Xét nghiệm độ lọc cầu thận: Chỉ số quan trọng, cách tính và lưu ý khi thực hiện

Phương Loan

12-09-2024

goole news
16

Xét nghiệm độ lọc cầu thận là một phương pháp kiểm tra, đánh giá chức năng thận qua các chỉ số creatinin, ure,... Kết quả xét nghiệm không áp dụng trong chẩn đoán trực tiếp bệnh lý về thận, cần thực hiện thêm các kỹ thuật khác để khẳng định kết luận.

Độ lọc cầu thận là gì?

Độ lọc cầu thận, tên tiếng Anh Glomerular Filtration Rate là lưu lượng máu lọc qua cầu thận, trong một đơn vị thời gian nhất định, thường tính theo phút. Xét nghiệm độ lọc cầu thận nhằm đánh giá tình trạng hoạt động chức năng thận qua các chỉ số creatinin, ure,...

Độ lọc cầu thận là lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian

Độ lọc cầu thận là lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian

Lưu ý, xét nghiệm độ lọc cầu thận không sử dụng trong chẩn đoán trực tiếp bệnh lý ở thận hoặc liên quan đến thận. Chỉ số độ lọc cầu thận dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, vậy nên cần được tính toán theo công thức, dựa trên các kết quả thu được.

Vì sao cần xét nghiệm độ lọc cầu thận

Xét nghiệm độ lọc cầu thận hỗ trợ bác sĩ đánh giá chức năng hoạt động của thận, đo lường lượng máu được lọc bởi thận trong mỗi phút. Thông thường chỉ số này được đo gián tiếp qua độ thanh lọc của một số chất, gồm inuline, creatinin và ure.

Kết quả xét nghiệm độ lọc cầu thận cũng phản ánh các vấn đề sức khỏe của thận, cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trên 90 ml/ph/1.73m2: Độ lọc cầu thận bình thường.
  • Dưới 60 ml/ph/1.73m2: Độ lọc cầu thận suy giảm vừa đến mạnh, chẩn đoán thận mạn tính nếu dưới 60 trong 3 tháng.
  • Dưới 15 ml/ph/1.73m2: Chẩn đoán suy thận, bệnh nhân cần lọc máu thường xuyên, chỉ định ghép thận nếu điều kiện cho phép.

Những lý do cần đo chỉ số độ lọc cầu thận

Những lý do cần đo chỉ số độ lọc cầu thận

Như vậy, độ lọc cầu thận càng cao thì chức năng thận càng tốt, ngược lại càng giảm thì chức năng thận càng yếu. Tuy nhiên để đánh giá độ lọc cầu bình thường ở một người cần dựa vào độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, hoạt động cơ thể.

Chỉ số xét nghiệm độ lọc cầu thận

Mọi đối tượng đều có thể xét nghiệm độ lọc cầu thận, sàng lọc bệnh lý tiềm ẩn, theo dõi tình trạng chức năng thận hiện tại. Bạn cần quan tâm đến 3 xét nghiệm sau, đây là các chỉ số quan trọng được sử dụng trong đánh giá độ lọc cầu thận.

Độ thanh lọc inuline

Inuline là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá độ lọc cầu thận, có độ chuẩn xác cao. Kỹ thuật đo diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đói một đêm, uống khoảng 2 lít nước vào sáng ngày hôm sau.
  • Bước 2: Nhân viên y tế truyền inuline vào tĩnh mạch, liên tục trong khi đo độ thanh lọc.
  • Bước 3: Tính độ thanh lọc bằng kết quả nồng độ inuline trong máu và trong nước tiểu, thực hiện 1 giờ sau khi truyền tĩnh mạch.
  • Bước 4: Kết quả đo độ thanh lọc inuline cuối cùng là trung bình cộng 4 lần đo.

Đo độ thanh lọc inuline trong kiểm tra độ lọc cầu thận

Đo độ thanh lọc inuline trong kiểm tra độ lọc cầu thận

Chỉ số độ thanh lọc inuline bình thường vào khoảng 130 mL/phút/1.73m2 da nam và 120 mL/phút/1.73 m2 da nữ. Xét nghiệm này được đánh giá có độ chuẩn xác cao nhưng khó tìm kiếm inuline, kỹ thuật phức tạp, khó áp dụng lâm sàng.

Độ thanh lọc creatinin

Xét nghiệm độ thanh lọc creatinin (CrCl) là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá độ lọc cầu thận. Creatinin được tạo ra từ quá trình vận động của cơ bắp, là sản phẩm thận cần lọc và loại bỏ ra khỏi máu.

Nếu hai quả thận không làm tốt chức năng, suy giảm sẽ dẫn đến tồn dư creatine trong máu. Tình trạng này cần xử lý, điều trị sớm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, tác động nguy hại đến sức khỏe.

Đo độ thanh lọc creatinin CrCl đánh giá lưu lượng lọc máu qua thận

Đo độ thanh lọc creatinin CrCl đánh giá lưu lượng lọc máu qua thận

Độ thanh lọc creatinin huyết thanh được xét nghiệm qua 2 công thức tính sau, đảm bảo độ chính xác:

  • Tính CrCl từ nồng độ Creatinin trong máu và nồng độ Creatinin nước tiểu trong 24 giờ.
  • Dựa vào nồng độ Creatinin máu, áp dụng với người trưởng thành và không béo phì.

Xét nghiệm CrCl được thực hiện tương tự xét nghiệm máu thường quy, cán bộ y tế sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, chuyển đựng trong ống nghiệm. Mẫu phẩm sẽ được di chuyển đến phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên bắt đầu tiến hành phân tích và thu kết quả.

Độ thanh lọc urê máu

Ure là sản phẩm quá trình chuyển hóa protein, là chất thải không chứa đạm. Chúng được lọc tự do qua cầu thận, tái hấp thụ tại ống thận gần và xa. Thông thường, phần lớn ure được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, chỉ còn lại một phần nhỏ trong máu.

Xét nghiệm độ thanh lọc ure máu là một trong những xét nghiệm quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận. Dựa vào chỉ số có thể chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý:

  • Ure máu tăng khi cơ thể mất nước, thể tích máu lưu thông máu, ăn nhiều đạm, dùng steroid.
  • Ure máu giảm khi cơ thể được nạp ít thực phẩm chứa đạm, bệnh gan nặng.

Người có sức khỏe bình thường, trị số ure máu BUN vào khoảng 10 - 15 mg/dL, ure huyết thanh 20 - 30 mg/dL. Độ lọc cầu thận giảm xuống dưới 60 ml/ph, ure máu sẽ bắt đầu tăng lên, đổi lại ure huyết tương tăng khi độ lọc cầu thận giảm.

Cách tính kết quả xét nghiệm độ lọc cầu thận

Hiện nay có nhiều cách tính kết quả xét nghiệm độ lọc cầu thận, dưới đây là công thức dễ hiểu và được chứng minh bởi chuyên gia:

GFR = Số lượng Nephron x Độ lọc cầu thận của 1 Nephron

GFR = Số lượng Nephron x K x Sx (PCG - PBC) - (GC - BC)

Chú thích:

  • K: Hệ số siêu lọc
  • S: Diện tích lọc
  • PCG: Áp lực thủy tính của các mao mạch cầu thận
  • PBC: Áp lực thủy tĩnh của khoang Bowman
  • GC: Áp lực keo của các mao mạch cầu thận
  • BC: Áp lực keo của khoang Bowman

Công thức tính kết quả đo độ lọc cầu thận

Công thức tính kết quả đo độ lọc cầu thận

Ai cần xét nghiệm độ lọc cầu thận

Xét nghiệm độ lọc cầu thận thường được chỉ định với người nghi ngờ mắc bệnh thận, có biểu hiện như:

  • Phù bàn chân, mắt cá chân, cổ tay và xung quanh mắt.
  • Đi tiểu ra máu, nước tiểu có bọt như xà phòng, màu chuyển nâu.
  • Tiểu tiện nhiều, gia tăng về đêm.
  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Tiểu khó.
  • Đau lưng giữa.
  • Da khô, ngứa.
  • Ngực nặng, khó thở không rõ nguyên nhân.

Yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm

Một số nhóm đối tượng cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm:

  • Bệnh nhân có cơ bắp không hoạt động như liệt vận động, teo cơ,...
  • Người dị tật bẩm sinh, tai nạn chấn thương thiếu 1 phần chi.
  • Suy dinh dưỡng, suy thận cấp.
  • Bệnh nhân phù, tăng tích nước cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em.
  • Người đang dùng thuốc giảm đau chống viêm non-steroid, hạ cholesterol máu, thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, thuốc chống virus,...

Những yếu tố tác động đến kết quả chỉ số độ lọc cầu thận

Những yếu tố tác động đến kết quả chỉ số độ lọc cầu thận

Kết luận

Xét nghiệm độ lọc cầu thận là loại xét nghiệm quan trọng, là cơ sở đánh giá chức năng hoạt động của thận. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện kiểm tra, tuy nhiên nhóm người có biểu hiện, nghi ngờ mắc bệnh thận chiếm tỷ lệ chỉ định cao hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
41

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám