Xương mu nằm ở vị trí nào? Chức năng của xương mu là gì?

Võ Thu Thảo

09-10-2023

goole news
16

Xương mu là bộ phận nhạy cảm, dễ gặp chấn thương trong quá trình mang thai ở phụ nữ. Vậy xương mu nằm ở đâu? Hiện tượng đau buốt vùng xương mu có nguy hiểm không, chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin trên tại bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây.

Xương mu là gì? Vị trí xương mu ở đâu?

Xương mu được coi là một phần của xương chậu, nhận biết bằng phần nhô cao bao bọc bên ngoài bộ phận sinh dục của nữ. Phía trên xương mu và phía dưới lớp da là mô mỡ. 

Độ cao của xương mu phụ thuộc vào độ dày của mô mỡ và khung xương trong giai đoạn đang phát triển ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, vùng xương mô còn là khu vực tập trung các liên kết thần kinh. Do vậy, nữ giới sẽ cảm nhận rõ ràng và nhanh những kích thích tác động vào vùng cơ thể này.

Hình ảnh mô tả vị trí của xương mu.Hình ảnh mô tả vị trí của xương mu.

Xương mu nữ giới và nam giới có gì khác nhau

Xương mu thuộc cấu tạo chung của cơ thể con người, có ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên ở mỗi giới, cấu trúc xương mu có điểm khác biệt theo giới tính. Cụ thể:

  • Khung xương chậu ở nữ sẽ mỏng và nhẹ, xương chậu rộng và nông hơn nam
  • Khung xương chậu ở nam giới sẽ dày và đặc hơn (giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể lớn hơn), xương chậu hẹp và có hình trái tim

Ngoài ra, một số khác biệt cụ thể giữa cấu trúc xương mu giữa nam và nữ là:

  • Nam giới: Khớp mu là vị trí nơi dây chằng treo của dương vật kết nối với khung chậu.
  • Nữ giới: Khớp mu nằm gần khu vực âm đạo, có thể co dãn mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Sự khác biệt của cấu tạo khung xương chậu và xương mu giữa nam giới và nữ giới là cần thiết phù hợp với cấu trúc cơ quan sinh dục và tiết niệu ở mỗi giới.

Cấu tạo và chức năng của xương mu

Cũng như những bộ phận khác trong cơ thể con người, xương mu cũng có chức năng và vai trò riêng.

Cấu tạo của xương mu

  • Xương mu có cấu trúc được hình thành từ 3 phần chính:
  • Phần trên: Là một trong hai nhánh xương nảy ra từ khung xương mu, kết nối với xương chậu và phần trên của đốt xương háng, tạo hình chữ "L".
  • Thân: Là phần rộng nhất, mạnh mẽ và phẳng của xương mu.
  • Phần mu dưới: Là phần dưới của xương mu, nảy ra từ khung xương mu và kết nối với phần trên của đốt xương háng, tạo hình chữ "L".
  • Nửa bên phải và bên trái của xương mu kết nối với nhau thông qua sụn gọi là khớp mu. Ở phụ nữ trưởng thành, khớp mu không cố định ở một vị trí cố định mà có thể di chuyển khoảng 2mm.

Chức năng của xương mu

Xương mu nối liền với xương chậu hình thành khung xương chậu khỏe mạnh, có chức năng nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan sinh dục nữ như buồng trứng, tử cung,… Xương chậu giúp phân bổ hợp lý trọng lượng cơ thể xuống chân và bàn chân. Khớp mu có độ chuyển động 2mm đóng vai trò quan trọng trong thời điểm mang thai ở người phụ nữ. Bộ phận khớp mu thể hiện sự hoạt động linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi dễ dàng di chuyển và chui qua ống sinh khi người mẹ lâm bồn. 

Xương mu và khớp mu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh nở ở phụ nữ.Xương mu và khớp mu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh nở ở phụ nữ.

Xương mu bị đau có nguy hiểm không

Khá nhiều chị em cảm thấy lo lắng, quan ngại khi gặp phải tình trạng đau xương mu. Xương mu nằm trọn trong cấu trúc của xương chậu, liên kết với 2 bên xương chậu bằng hai khớp mu phía trước. Khớp mu có khả năng đàn hồi nhờ hệ thống dây chằng, do vậy, nếu bị kéo căng sẽ dẫn đến tình trạng đau xương mu ở khu vực vùng kín của phụ nữ.

Thực chất, tình trạng đau xương mu ở phụ nữ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đau xương mu kéo dài mà không điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng sau: 

  • Cơn đau xương mu kéo dài có thể khiến giảm hứng thú chuyện chăn gối, giảm hưng phấn, kích thich trong khi làm chuyện “ấy”. Điều này khiến chất lượng đời sống tình dục vợ chồng đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc hôn nhân.
  • Đau xương mu khiến vùng kín khó chịu, sưng tấy, đau nhức kéo dài,.. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn, mất tập trung, giảm hiệu suất trong công việc.
  • Tác động tiêu cực đến sức khỏe, dễ mắc những bệnh lý liên quan đến sinh sản

Khi nào đau xương mu cần gặp bác sĩ

Để việc chẩn đoán chính xác bệnh và tìm hướng điều trị kịp thời, chị em cần đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để phát hiện được nguyên nhân, khi có những triệu chứng, biểu hiện sau:

  • Đau vùng bụng dưới bất thường
  • Đau ở thắt lưng mỗi khi hắt xì hơi, thay đổi tư thế hoặc khi ho
  • Cảm giác chân mất sức khi đi, không còn độ linh hoạt, dáng đi khó khăn, …
  • Đau dữ dội ở vùng xương chậu khi hoạt động

Đau bụng dưới bất thường cũng là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến xương mu.Đau bụng dưới bất thường cũng là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến xương mu.

Đau xương mu thường xuất hiện ở nữ giới 

Dù cấu tạo cơ thể đều có bộ phận xương chậu và xương mu, tuy nhiên, hiện tượng đau xương mu thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Tình trạng này được chia thành hai dạng:

Đau xương mu khi mang thai

Đây là trường hợp đặc thù, chỉ xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai. 

Ở những tháng cuối thai kỳ, các mẹ rất dễ gặp tình trạng đau xương mu. Tùy vào thể trạng mỗi người, mức độ của cơn đau sẽ diễn biến khác nhau. Có trường hợp cơn đau sẽ kéo dài, âm ỉ; có những mẹ lại chỉ có cơn đau ngắn, thoáng qua rất nhanh.

Do thai nhi phát triển lớn vào những tuần cuối của quá trình mang thai, ít nhiều tác động đến hệ thống dây chằng hỗ trợ khớp xương mu. Đó là nguyên nhân gây đau ở vùng xương nhô lên khu vực vùng kín của chị em. Tình trạng này không gây nguy hiểm, nhưng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu nhận thấy cơn đau kéo dài với cường độ cao, kèm các triệu chứng bất thường khác, chị em cần gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám hoặc để được hướng dẫn các giải pháp giúp hạn chế tình trạng này.

Đau xương mu có thể là triệu chứng các bệnh phụ khoa

Ngoài biểu hiện đặc thù ở phụ nữ khi có thai, đau xương mu còn có thể là triệu chứng báo hiệu các căn bệnh phụ khoa phụ nữ thường gặp. Có thể kể đến một vài bệnh phổ biến như:

  • Viêm nhiễm bàng quang ở phụ nữ thường xuyên xảy ra do bàng quang phải lưu trữ nước tiểu thường xuyên, làm tăng nguy cơ tổn thương. Mọi vấn đề xuất hiện trong cơ quan này đều có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
  • Viêm vùng chậu là tình trạng khi xương chậu, nằm phía dưới hai bên xương hông và tiếp giáp với xương đùi, bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công và gây viêm nhiễm, lây lan dẫn đến áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc thai ngoài tử cung.

Viêm vùng chậu là bệnh lý khá nguy hiểm mà chị em phụ nữ cần chú ý.Viêm vùng chậu là bệnh lý khá nguy hiểm mà chị em phụ nữ cần chú ý.

  • Người phụ nữ mắc viêm nhiễm bàng quang thường gặp rắc rối trong việc đi tiểu, đau ở bụng dưới và nước tiểu có mùi khá khó chịu. Trạng thái nghiêm trọng hơn của viêm nhiễm có thể xuất hiện cơn đau ở vùng xương chậu, xương mu, và thậm chí là đau lưng.
  • Viêm đường tiết niệu thường xuyên xảy ra do cấu trúc ngắn và thẳng của đường tiết niệu ở phụ nữ, nằm gần vùng hậu môn, dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là Ecoli. Người phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu thường trải qua các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau ở vùng hạ vị, đau tức ở bàng quang, mệt mỏi, sốt cao, và cảm giác ớn lạnh.

Có thể nói, đau xương mu không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ thăm khám và thực hiện dịch vụ thăm khám và chẩn đoán chuyên khoa, quý khách hãy liên hệ qua hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông hoặc Đặt lịch khám tại đây.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,190

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám