Vỡ tử cung trong chuyển dạ là một tai biến nguy hiểm trong lĩnh vực sản khoa. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, thai nhi và dịch ối trong tử cung có thể bị tống ra ngoài tử cung và tràn vào ổ bụng. Hiện tượng này có thể gây ra mất máu nghiêm trọng ở mẹ và thiếu oxy dẫn đến tổn thương não bộ cho thai nhi.
Vỡ tử cung trong chuyển dạ là gì?
Vỡ tử cung là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi tử cung của phụ nữ bị rách. Đây là tình trạng thường gặp nhất ở những phụ nữ đã từng phẫu thuật mổ và sau đó sinh con tự nhiên qua đường âm đạo (VBAC).
Tử cung là một cơ quan quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi. Được hình thành từ nhiều lớp mô, khi xảy ra vỡ tử cung, các lớp này sẽ bị rách. Thông thường vỡ tử cung trong chuyển dạ xảy ra dọc theo đường sẹo của vết mổ trước đó là phổ biến nhất.
Vỡ tử cung có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn:
Vỡ tử cung hoàn toàn
- Vỡ tử cung hoàn toàn là khi vết rách xuyên qua toàn bộ ba lớp thành của tử cung. Tình trạng này rất nghiêm trọng và mẹ bầu phải điều trị ngay lập tức.
Vỡ tử cung không hoàn toàn
- Vỡ tử cung không hoàn toàn hay còn được gọi là vỡ tử cung dưới màng phúc mạc, xảy ra khi chỉ các lớp niêm mạc và cơ bị xé rách và màng phúc mạc ở phần dưới của tử cung bị bong ra nhưng vẫn không bị rách hoàn toàn.
- Trong trường hợp này, tử cung không bị vỡ hoàn toàn, thai nhi và màng nước ối vẫn ở trong tử cung.
Vỡ phức tạp
- Vỡ tử cung phức tạp tương tự như vỡ tử cung hoàn toàn, song đi kèm với tổn thương đến các cơ quan lân cận như mạch máu, bàng quang, trực tràng, niệu quản,...
Vỡ tử cung có sẹo mổ cũ
- Vỡ tử cung ở mẹ bầu có sẹo mổ cũ xảy ra khi phần vết mổ trước đó bị vỡ hoặc nứt. Thường thì vết rách không bị lởm chởm và có thể ít chảy máu.
Hầu hết các trường hợp vỡ tử cung xảy ra khi phụ nữ đang chuyển dạ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai. Các trường hợp vỡ tử cung ở phụ nữ không mang thai là rất hiếm gặp.
Vỡ tử cung trong chuyển dạ là gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến vỡ tử cung trong chuyển dạ
Tình trạng vỡ tử cung trong chuyển dạ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu có thể chia thành ba loại nguyên nhân: nguyên nhân từ phía mẹ, nguyên nhân từ phía thai nhi và nguyên nhân do can thiệp.
Từ mẹ bầu
- Sẹo mổ cũ trên tử cung, ví dụ như sau khi mổ lấy thai, mổ khâu vỡ tử cung, mổ bóc nhân xơ, hoặc sẹo mổ dọc thân tử cung.
- Bất tương xứng giữa khung chậu và thai: Khung chậu hẹp, không phù hợp với cân nặng của thai nhi; hoặc có khối u xơ, u buồng trứng nghi ngờ khối u tiền đạo.
- Mẹ bầu bị dị dạng tử cung như tử cung đôi, tử cung một sừng, tử cung hai sừng.
- Sau khi mẹ mổ lấy thai tình trạng nghén trở lại nhanh.
- Tiền sử mang thai và sinh nở nhiều lần, hoặc có tiền sử sinh song thai hoặc đa thai.
- Ở vùng bụng của mẹ bầu gặp chấn thương khá mạnh.
- Tiến hành nạo hút, phá thai nhiều lần.
Từ thai nhi
- Thai có kích thước to từng phần như thai bị não úng thủy.
- Thai nhi có trọng lượng toàn thân trên 4kg, gây bất tương xứng giữa thai và khung chậu của mẹ.
- Ngôi thai và kiểu thế thai bất thường như ngôi chỏm đầu cúi không tốt, ngôi mặt cằm cùng, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang.
- Đa thai dẫn đến các thai vướng nhau và dị dạng tử cung.
Do can thiệp ngây ra
- Mẹ bầu có thể được tiến hành các thủ thuật khi chưa đủ điều kiện thực hiện hoặc không đúng kỹ thuật.
- Việc sử dụng thuốc làm co thắt sai liều, chỉ định hoặc không được theo dõi cẩn thận.
Vỡ tử cung trong chuyển dạ nguyên nhân là gì?
Vỡ tử cung trong chuyển dạ có thể tiến triển từ các triệu chứng dọa vỡ tử cung trước khi trở thành vỡ tử cung thực sự. Những dấu hiệu dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung có thể nhận biết như sau:
Dấu hiệu dọa vỡ tử cung
Dấu hiệu dọa vỡ tử cung thường xảy ra trên tử cung không có sẹo mổ cũ, bao gồm:
- Các cơn co tử cung diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn, gây đau nhiều hơn cho mẹ bầu.
- Đáy tử cung dâng lên cao hơn so với rốn và ở phía dưới rốn có thể thấy tử cung bị thắt lại, có hình dạng giống quả bầu nậm và vòng thắt (gọi là vòng Bandl).
- Tim thai vẫn bình thường hoặc có dấu hiệu bắt đầu không đều, có thể là dấu hiệu suy thai.
Dấu hiệu của vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ
- Mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhói đột ngột. Sau đó, tình trạng đau có thể giảm đi.
- Mạch đập nhẹ, huyết áp giảm, da xanh xao, chân tay lạnh.
- Âm đạo chảy máu đỏ tươi.
- Nước tiểu có thể có màu đỏ như máu.
- Có các dấu hiệu suy thai như mất cơn co tử cung hoặc thai không máy.
- Bụng có thể bị biến dạng, lớn lên, có thể sờ thấy thai nhi.
- Mẹ bầu có thể kiểm tra bằng cách sờ, phản ứng thành bụng và đau nhói tại vết mổ.
- Trong trường hợp thai nhi đã bị đẩy vào ổ bụng, không thấy đáy tử cung khi sờ.
Mọi thắc mắc liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian sớm nhất nhé.
Vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ nguy hiểm như thế nào?
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng khoa Phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, phụ nữ bị vỡ tử cung trong chuyển dạ nếu không được can thiệp kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này gây chảy máu nặng, có thể khiến mẹ bầu bị sốc do mất máu. Theo thống kê, 6,2% trường hợp tử vong trong quá trình sinh liên quan đến vỡ tử cung ở mẹ bầu.
Khi nghi ngờ mẹ bầu bị vỡ tử cung, các bác sĩ Sản khoa sẽ thực hiện mổ lấy thai ngay lập tức để cứu thai nhi và cung cấp máu kịp thời cho mẹ bầu. Nếu không thể đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ một cách nhanh chóng, tính mạng của thai nhi sẽ bị đe dọa.
Ngoài ra, mẹ bầu có nguy cơ cao phải cắt tử cung nếu bị vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Thống kê cho thấy từ 14 đến 33% các trường hợp vỡ tử cung đòi hỏi phải thực hiện cắt tử cung ngay lập tức để bảo vệ tính mạng của sản phụ. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người phụ nữ trong tương lai.
Dọa vỡ tử cung trong chuyển dạ có nguy hiểm không?
Làm thế nào để chẩn đoán vỡ tử cung trong chuyển dạ?
Chẩn đoán vỡ tử cung trong chuyển dạ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và nguy cơ từ các vết sẹo mổ trước đó của mẹ bầu, cùng các triệu chứng thăm khám của Bác sĩ. Vì vậy, việc dự phòng để ngăn ngừa sự cố vỡ tử cung là rất quan trọng.
Nhóm bà bầu được đề xuất theo dõi thai kỳ chặt chẽ để tầm soát nguy cơ vỡ tử cung khi sinh gồm:
- Mẹ bầu từng mổ lấy thai trên hai lần.
- Mẹ bầu đã từng có tiền sử mổ lấy thai nhi trên thân tử cung.
- Mẹ bầu đã từng phẫu thuật khâu lỗ thủng tử cung.
- Có từng phẫu thuật mổ bóc nhân xơ tử cung.
- Một trong những mẹ bầu có tiền sử từng phẫu thuật mổ cắt góc tử cung trong điều trị mang thai ngoài tử cung.
Cách xử lý và điều trị vỡ tử cung trong chuyển dạ
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ, vỡ tử cung trong chuyển dạ có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời và hiệu quả. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm là rất quan trọng.
Những trường hợp dọa vỡ tử cung hoặc vỡ tử cung mẹ bầu cần nhanh chóng được tiến hành mổ lấy thai cấp cứu. Đồng thời, trong và sau khi phẫu thuật việc thực hiện hồi sức cho mẹ bầu bằng cách bổ sung lại thể tích máu đã mất và truyền dịch trước là rất quan trọng.
Trong quá trình mổ lấy thai, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, nghiêm trọng của vết vỡ tử cung, và kế hoạch sinh nở để quyết định liệu có thực hiện bảo tồn tử cung hay cắt tử cung phù hợp.
Khâu bảo tồn tử cung
Việc bảo tồn tử cung thích hợp khi mẹ bầu còn trẻ, có kế hoạch mang thai trong tương lai, vết vỡ tử cung không phức tạp và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn tử cung.
Cắt tử cung
Đối với mẹ bầu nhiều tuổi, sinh nở nhiều lần, không có kế hoạch mang bầu trong tương lai thường được Bác sĩ quyết định phương pháp cắt tử cung.
Nếu vết vỡ tử cung thực sự nghiêm trọng, Bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận lân cận như niệu quản, bàng quang, ruột và xử trí tùy thuộc vào tình trạng của mẹ bầu.
Chú ý: sau khi phẫu thuật, mẹ bầu cần được sử dụng kháng sinh và được chăm sóc hậu phẫu cẩn thận.
Cách xử lý và điều trị vỡ tử cung trong chuyển dạ như thế nào?
Cách phòng ngừa vỡ tử cung trong chuyển dạ
Để giảm thiểu nguy cơ vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp dự phòng như sau:
Khám thai định kỳ
- Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai đúng theo chỉ định của Bác sĩ trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm các nguyên nhân có thể dẫn đến vỡ tử cung.
Cần có kế hoạch hợp lý khi sinh con
- Mẹ bầu nên sinh con có kế hoạch, không thai và sinh nở trong thời gian ngắn. Trường hợp cần phẫu thuật mổ, cần có kế hoạch ngừa thai ít nhất 2 năm.
Nhập viện trước khi chuyển dạ
- Những thai phụ có sẹo tử cung cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ, đồng thời cần nhập viện trước khi chuyển dạ để có thể can thiệp kịp thời và giảm nguy cơ xảy ra vỡ tử cung.
Chọn cơ sở uy tín để sinh
- Mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc thai kỳ toàn diện, can thiệp kịp thời và hiệu quả, từ đó giảm thiểu các nguy cơ đe dọa thai kỳ và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Khám thai định kỳ để phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn đến vỡ tử cung.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vỡ tử cung trong chuyển dạ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa. Với những thông tin vô cùng hữu ích chắc chắn sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian sớm nhất nhé.
Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!