Quá trình thụ thai mất bao lâu? Diễn ra như thế nào?

Dương Thị Trà My

17-06-2021

goole news
16

Thụ thai thành công chính là bước khởi đầu cho hành trình mang thai của mỗi người. Chắc hẳn có rất nhiều người tò mò về quá trình thụ thai mất bao lâu? Diễn ra như thế nào? Làm thế nào để biết được thụ thai thành công. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên!

Quá trình thụ thai là gì?

Quá trình thụ thai là sự kết hợp thành công của trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Quá trình này thường xảy ra trong vài giờ đến vài ngày kể từ thời điểm quan hệ tình dục.

Quá trình thụ thai là sự kết hợp thành công của trứng và tinh trùng

Quá trình thụ thai là sự kết hợp thành công của trứng và tinh trùng

Khi quan hệ tình dục, tinh trùng của người đàn ông được phòng vào bên trong âm đạo của người ngụ nữ. Trong tinh dịch là hàng triệu tinh trùng, những tinh trùng này sẽ tiến tới tử cung để gặp trứng. Đa phần các tinh trùng sẽ chết trong hành trình này, chỉ những tinh trùng khỏe nhất mới có thể di chuyển tới ống dẫn trứng để chờ gặp trứng và thụ tinh.

Để quá trình thụ thai thành công cần những gì?

Quá trình thụ thai có thể diễn ra thành công khi có đủ hai yếu tố là tinh trùng và trứng và quan trọng nhất là trứng và tinh trùng có thể gặp nhau

Tế bào trứng

Trứng là tế bào được sản xuất ở buồng trứng của người phụ nữ. Khi sinh ra, mỗi bé gái sẽ có khoảng 1-2 triệu tế bào trứng nhưng tới tuổi dậy thì, con số này giảm còn 300.000 quả. Trong số này chỉ có khoảng 500 trứng rụng trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ

Thông thường, buồng trứng  sẽ rụng 1-3 quả trứng mỗi tháng. Khi trứng rụng, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng (dài khoảng 10cm) để đến được buồng tử cung

Trứng thường sống được khoảng 24 giờ trong cơ thể người phụ nữ vì vậy đây là thời gian vàng để thụ thai. Nếu vượt quá thời hạn này, trứng sẽ chết và được đẩy ra ngoài theo kinh nguyệt ở chu kỳ tiếp theo.

Hành trình trứng và tinh trùng gặp nhau

Hành trình trứng và tinh trùng gặp nhau

Tinh trùng

Trái ngược với số lượng trứng có hạn ở người phụ nữ, tinh trùng được sản xuất liên tục trong cơ thể người đàn ông.

Thông thường cần khoảng 60-90 ngày để tinh trùng phát triển và hoàn thiện. Các tế bào tinh trùng này chỉ có thể sống vài tuần trong cơ thể nam giới.

Có tới 300 triệu tinh trùng được giải phóng mỗi lần nam giới xuất tinh. Tuy nhiên chỉ có một tinh trùng duy nhất có thể gặp trứng và thụ tinh thành công.

Trứng và tinh trùng khỏe mạnh là 2 yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh, tuy nhiên để thụ tinh thành công thì điều kiện tiên quyết đó là tình trùng phải gặp được trứng.

Theo ước tính, thời gian ngắn nhất để tinh trùng gặp trứng là khoảng 45 phút và chậm nhất là 12 tiếng. 

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Quá trình thụ thai là sự kết hợp thành công giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.

Quá trình tinh trùng gặp trứng

Khi người đàn ông xuất tinh vào âm đạo người phụ nữ, có khoảng 40 đến 300 triệu tinh trùng sẽ xuất phát tại những vị trí khác nhau trong âm đạo để đi tìm trứng.

  •         Hàng triệu tinh trùng sẽ bắt đầu cuộc đua mang tính quyết định sống còn trên quãng từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng (dài khoảng 18cm). Theo nghiên cứu, những tinh trùng khỏe mạnh có tốc độ di chuyển khoảng 2,5 cm/mỗi 15 phút.
  •         Trở ngại đầu tiên mà các tinh binh gặp phải đó là độ axit trong âm đạo có thể giết chết chúng. Tiếp theo đó là chất nhầy ở cổ tử cung, chúng giống như một màng bảo vệ không thể xuyên thủng. Những chất nhầy này chỉ loãng ra trong 1-2 ngày quanh thời điểm rụng trứng và chỉ có những tinh binh khỏe mạnh nhất mới có thể vượt qua lớp bảo vệ này.
  •         Vượt qua được lớp bảo vệ này, tinh trùng vẫn còn thử thách là đoạn đường dài từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng. Theo ước tính, trung bình tinh trùng cần khoảng 2-3 tiếng để vượt qua được đoạn đường này, những tinh binh khỏe nhất thì thời gian này được rút ngắn chỉ còn 45 phút nhưng cũng có những tinh binh cần tới 12 giờ.
  •         Sau khi vượt qua quãng đường này, tinh trùng cần gặp được trứng và phá vỡ lớp vỏ trứng để có thể thụ tinh thành công. Thông thường chỉ còn vài chục tinh trùng may mắn tới gần trứng. Lúc này, chúng cần làm việc điên cuồng để có thể phá vỡ lớp vỏ ngoài của trứng và xâm nhập vào bên trong.
  •         Lớp vỏ ngoài của trứng rất cứng và ngay sau khi có 1 tinh trùng xâm nhập thành công thì lớp vỏ trứng sẽ tiết ra chất là vỏ trở nên kiên cố để không có bất kỳ tinh trùng nào có thể tiến vào.

Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong vòng 24h kể từ khi tinh trùng gặp trứng

Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong vòng 24h kể từ khi tinh trùng gặp trứng

Khi tinh trùng gặp trứng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ. Lúc này các thông tin di truyền trong trứng và tinh trùng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một tế bào mới và bắt đầu phân chia tế bào nhanh chóng.

Chị em phụ nữ thực sự mang thai khi nhóm các tế bào mới này (phôi thai) di chuyển qua ống dẫn trứng đến khoang tử cung và làm tổ tại thành tử cung.

Tuy nhiên, bạn sẽ mang thai ngoài tử cung nếu phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung mà tại một vị trí khác như ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng thai phụ vì vậy cần ngăn chặn sự phát triển của thai.

Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?

Sau khi trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thành công. Tế bào này cần di chuyển ngược lại buồng tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này làm tổ sẽ diễn ra sau khoảng 3-4 ngày kể từ khi thụ tinh.

Quá trình thụ thai mất bao lâu?

Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh thành công cho tới khi phôi thai làm tổ tại niêm mạc buồng tử cung. Nhìn chung, quá trình thụ thai sẽ cần khoảng 14 ngày.

Mô phỏng quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Sau khi trứng bám vào tử cung, phôi nang sẽ phát triển thành phôi thai và nhau thai. Dưới đây là quá trình hình thành và phát triển của thai nhi:

Tuần thứ 5: Tim thai đã hình thành và bắt đầu đập. Não, tủy sống, tim và các cơ quan khác cũng bắt đầu hình thành và phát triển.

Thai nhi tuần thứ 5

Thai nhi tuần thứ 5

Tuần thứ 6: Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Em bé lúc này có kích thước 4-7mm

Tuần thứ 7: Kích thước của em bé tăng gấp 2, chiếc “đuôi” sẽ dần tiêu biến. Tứ chi bắt đầu hình thành.

Tuần thứ 8: Em bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, ống hô hấp bắt đầu nối từ họng tới phổi. Kích thước của thai vào khoảng 16-22mm

Thai nhi tuần thứ 8

Thai nhi tuần thứ 8

Tuần thứ 9: Hình thái cơ bản của bé đã được hình thành. Lúc này em bé dài khoảng 23-30mm.

Tuần thứ 10: Da của bé vẫn trong mờ nhưng tay chân đã có thể gấp duỗi. Những chi tiết nhỏ như móng tay đang dần xuất hiện. Chiều dài đầu mông đạt 31-40mm.

Tuần thứ 11: Em bé có thể đã chân, duỗi người, nấc cụt. Chiều dài vào khoảng 41-51mm

Tuần thứ 12: Mẹ có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi. Lúc này em bé đã có kích thước bằng quả chanh.

Thai nhi tuần thứ 12

Thai nhi tuần thứ 12

Tuần thứ 13: Tĩnh mạch và hệ cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. Ngón tay của bé đã có vân tay. Nếu mẹ mang thai bé gái thì lúc này buồng trứng của bé đã hình thành và chứa hơn 2 triệu tế bào trứng.

Tuần thứ 14: Bé đã có thể vận động cơ mặt và xuất hiện các xung động thần kinh.

Tuần thứ 15: Bé cảm nhận được ánh sáng dù mí mắt bé vẫn nhắm kín. Bé có xu hướng tránh các nguồn sáng. Lúc này bé đã phát triển bằng trái táo.

Tuần thứ 16: Bé hình thành da dầu nhưng vẫn chưa có tóc. Bé lớn bằng trái bơ.

Thai nhi tuần thứ 16

Thai nhi tuần thứ 16

Tuần thứ 17: Lúc này hệ sụn mềm bắt đầu hóa thành xương. Bạn nhỏ có thể dễ dàng vận động.

Tuần thứ 18: Mẹ có thể cảm nhận rõ sự vận động của em bé. Hệ thần kinh của bé dần hoàn thiện. Trọng lượng của bé vào khoảng 190g.

Tuần thứ 19: Hệ giác quan: khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác phát triển và bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Em bé có trọng lượng khoảng 240 gram.

Tuần thứ 20: Hệ tiêu hóa của bé đang hoàn thiện, con có thể nuốt và có thể tạo ra phân su. Lúc này em bé có kích thước gần bằng quả chuối.

Thai nhi tuần thứ 20

Thai nhi tuần thứ 20

Tuần thứ 21: Bé thường xuyên đá, đạp vào thành tử cung của mẹ. Trọng lượng của con vào khoảng 360g.

Tuần thứ 22: Bé đã phát triển gần như hoàn thiện giống một em bé sơ sinh thu nhỏ với trọng lượng 430g.

Tuần thứ 23: Tai bé thu nhận âm thanh tốt hơn. Bé đạt trọng lượng 500g ~ với một trái xoài to.

Tuần thứ 24: Bé đã lớn bằng một bắp ngô, khoảng 600 gram.

Tuần thứ 25: Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu được làm đầy bằng mỡ, bé trông bụ bẫm và đáng yêu hơn. Tóc của bé đang bắt đầu xuất hiện với màu sắc và kết cấu.

Tuần thứ 26: Bé đã biết hít thở để phát triển phổi. Bé nặng khoảng 760g.

Thai nhi tuần thứ 26

Thai nhi tuần thứ 26

Tuần thứ 27: Em bé đã có lịch trình ăn, ngủ mỗi ngày và não rất năng động. Tuy phổi chưa thực sự hoàn thiện nhưng có thể hoạt động ở môi trường bên ngoài với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế.

Tuần thứ 28: Lúc này thị lực của bé khá tốt, có thể cảm nhận ánh sáng từ bên ngoài.  Bé cũng đã chớp mắt và có lông mi. Lúc này cân nặng của bé vào khoảng 1000g

Tuần thứ 29: Em bé có kích thước ngang với quả bí ngô. Và thời điểm này bé sẽ tăng cân rất nhanh.

Tuần thứ 30: Bé được bao bọc bởi nửa lít nước ối, và nước ối sẽ ít hơn khi bé phát triển lớn lên.

Tuần thứ 31: Bé có thể lúc lắc đầu nhỏ. Bên cạnh đó một lớp mỡ đang dần tích tụ dưới da và làm đầy tứ chi.

Thai nhi tuần thứ 31

Thai nhi tuần thứ 31

Tuần thứ 32: Mẹ bầu có thể tăng 500g mỗi tuần và một nửa trong số đó sẽ chuyển vào em bé.

Tuần thứ 33: Các mảnh xương sọ của bé chưa hợp nhất mà được nối với nhau bằng tổ chức sụn tạo điều kiện cho quá trình sinh tự nhiên.  

Tuần thứ 34: Bé lúc này sẽ có cân nặng trung bình khoảng 2100g và bé có thể phát triển độc lập ở môi trường bên ngoài bụng mẹ. Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành.

Tuần thứ 35: Thận và gan của bé đã phát triển hoàn toàn, và có thể xử lý một số sản phẩm thải.

Tuần thứ 36: Em bé đang mất đi lớp màng mịn bao bọc bảo vệ cơ thể.

Thai nhi tuần thứ 36

Thai nhi tuần thứ 36

Tuần thứ 37: Lúc này phổi và não của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

Tuần thứ 38: Tròng đen của bé lúc này chưa có sắc tố, nên nếu bé chào đời ở tuần thai này thì đôi mắt sẽ có màu xanh. Và chúng sẽ trở nên sẫm màu hơn khi bé đc 1 tuổi.

Tuần thứ 39: Thể chất của bé đã phát triển toàn diện nhưng cơ thể vẫn đang tiếp tục tích mỡ để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi chào đời.

Tuần thứ 40: Nếu ngày dự sinh đã đến nhưng nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn thì hãy thăm khám để có đc chẩn đoán và tư vấn chính xác từ bác sĩ nhé.

Thai nhi tuần thứ 40

Thai nhi tuần thứ 40

Cần làm gì để hỗ trợ quá trình thụ thai được diễn ra suôn sẻ

Có rất nhiều cách giúp hỗ trợ quá trình thụ thai thành công:

Quan hệ trong khoảng thời gian trước rụng trứng 5 ngày và sau rụng trứng 2 ngày

Sau khi quan hệ, không thụt rửa âm đạo

Nằm ngửa tại chỗ khoảng 30 phút và kê một chiếc gối dưới mông  tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển

Massage sau khi quan hệ giúp cơ thể thư thái và giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn

Chăm sóc sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng tốt

Giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, giảm căng thẳng thần kinh

Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích

Những biểu hiện thụ thai đã thành công

Thụ thai thành công đồng nghĩa với việc bạn đã mang thai. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai sớm chính xác nhất:

Máu báo thai: Khi phôi thai làm tổ tại tử cung, niêm mạc tử cung sẽ bong tróc gây hiện tượng ra máu âm đạo

Máu báo thai là biểu hiện thụ thai thành công

Máu báo thai là biểu hiện thụ thai thành công

Chậm kinh: Khi mang thai, cơ thể nữ giới tiết ra hormone hCG ngăn ngừa quá trình rụng trứng.

Khí hư ra nhiều: Khi phôi thai được hình thành, khí hư ở âm đạo sẽ tiết nhiều và đặc hơn để bảo vệ phôi khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Ốm nghén: Sự thay đổi hormone khi mang thai dẫn tới ốm nghén với những dấu hiệu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi…

Thay đổi ở ngực: Hormone thai kỳ khiến lượng lượng máu chuyển đến vùng ngực tăng lên gây ra hiện tượng căng tức ngực, cảm giác ngứa râm ran đầu vú, quầng vú và đầu vú sẫm màu.

Đi tiểu nhiều lần: Nồng độ hCG tăng lên sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn. Bên cạnh đó, tử cung phát triển lớn hơn chèn ép lên bàng quan gây ra hiện tượng tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai.

Màu sắc âm đạo thay đổi: Âm đạo thường trở nên sẫm màu hơn khi chị em bắt đầu mang thai.

Táo bón: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự thay đổi nồng độ progesterone khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trễ, dẫn đến táo bón.

Tâm trạng thay đổi: Khi mang thai, phụ nữ trở nên nhạy cảm với vạn vật xung quanh vì vậy mà tâm trạng cũng thay đổi thất thường. Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nhạy cảm với mùi: Do nội tiết tố nữ estrogen tăng lên khiến các chị em cảm thấy khá là nhạy cảm với mùi và gây ra các hiện tượng như buồn nôn, nôn.

Buồn nôn là biểu hiện thụ thai thành công

Buồn nôn là biểu hiện thụ thai thành công

Thèm ăn: Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn mọi thứ chính là dấu hiệu của mang thai.

Đau bụng dưới: Phôi thai bắt đầu làm tổ khiến chị em phụ nữ cảm nhận được những cơn đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong tuần đầu của thai kỳ.

Thân nhiệt thay đổi: Hormone progesterone được sản sinh ra nhiều hơn khiến thân nhiệt của thai phụ tăng lên.

Chuột rút: Tử cung bị kéo giãn, chèn ép lên các mạch máu gây hiện tượng chuột rút.

Chảy máu cam: Máu được tăng cường sản xuất trong thai kỳ khiến các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn nở nhiều hơn và gây hiện tượng chảy máu cam đột ngột.

Thèm ngủ: Hormone progesterone tăng lên khiến cơ thể mất cân bằng gây ra tình trạng uể oải, thèm ngủ ở các bà bầu

Như vậy qua những thông tin cung cấp ở trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “Quá trình thụ thai mất bao lâu? Diễn ra như thế nào?”. Và có thêm những kiến thức hữu ích về quá trình phát triển của thai nhi cũng như các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu thăm khám tại BVĐK Phương Đông, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,175

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám