Xuất huyết dạ dày nên ăn gì và lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh

Nguyễn Thị Vân Anh

25-11-2022

goole news
16

Trong hoặc sau quá trình điều trị, người bệnh xuất huyết dạ dày đang rất yếu với hệ tiêu hoá hoạt động chưa ổn định. Do đó một chế độ ăn khoa học, ưu tiên nhóm thực phẩm nào, kiêng thực phẩm nào cần hết sức lưu ý. Vậy xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn có được một thực đơn giúp nhanh chóng chữa lành và hồi phục cơ thể.

Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người bị xuất huyết dạ dày không nhất thiết phải theo một hướng dẫn nào đó cụ thể. Tuy nhiên sự thông thái trong cách lựa chọn thực phẩm để cung cấp năng lượng cho cơ thể ở giai đoạn này lại có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau bệnh. Vậy xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Hãy ưu tiên các thực phẩm sau đây:

Nhóm thực phẩm chống viêm

Các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, trà xanh,... có chứa các chất có khả năng chống viêm giúp cơ thể tự bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương nhờ tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do. Khi kết hợp các cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà, một số thực phẩm nên dùng cho người bị xuất huyết dạ dày do viêm đó là súp lơ, củ cải, bắp cải, nghệ, dâu tây, việt quất, mâm xôi, đu đủ,...

Ăn các loại rau củ có màu đậm giàu chất chống oxy hoá tốt cho niêm mạc dạ dàyĂn các loại rau củ có màu đậm giàu chất chống oxy hoá tốt cho niêm mạc dạ dày

Thực phẩm điều trị tổn thương

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Hãy lựa chọn bông cải xanh và sữa chua. Trong bông cải xanh có chứa một hoạt chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn đó chính là sulforaphane. Ngoài ra, trong bông cải xanh cũng chứa các chất chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào. Nhờ vậy mà ăn bông cải xanh trong thời gian phục hồi sau khi bị xuất huyết dạ dày sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ dạ dày khỏi các tổn thương.

Bên cạnh đó, men vi sinh có trong sữa chua có lợi cho việc điều trị nhiễm trùng ở dạ dày. Trước khi dùng kháng sinh, người bệnh sử dụng sữa chua sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, tăng tốc độ chữa lành tổn thương.

Các loại thực phẩm khác

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Người bệnh cũng nên linh hoạt đưa một số loại thực phẩm sau đây vào thực đơn để hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày:

  • Các thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, yến mạch, các loại ngũ cốc: Có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, từ đó giảm tác động đến vết viêm loét gây xuất huyết.
  • Thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa,... giúp trung hòa acid dạ dày.
  • Chất béo: Ưu tiên chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu nành, dầu hướng dương,... giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm áp lực tiêu thụ cho hệ tiêu hoá.
  • Các thực phẩm giàu vitamin: Như đu đủ, táo, nho, việt quất… cung cấp vitamin và khoáng chất giúp củng cố niêm mạc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Từ rau củ giúp tiêu hoá dễ dàng, làm lành niêm mạc.
  • Củ dền: Có chứa nhiều sắt, kali, mangan, magie, flavonoid,  beta-carotene và chất xơ có tác dụng kích thích quá trình tái tạo và sản sinh hồng cầu ở tủy sống.
  • Cá hồi: Chứa đạm dễ hấp thu và Omega 3 có tác dụng tái tạo tế bào và cải thiện chức năng của động mạch, giảm sưng viêm tại nơi niêm mạc bị chảy máu.
  • Rau mồng tơi: Có chứa chất nhầy pectin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và nhuận tràng, giảm rối loạn tiêu hoá và nhanh làm lành vết thương. Sắt và vitamin A trong rau còn tăng khả năng sản sinh hồng cầu và tế bào mới giúp chữa lành vết thương, ngăn ngừa thiếu máu.
  • Khoai lang: Chứa các chất xơ hòa tan dễ hấp thu giúp làm giảm tình trạng táo bón. Khoai lang còn chứa beta – carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch cùng thành phần chống oxy hoá giúp các lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium có điều kiện phát triển tốt hơn.

Củ dền có chứa các chất giúp tăng sản sinh hồng cầu tạo máuCủ dền có chứa các chất giúp tăng sản sinh hồng cầu tạo máu

Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tốt cho quá trình điều trị trả lời cho thắc mắc xuất huyết dạ dày nên ăn gì, người bệnh cũng cần chú trọng đến việc loại bỏ các nhóm thực phẩm gây hại khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, quá trình tiêu hoá bị cản trở làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đó là các thực phẩm sau:

Đồ uống có cồn và chứa caffeine

Cồn và caffeine có thể khiến niêm mạc bị kích thích, các tổn thương tại mạch máu có thể gây xuất huyết trở lại. Do đó người bệnh cần tránh bia, rượu, cà phê, trà đặc,... để bảo vệ dạ dày.

Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì? - Đồ uống có gas

Các thức uống có gas có chứa rất nhiều CO2 bão hòa (tạo bọt gas), đường, các chất bảo quản và có độ pH acid có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, kích thích tiết dịch vị làm vết loét bị lan rộng. Do đó tiêu thụ nhóm đồ uống này trong thời gian bị xuất huyết dạ dày có thể khiến các vết tổn thương bị sưng viêm và nguy cơ cao chảy máu.

Đồ uống có gas có thể khiến vết thương bị sưng viêm và xuất huyếtĐồ uống có gas có thể khiến vết thương bị sưng viêm và xuất huyết

Chất béo bão hòa và gia vị gây kích thích

Những chất này có tác dụng kích thích dạ dày co bóp, làm tăng tiết dịch vị và tăng độ pH trong dạ dày. Nếu thường xuyên ăn đồ chiên rán, ớt, tiêu, mù tạt,... sẽ làm tăng triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, đau thượng vị, khó tiêu và nguy cơ bị xuất huyết rất cao.

Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt cá, dưa muối đóng hộp, snack, lạp xưởng,... thường rất hấp dẫn và có tính thuận tiện cao. Tuy nhiên với người bị xuất huyết dạ dày, đây lại là “khắc tinh” bởi chúng chứa các chất bảo quản, nhiều muối có thể khiến dạ dày bị tác động làm tăng nguy cơ viêm loét và ung thư dạ dày.

Thực phẩm cứng và đồ khô

Các loại khoai tây sấy, rau củ sấy, bánh mì sấy, cá khô, mực khô,... có thể khiến các vết viêm loét bị ma sát, gây trợt niêm mạc và chảy máu. 

Không ăn các loại thực phẩm cứng làm tăng ma sát gây kích thích chảy máu dạ dàyKhông ăn các loại thực phẩm cứng làm tăng ma sát gây kích thích chảy máu dạ dày

Nguyên tắc trong ăn uống người xuất huyết dạ dày nên áp dụng

Cách ăn uống có tác động trực tiếp đến dạ dày. Ngoài lưu ý cho người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì, thì việc tuân thủ một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp cho tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn:

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Thay vì ăn lượng thức ăn nhiều gói gọn trong 3 bữa chính, thì người bệnh nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá, đồng thời làm giảm tiết dịch vị, acid của dạ dày.

Giảm stress

Trong cuộc sống hiện đại khó có thể tránh xa được các áp lực, tuy nhiên với người bị xuất huyết dạ dày, điều này là rất cần thiết phải tạo dựng được. Hãy cân bằng cuộc sống và công việc để có một sức khỏe tâm thần tốt nhất, xoa dịu căng thẳng để giảm kích thích cho dạ dày.

Chế biến thực phẩm dạng loãng, hầm

Dạ dày của người bị xuất huyết đang phải chịu nhiều tổn thương. Do đó việc hỗ trợ quá trình tiêu hoá bằng cách chế biến thực phẩm mềm như dạng hầm, hấp mềm, loãng,... sẽ giúp dạ dày nhẹ nhàng hơn trong việc xử lý thức ăn.

Ăn các món ăn chế biến loãng giúp giảm co bóp dạ dày khi tiêu hoáĂn các món ăn chế biến loãng giúp giảm co bóp dạ dày khi tiêu hoá

Kiểm soát việc dùng thuốc

Việc tự ý sử dụng thường xuyên các loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là aspirin, ibuprofen hay naproxen có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Sau một thời gian, dạ dày có thể bị chảy máu và về sau khó đáp ứng điều trị bằng thuốc.

Ngoài những nguyên tắc trên, chế độ ăn cho người bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý một số điều sau:

  • Cân đối dinh dưỡng trong thực đơn.
  • Uống nhiều nước, các loại sinh tố (chú ý rửa thật kỹ vỏ).
  • Không ăn các loại rau sống, đồ gỏi, sushi, đồ chua.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói mới ăn.
  • Nên ngồi nghỉ ngơi sau ăn 30 phút, không vận động hay nằm ngay.
  • Vận động nhẹ, nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian chữa trị.

Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch vị dạ dàyUống nhiều nước giúp làm loãng dịch vị dạ dày

Trong và sau quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn để hỗ trợ bệnh. Tuy nhiên nắm được xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì, nguyên tắc cần thiết trong ăn uống sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ có thể phát hiện sớm được các bất thường về sức khỏe, từ đó chủ động bảo vệ bản thân, đồng thời nắm được diễn biến bệnh và chữa trị hiệu quả. Để đăng ký khám tại BVĐK Phương Đông, quý khách vui lòng bấm số 1900 1806.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,089

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa
19001806 Đặt lịch khám