Nhiễm trùng lưỡi
  • Nhiễm độc salicylate

Tim mạch

  • Suy tim
  • Huyết áp thấp

Thần kinh

  • Đau đầu, thần kinh tiểu đường, đường huyết thấp
  • Đau đầu, khó ngủ (mất ngủ), khó chịu
  • Bệnh Parkinson
  • Đau dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh streptomycin

Tâm lý, tâm thần

  • Trầm cảm hoặc tăng động, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ
  • Chống căng thẳng về tinh thần và thể chất

Tiêu hoá

  • Viêm đại tràng, viêm kết mạc và viêm bàng quang

Cơ xương khớp

  • Hội chứng bàn chân nóng hoặc ống cổ tay
  • Loạn dưỡng cơ
  • Chuột rút ở chân do mang thai hoặc nghiện rượu
  • Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp

Hô hấp

  • Rối loạn hô hấp, hen suyễn và dị ứng

Các bất thường khác

  • Hói đầu, gàu, nhiều tóc bạc
  • Chứng co giật
  • Đau dây thần kinh tiểu đường
  • Bệnh celiac
  • Xơ cứng
  • Béo phì.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Giảm tác dụng phụ của bệnh suy giáp
  • Chậm phát triển
  • Kích thích tuyến thượng thận
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính, chóng mặt

Vitamin B5 hỗ trợ rất nhiều hoạt động thần kinh của cơ thể
Vitamin B5 hỗ trợ rất nhiều hoạt động thần kinh của cơ thể

Khi nào cần bổ sung vitamin H và vitamin B5?

Vitamin H và vitamin B5 được khuyến cáo nên bổ sung cho người dùng chi tiết như sau. Vitamin H có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có vấn đề về da, tóc và móng tay như móng tay giòn, tóc hư tổn, gãy rụng,... Tuy nhiên, nhu cầu vitamin H được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau:

  • Trẻ em từ 4 - 17 tuổi: 25 - 35 µg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 45 µg/ngày

Đối với vitamin B5,  nó là một trong số những thành phần không thể bỏ qua cho người bị suy dinh dưỡng và người trưởng thành, cụ thể với các liều lượng như:

  • Trẻ em từ 0 - 6 tháng: 1,7mg
  • Trẻ em từ 7 - 12 tháng: 1,8mg
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 2mg
  • Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 3mg
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 4mg
  • Nam nữ từ 14 tuổi trở lên: 5mg
  • Phụ nữ có thai: 6 mg
  • Phụ nữ cho con bú: 7mg 

Việc bổ sung dưỡng chất nên diễn ra đều đặn hàng ngày

Việc bổ sung dưỡng chất nên diễn ra đều đặn hàng ngày

Vitamin H và vitamin B5 có trong thực phẩm nào?

Như đã đề cập ở trên, vitamin H và vitamin B5 rất phù hợp với những người gặp vấn đề về tóc, da, móng. Nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được các chất này nên phải chủ động bổ sung chúng từ chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm tự nhiên 

Đây là cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ tự nhiên, an toàn và trọn vẹn các dưỡng chất cần thiết. Các thực phẩm giàu vitamin H có thể kể đến như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Gan động vật
  • Men bia
  • Cá béo: cá hồi, cá ngừ, cá tuyết
  • Sữa chua và các chế phẩm từ sữa

Trong khi đó, các thực phẩm giàu vitamin B5 bao gồm:

  • Cà hồi, cá ngừ
  • Thịt bò
  • Khoai lang
  • Bắp
  • Trứng gà
  • Tôm
  • Sữa chua

Các loại thực phẩm giàu vitamin B5

Các loại thực phẩm giàu vitamin B5

Thực phẩm chức năng

Không khuyến khích bổ sung vitamin H và vitamin B5 từ các thực phẩm chức năng. Bạn chỉ nên dùng khi có bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Một số trường hợp có thể được khuyên dùng như người suy dinh dưỡng, mắc bệnh chuyển hoá, người cao tuổi kém hấp thu, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính,...

Bởi hàm lượng vitamin H và vitamin B5 có trong các thực phẩm này rất cao nên chúng có thể nhanh chóng đẩy lùi các vấn đề sức khoẻ bạn đang gặp do thiếu dưỡng chất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không đáng có.

Lời khuyên khi sử dụng vitamin H và vitamin B5

Để đạt hiệu quả cao nhất khi bổ sung các dưỡng chất này, bạn nên chú ý những điểm quan trọng dưới đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ bổ sung nào, đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú, đang dùng thuốc khác hoặc có tiền sử bệnh lý. Đồng thời, bạn phải theo sát các biểu hiện của cơ thể khi dùng thuốc và xin ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng (khi cần thiết)
  • Ưu tiên bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi, không lạm dụng thực phẩm chức năng khi chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế

Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi bổ sung các loại vitamin kể trên thì gợi ý bạn đến khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ y tế kịp thời. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm khám dinh dưỡng bằng máy Inbody 770 đời mới để phân tích chi tiết các thành phần cơ thể như tổng lượng cơ, tổng lượng mỡ, khối lượng nước, lượng mỡ nội tạng,... để đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cụ thể hoá, an toàn, chính xác.

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ xuất phát có nhiều năm kinh nghiệm ở Bệnh viện lớn sẽ hướng dẫn bạn xây dựng chế độ ăn và chi tiết cách áp dụng để nâng cao sức khoẻ tổng thể và phòng chống các vấn đề sức khoẻ khác.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Như vậy, Cả vitamin H và vitamin B5 đều là những thành viên quan trọng của nhóm vitamin B, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng và duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, mỗi loại vitamin có những chức năng riêng biệt: vitamin H tập trung vào sức khỏe da, tóc, móng, trong khi vitamin B5 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh và giảm stress.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
256

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám