Bà bầu ăn ốc có được không? Ăn bao nhiêu là tốt?

Nguyễn Thu Hà

25-01-2021

goole news
16

Bà bầu ăn ốc có được không và ăn bao nhiêu để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé là điều rất nhiều người thắc mắc bởi đây là món khoái khẩu được chị em phụ nữ yêu thích. 

Sau khi qua giai đoạn ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sang chuyển sang giai đoạn bổ sung đa dạng thực phẩm khác nhau trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ thèm ăn rất nhiều món trong đó không thể không nhắc đến món ốc. 

Tuy nhiên, các ông bà ta xưa kia lại cho rằng phụ nữ mang thai khi ăn ốc có thể khiến trẻ nhỏ sinh ra hay bị chảy dớt dãi hoặc bị chậm nói… Do đó, bà bầu ăn ốc có được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là món ăn khoái khẩu của phần lớn chị em phụ nữ.

Trên thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở bởi chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào khẳng định tác hại của ốc đối với sức khỏe của trẻ khi sinh ra. Ngược lại, ốc là loại thực phẩm chứa nhiều chất, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.   

Giá trị dinh dưỡng từ ốc

bà bầu ăn ốc có được không? ốc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất vi lượng tốt cho phụ nữ mang thai

Bà bầu ăn ốc có được không là điều khiến nhiều chị em băn khoăn

Ốc là một trong những món ăn cực kỳ được ưa chuộng tại Việt Nam. Ốc được sử dụng làm món nhậu và trở thành đồ ăn vặt ưa thích của nhiều chị em phụ nữ. Một số món ăn quen thuộc được làm từ ốc như ốc xào chuối đậu, ốc xào sả ớt, ốc luộc, ốc nấu riêu… 

Theo Đông y, ốc có vị ngọt, tính hàn, do đó ăn ốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt… Một số thầy thuốc cho rằng ăn ốc đồng có tác dụng tăng cường cơ bắp, bổ thận, mịn da, sáng mắt. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ăn ốc sẽ rất tốt, bởi ốc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất vi lượng sau: 

- Sắt: Theo nghiên cứu ốc chứa rất nhiều sắt. Đây là chất quan trọng giúp mẹ bầu tránh tình trạng thiếu máu do sắt.  Bên cạnh đó, sắt còn là chất giúp tăng cường sự miễn dịch và giúp các hoạt động của cơ thể mẹ linh hoạt hơn.

- Magie: Đây là một trong những khoáng chất cần thiết giúp xương và răng chắc khỏe, đồng thời cũng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể mẹ bầu không bị chuột rút. Được biết, trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie. 

- Canxi: Các kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1329 mg canxi trong 100g ốc. Do đó, ốc là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào, rất tốt cho sự phát triển hệ xương của thai nhi cũng như hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu.. 

- Vitamin E: Trong bảng thành phần của ốc có một “điểm sáng” đó chính là chứa vitamin E - một chất có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Vitamin E không chỉ hạn chế tình trạng thiếu máu, mệt mỏi mà còn góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Phốt pho: Phốt pho là một trong những khoáng chất quan trọng, có công dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương, điều hòa các chất dinh dưỡng và hạn chế các bệnh lý về răng ở phụ nữ mang thai. Trong ốc hàm lượng phốt pho cao, có 231mg phốt pho trong 85g ốc, tương đương 33% lương phốt pho được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Tuy nhiên, để tránh mắc bệnh loãng xương, nên cân bằng lượng phốt pho và canxi bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu canxi khác.

- Selen: Ngoài việc bổ sung canxi, vitamin E hay phốt pho, ăn ốc còn giúp bổ sung selen cho cơ thể mẹ bầu. Selen có công dụng hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư hay các bệnh viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát… 

- Kẽm: Các nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng kẽm trong ốc khá cao. Đây là một khoáng chất vi lượng giúp chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường miễn dịch đồng thời góp phần cho sự phát triển của các tế bào. 

Dù có rất nhiều thành phần bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo ốc là thực phẩm có tính hai mặt. Nếu ăn ốc đúng cách, ăn vừa đủ và chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nếu ăn sai cách, ăn ốc chưa được chế biến kỹ có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bà bầu có ăn ốc được không và phải ăn như nào mới tốt? 

Có thai ăn ốc được không? 

Chỉ cần lướt qua bảng thành phần mẹ bầu cũng đã có thể thấy ăn ốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, mẹ đang bầu bí có sở thích ăn ốc có thể hoàn toàn yên tâm, không cần phải lo lắng, băn khoăn bà bầu ăn ốc có được không nữa.

Ốc là một nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, đặc biệt bổ sung canxi, sắt, chất đạm… rất cần thiết cho cơ thể phụ nữ mang thai. Theo số liệu trong bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, cứ 100g ốc bươu sẽ cung cấp khoảng 11,2g chất đạm, 1320 mg canxi và 84 kcal. Với lượng canxi dồi dào như vậy, bà bầu ăn ốc sẽ được bổ sung hàm lượng canxi cần thiết nhất. 

Ngoài các món ốc “điển hình” như ốc luộc, ốc xào me, ốc xào bơ cay... điểm hấp dẫn với chị em phụ nữ khi ăn ốc đó chính là nước chấm. Nước chấm ốc được pha có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt rất dễ ăn, không gây ngán nên các mẹ bầu thường rất mê. Đặc biệt, có nhiều bà bầu bị nghén ăn ốc trong suốt thời gian mang thai

Bà bầu ăn ốc có tốt không?

Ốc cung cấp nguồn sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe

Ốc cung cấp nguồn sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe

Để biết được bà bầu ăn ốc có được không thì cần phải biết ăn ốc tốt ở điểm nào? Dưới đây là một số lợi ích khi bà bầu ăn ốc:

Ốc cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe

Trong tất cả các loại ốc ăn được như ốc đồng, ốc nhồi, ốc danh oa... thì đều chứa lượng protein cao nhưng hàm lượng calo thấp. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng có 14g protein và 76 calo trong 9,5g ốc. Không chỉ vậy, ốc còn chứa một lượng nhỏ chất béo, carbohydrate và protein trong ốc rất giàu các axit amin thiết yếu. Do đó, bà bầu ăn ốc có được không? Câu trả lời hoàn toàn là có. 

Ốc cung cấp nguồn sắt

Như đã phân tích bảng thành phần của ốc ở trên, ốc rất giàu chất sắt. Do đó, khi ăn ốc 1 - 2 bữa/ tuần, mẹ bầu sẽ được bổ sung sắt, giúp máu lưu thông tốt, tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động của cơ thể trở nên linh hoạt hơn. 

Ốc giúp tăng cường kẽm cho cơ thể

Trong các loại ốc thì ốc sên là loại ốc rất giàu kẽm. Kẽm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chống lại chất oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc của các protein và enzyme khác nhau, giúp cho tế bào tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. 

Có thể thấy ốc là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Do đó, nên đưa ốc vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu để tăng thêm chất dinh dưỡng và có sự đa dạng món ăn. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo không phải ăn ốc trong thời điểm nào cũng có lợi. Vậy mẹ bầu nên ăn ốc vào thời điểm mới tốt cho sức khỏe? Trong 3 tháng đầu bà bầu ăn ốc có được không? 

Bà bầu nên ăn ốc vào thời điểm nào của thai kỳ

các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn ốc từ tháng 4 trở đi

Mẹ bầu nên ăn ốc vào thời điểm nào là tốt nhất? Trong 3 tháng đầu bà bầu có được ăn ốc không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén nên rất nhạy cảm với mùi tanh của ốc. Khi mẹ bầu ăn ốc trong giai đoạn này sẽ làm tình trạng đầy bụng, nôn ói trở nên nặng hơn. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn ốc từ tháng 4 trở đi. Ngoài món ốc “sở trường”, mẹ bầu nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt nạc, trứng, các loại hạt, rau xanh, súp lơ xanh… 

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu ốc là đủ?

Ốc là loài vật sống ở đồng ruộng, ao hồ và có rất nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật ký sinh trong ốc, nhất là sán. Đặc biệt, khi nấu hay luộc ốc không chín kỹ sẽ trở thành cơ hội cho ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý nguy hiểm. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu và trẻ em nên hạn chế ăn ốc. Nếu ăn ốc quá nhiều, không đúng cách có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài. Tình trạng này kéo dài không được xử lý kịp thời có thể gây mất nước, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trong bụng. Mặt khác, vì trong ốc có rất nhiều ký sinh trùng nên việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở cần phải ngâm ốc ở nước chanh hoặc nước giấm, nước gạo hay ớt để ốc nhả hết chất bẩn cũng như ký sinh vật ra bên ngoài trước khi mang đi chế biến. Khi luộc ốc cần phải nấu chín, đun sôi để ký sinh trùng chết hết, không làm hại đến sức khỏe. 

Ngoài ra, với bà bầu chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc một tuần và ăn từ 100 - 200g ốc cho mỗi bữa ăn là vừa đủ chất dinh dưỡng. Dù biết đây là món ăn hấp dẫn với chị em phụ nữ nhưng các chuyên gia dinh dưỡng muốn mọi người nhận thức rõ việc ăn ốc có mặt lợi và hại như thế nào. Để từ đó có cách ăn uống hợp lý nhất nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm của loại thực phẩm này, đặc biệt đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. 

bà bầu chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc một tuần và ăn từ 100 - 200g ốc cho mỗi bữa ăn là vừa đủ chất dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc một tuần và ăn từ 100 - 200g ốc cho mỗi bữa ăn là vừa đủ chất dinh dưỡng

Những cách ăn ốc an toàn cho mẹ bầu

Để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như an toàn cho sức khỏe của chính bản thân mình và thai nhi, bà bầu cần lưu ý trong khâu chế biến ốc và ăn như nào mới tốt nhất. Một số lưu ý mẹ bầu nên biết khi tự mua ốc về để chế biến: 

  • Thời gian ngâm ốc không nên quá lâu: để ốc nhả hết chất bẩn bên trong nhiều người thường ngâm ốc vài ngày mới ăn. Tuy nhiên, cách làm này không đúng, sẽ khiến ốc chết và gầy đi, làm món ăn có mùi, có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nếu mẹ bầu ăn phải. Do đó, khi ngâm ốc mẹ bầu nên ngâm bằng nước giấm, nước vo gạo hoặc thêm ớt vào nước ngâm để trong 2 - 3 tiếng khi đó ốc sẽ nhả hết chất bẩn. 
  • Trước khi nấu ốc cần phải rửa sạch sau đó luộc chín kỹ: đối với bà bầu, các chuyên gia, bác sĩ luôn nhấn mạnh việc ăn uống cần phải đảm bảo ăn chín, uống sôi. Vì vậy, khi chế biến những món ăn từ ốc, mẹ bầu cần rửa thật sạch và luộc chín kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Ăn ốc một lượng vừa đủ: như đã đề cập ở phía trên, mẹ bầu nên ăn bao nhiêu ốc là đủ thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn 1 - 2 bữa một tuần, vì ăn quá nhiều ốc sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đầy bụng. Ngoài ra, đối với những mẹ bầu có tiền sử bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay có vết loét trên da chưa lành thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. 

Khi đã tìm ra câu trả lời bà bầu ăn ốc có được không thì có những món ăn chế biến từ ốc mà bà bầu không thể bỏ qua. Dưới đây là một số món ngon từ ốc mẹ có thể dễ dàng làm ngay tại nhà: 

Ốc hương hấp sả

một số món ngon được chế biến từ ốc: món ốc hương hấp sả

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ ốc 

Ốc hương là một trong những loại ốc mẹ bầu nên ăn bởi nó chứa nhiều dưỡng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin A, B, C, chất đạm… Đặc biệt, ốc hương là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Đồng thời, lượng cholesterol trong ốc hầu như không có nên rất tốt cho tim mạch cũng như giúp mẹ bầu ổn định cân nặng cơ thể. 

Món ốc hương hấp sả là món dễ thực hiện, mẹ bầu cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 500gr ốc, 5 cây sả, 1 trái ớt, ít tiêu, muối, 1 quả chanh. 

Cách làm: 

  • Làm sạch ốc hương sau đó hấp với sả đã đập dập và ớt đã thái lát. Thời gian hấp khoảng 10 phút đến khi thấy phần mày ốc bung ra là ốc đã chín.
  • Làm muối tiêu chanh ớt để chấm ốc. Cho vào chảo khô 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê tiêu xay, đảo đều, nhanh tay trong 30 giây sau đó đổ ra chén nhỏ. 
  • Thêm nước cốt ¼ quả canh cùng ½ muỗng cà phê bột ngọt vào muối tiêu, trộn đều. Với những mẹ thích ăn cay có thể thêm ít ớt thái mỏng vào bát chấm để tăng hương vị. 

Ốc móng tay nướng mỡ hành

Ốc móng tay có thịt rất ngọt và ngon, khi ăn sẽ cảm thấy dai giòn, béo ngậy. Các nghiên cứu cho thấy loại ốc này cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như omega-3, vitamin B12, protein, sắt….  Đặc biệt, hàm lượng sắt trong 100g ốc cao tới 33,6mg do đó, chỉ cần ăn 75g ốc móng tay là có thể đáp ứng 126% nhu cầu sắt hàng ngày của phụ nữ. 

Trong các món ăn chế biến từ ốc móng tay thì món ốc móng tay nướng mỡ hành là một món ăn “kinh điển” nhất mà được nhiều người sành ốc yêu thích và thường hay thưởng thức. Khâu chuẩn bị nguyên liệu và chế biến món này rất đơn giản, mẹ bầu có thể thực hiện ngay tại nhà để đổi món, tăng cường khẩu vị hàng ngày.

Nguyên liệu gồm có: ốc móng tay, 2 muỗng canh nước chanh tươi, hành khô thái lát, hành lá thái nhỏ, lạc rang giã dập, muối tiêu, nước mỡ heo. 

Cách làm: 

  • Ốc mua về rửa sạch rồi ngâm với nước muối hoặc nước chanh pha loãng khoảng 30 - 40 phút để ốc ra hết cát. Rửa sạch lại rồi vớt ra rổ cho ráo nước. 
  • Đun nồi nước sôi, cho ốc móng tay vào đảo đều lên, tắt bếp. 
  • Phi thơm vàng tỏi và hành khô. Dùng dầu ăn còn nóng cho vào chén hành lá, có nêm chút muối là được bát mỡ hành thơm ngon. 
  • Rưới mỡ hành lên trên mặt ốc, cho thêm lạc rang và hành khô rồi đem đi nướng. 
  • Khi ốc chín, ăn kèm muối tiêu chanh ớt hoặc mắm mắm me chua ngọt rất hợp vị. 

Qua bài viết trên đây bạn đọc chắc chắn cũng có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề bà bầu ăn ốc có được không. Việc ăn ốc hay chế biến các món ăn từ ốc không chỉ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, phục hồi sức khỏe mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu. 

Vì vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên đưa ốc vào để cải thiện bữa ăn, đa dạng món ăn và tăng thêm chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào muốn giải đáp, vui lòng gọi hotline của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 19001806 để được giải đáp nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
17,685

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám