Độ lọc cầu thận bình thường ở người trưởng thành, khỏe mạnh và không mắc bệnh lý nền trên khoảng 90ml/phút/1,73m2. Tuy nhiên, chỉ số mức lọc cầu thận có thể giảm, thay đổi theo giới tính của người thực hiện kiểm tra, điều này không phản ánh bệnh lý tại thận.
Độ lọc cầu thận là gì?
Độ lọc cầu thận (GFR) là thuật ngữ y học, dùng để chỉ lưu lượng máu lọc qua thận trong một đơn vị nhất định, thường được tính bằng phút. Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ lọc các chất khỏi máu thận, kiểm tra chức năng thận còn tốt hay không.
(Độ lọc cầu thận dùng chỉ lưu lượng máu lọc qua thận trong một đơn vị nhất định)
Nếu độ lọc cầu thận càng cao thì khả lọc, đào thải các chất trong máu thận càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, chỉ số phụ thuộc vào tuổi người bệnh, nên khi càng lớn tuổi thì độ lọc cầu thận càng giảm.
Độ lọc cầu thận bình thường ở người trưởng thành là bao nhiêu?
Theo chuyên gia y tế, độ lọc cầu thận người trưởng thành khỏe mạnh trên 90/ml/phút/1.73m2. Chỉ số này có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính dù không hề mắc bệnh lý nền tại thận.
Cụ thể độ lọc cầu thận bình thường ở từng đối tượng như sau:
Tuổi
|
Độ lọc cầu thận bình thường |
20 - 29 tuổi
|
> 116/ml/phút/1.73m2 |
30 - 39 tuổi
|
> 110/ml/phút/1.73m2 |
40 - 49 tuổi
|
> 99/ml/phút/1.73m2 |
50 - 59 tuổi
|
> 93/ml/phút/1.73m2 |
60 - 69 tuổi
|
> 85/ml/phút/1.73m2 |
Trên 70 tuổi
|
> 75/ml/phút/1.73m2 |
(Chỉ số độ lọc cầu thận bình thường ở người trưởng thành)
Như vậy, để đánh giá độ lọc cần thận bình thường cần căn cứ vào độ tuổi của người thực hiện. Kết hợp với đó là tình trạng sức khỏe toàn thân, bệnh lý đang mắc, chỉ số liên quan,... trước khi đưa kết luận cuối.
Độ lọc cầu thận bình thường ở trẻ em
So với người trưởng thành, mức lọc cầu thận bình thường ở trẻ em trai, gái theo độ tuổi như sau:
Tuổi/Giới tính
|
Trung bình ± ĐLC
(mL/min/1.73m2)
|
1 tuần (trai và gái)
|
40.6 ± 14.8
|
2 - 8 tuần (trai và gái)
|
65.8 ± 24.8
|
> 8 tuần (trai và gái)
|
95.7 ± 21.7
|
2 - 12 tuổi (trai và gái)
|
133 ± 27.0
|
13 - 21 tuổi (trai)
|
140.0 ± 30.0
|
13 - 21 tuổi (gái)
|
126 ± 22.0
|
Mỗi độ tuổi sẽ có chỉ số độ lọc cầu thận bình thường khác nhau, tuy nhiên không có con số chính xác, vẫn có khoảng chênh lệch nhất định. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại, đặc điểm giới tính kèm vấn đề liên quan khác để kết luận.
Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em và những thông tin cha mẹ cần biết
Độ lọc cầu thận bình thường cho biết điều gì?
Hiện nay có nhiều thông số được sử dụng để đánh giá sức khỏe thận nhưng mức lọc cầu thận vẫn là chỉ số được sử dụng phổ biến, hiệu quả nhất. Người có độ lọc cầu thận bình thường cho biết thận vẫn đang hoạt động tốt, chức năng lọc máu, đào thải chất độc, chất dư thừa của cơ quan này diễn ra ổn định.
(Chỉ số lọc cầu thận bình thường được dùng để đánh giá sức khỏe thận)
Lọc máu là chức năng chính và quan trọng nhất của thận, diễn ra trực tiếp tại cầu thận. Bộ phận này giúp loại bỏ các chất thải, chất độc hại của cơ thể, song vẫn giữ lại các thành phần quan trọng như tế bào máu, protein, điện giải, đường, acid amin và các chất cần thiết khác.
Công thức tính mức lọc cầu thận bình thường
Một người bình thường sẽ có 2 quả thận, nằm ở 2 bên hố thận, cạnh cột sống thắt lưng. Trung bình mỗi ngày thận lọc 200 lít máu, đào thải 2 lít nước tiểu. Vậy nên, cần tính chính xác độ lọc máu, từ đó xác định được tình trạng chức năng hiện tại của thận.
(Công thức tính mức lọc cầu thận)
Có 3 công thức tính độ lọc cầu thận như sau:
Cách tính 1
Công thức tính mức lọc cầu thận đầu tiên dựa vào nồng độ Creatinin trong máu, xác định theo giới tính và độ tuổi. Cụ thể:
GFR = 175 x Scr - 1,154 x tuổi - 0,203 x a
Trong đó:
- Scr là nồng độ Creatinin trong máu.
- a là 0,742 ở nữ giới và 1,212 ở người châu Phi.
Cách tính 2
Công thức số 2 sẽ tính độ lọc cầu thận dựa vào độ thanh thải Creatinin trong nước tiểu và trong máu. Cụ thể:
GFR = (Urc x V)/(Scr x T)
Trong đó:
- Scr: Nồng độ Creatinin trong máu (mg/dl).
- Ucr: Nồng độ Creatinin trong nước tiểu (mg/dl).
- V: Thể tích nước tiểu 24 giờ (ml).
- T: Thời gian thu nước tiểu (phút).
Cách tính 3
Công thức cuối cùng tính độ lọc cầu thận dựa vào nồng độ Creatinin trong máu theo giới, tuổi và cân nặng. Áp dụng với người trưởng thành, không bị thừa cân, béo phì, được áp dụng phổ biến hơn cả.
Cụ thể:
GFR = [(140 - tuổi) x cân nặng)]/(72 x Scr) (Đối với nam giới)
CrCl = [(140 - tuổi) x cân nặng]/(72 x Scr) x 0.85 (Đối với nữ giới)
Trong đó:
- GFR là mức lọc cầu thận (ml/phút)
- CrCl là độ thanh thải creatinin.
- Tuổi tính theo đơn vị năm.
- Cân nặng tính theo đơn vị kg.
- Scr là nồng độ Creatinin trong máu (mg/dl).
Phòng tránh mất cân bằng độ lọc cầu thận
Tổn thương thận được xác định diễn ra vĩnh viễn, nữ giới, nam giới có thể chủ động ngăn ngừa tổn thương hoặc sự sụt giảm độ lọc cầu thận theo các biện pháp sau:
- Dùng thuốc huyết áp đối với người tăng huyết áp.
- Dùng thuốc kiểm soát đường huyết với người bị tiểu đường.
- Thường xuyên thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Duy trì cân nặng ổn định, cần giảm cân nếu bị béo phì.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ít đường, muối, chất béo, ưu tiên rau xanh và trái cây.
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác.
(Biện pháp phòng tránh mất cân bằng độ lọc cầu thận)
Những vấn đề bất thường tại thận nếu được điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tích cực, ngăn ngừa diễn tiến suy thận. Vậy nên, nếu nằm trong nhóm đối tượng nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm đo độ lọc cầu thận, tầm soát bệnh lý từ giai đoạn sớm.
Kết lại, độ lọc cầu thận bình thường ở mỗi giới, độ tuổi là khác nhau, tuy nhiên trung bình vào khoảng trên 90ml/phút/1,73m2. Để được cung cấp kết quả mức lọc cầu thận chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị thực hiện cũng như đội ngũ nhân sự chuyên môn.