Bác sĩ giải đáp: Sinh mổ ăn được thịt gà không?

Nguyễn Thị Lan

03-06-2024

goole news
16

“Tôi chuẩn bị sinh em bé và có thắc mắc không biết sinh mổ ăn được thịt gà không, ăn thịt gà có khiến vết thương khi sinh bị ngứa và lâu lành không” – Chị Lan Hương (Đống Đa, Hà Nội) gửi câu hỏi đến hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Có thể thấy vấn đề về dinh dưỡng sau sinh được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là câu hỏi “sinh mổ có ăn được thịt gà không”, “sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà”. Những băn khoăn của các mẹ sẽ được chuyên gia y tế của Bệnh viện Phương Đông giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm câu trả lời “sinh mổ ăn được thịt gà không”

Sinh mổ bao lâu được ăn thịt gà? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi mới bắt đầu làm mẹQuá trình vượt cạn đối với mẹ bầu thật gian nan và không ít vất vả, hi sinh vì thế “Các mẹ sau sinh nên ăn nhiều món có giá trị dinh dưỡng cao để cơ thể nhanh được hồi phục. Nên lựa chọn các nguyên liệu tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để chế biến. Và những món ăn chế biến từ thịt gà như: súp gà, cháo gà, thịt gà rang nghệ,… là món ăn mẹ không nên bỏ qua, kể cả mẹ sinh thường hay sinh mổ” – theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Sinh mổ ăn được thịt gà không là thắc mắc của rất nhiều mẹ sau sinh

Sinh mổ ăn được thịt gà không là thắc mắc của rất nhiều mẹ sau sinh

Các nhà khoa học đã phân tích được trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Bên cạnh đó, thịt gà còn nhiều vitamin A, C, E có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị  tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh.

Sinh mổ ăn thịt gà có bị sẹo lồi không? Việc bổ sung nhiều chất đạm từ thịt gà còn giúp cơ thể mẹ sau sinh hình thành kháng thể, chống lại những tác nhân gây bệnh, đồng thời góp phần tổng hợp collagen, giúp giảm sẹo từ vết mổ. Thịt gà có thể giúp giảm hiện tượng viêm khi ăn một lượng thích hợp.

Vậy sinh mổ bao lâu ăn được thịt gà? Nhiều mẹ kiêng 2 tháng sau sinh bởi sợ thịt gà có thể làm vết mổ lâu lành và bị ngứa nhưng thực tế thì thịt gà không gây ra những hiện tượng trên. Mẹ sinh mổ có thể sử dụng các món ăn từ thịt gà ngay sau sinh khoảng 1 đến 2 tuần.

Sinh mổ 1 tháng ăn thịt gà được không?

Sinh mổ 1 tháng ăn thịt gà được không?

Các món ăn ngon bổ dưỡng chế biến từ thịt gà cho mẹ sinh mổ

Với thắc mắc sinh mổ ăn được thịt gà không? Với thông tin trên chị em đã có câu trả lời và dưới đây là các món ngon bổ dưỡng được chế biến từ thịt gà, chị em có thể tham khảo nhé.

Gà hầm tam thất

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tam thất có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của siêu vi và vi khuẩn, tăng cường kháng viêm. Dân gian ta cũng coi tam thất là một trong những thần dược với phụ nữ sau sinh. Các món ăn từ tam thất có thể hỗ trợ điều trị cho phụ nữ sau khi sinh bị rong kinh, nhức đầu hoa mắt, chóng mặt. Một trong những cách ăn phổ biến và dễ ăn nhất là hầm tam thất với gà,…

Gà hầm tam thất rất tốt trong việc lưu thông khí huyết và bồi dưỡng sức khoẻ cho mẹ

Gà hầm tam thất rất tốt trong việc lưu thông khí huyết và bồi dưỡng sức khoẻ cho mẹ

Chị Nguyễn Thu Huyền (35 tuổi, Trường phòng chăm sóc khách hàng – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi sinh mổ bé này là bé thứ 2, lần này cảm thấy sức khoẻ không được như trước. Một phần vì mình có tuổi một phần vì đây là lần thứ 2 mổ. Tôi được nghe nhiều chị em mách ăn thịt gà, nhưng tôi chưa thực sự tin lắm, tôi đã nhờ sự tư vấn từ Bác sĩ mổ đẻ có ăn được thịt gà không. Bác sĩ tư vấn ăn món gà hầm tam thất để giúp mau bình phục. Mỗi tuần tôi thường ăn  2-3 bữa và cảm thấy sức khoẻ của mình cũng ổn dần lên. Đây là món ăn bổ dưỡng và cũng không kém phần ngon miệng nên các mẹ sau sinh nên bổ sung vào thực đơn của mình”.

Gà đen hầm ngải cứu, thuốc bắc

Hẳn chúng ta ai cũng biết tác dụng của cây ngải cứu là có tính kháng khuẩn, giúp lưu thông khí huyết tốt, chính vì vậy chế biến thành thức ăn sẽ giúp bồi bổ dinh dưỡng cho người ốm hoặc suy giảm sức khoẻ, đặc biệt rất tốt đối với phụ nữ sau khi sinh em bé.

Gà tần sâm Hàn Quốc

Gà tần sâm là một trong những món ăn truyền thống, vô cùng bổ dưỡng của người Hàn Quốc. Món ăn này có công dụng bồi bổ sinh lực, rất tốt cho sức khỏe và được yêu thích để phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Gà tần sâm cũng kích thích vị giác, mang đến cảm giác dễ ăn ngon miệng cho các mẹ sau sinh.

Gà tần sâm Hàn Quốc vừa ngon miệng và bổ dưỡng

Sau sinh mổ ăn thịt gà được không?

Gà ninh hạt sen

Canh gà ninh với hạt sen gồm sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cho cơ thể, tăng cường sinh lực. Tâm sen có tác dụng giúp mẹ sau sinh ngủ ngon, sâu giấc hơn rất nhiều.

Với những kiến thức vô cùng hữu ích và khoa học trong bài viết trên, chắc hẳn các mẹ sau sinh cũng đã tìm được câu trả lời về thắc mắc "sinh mổ có ăn được thịt gà không", "sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà". Nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần được giải đáp hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Xem thêm:

Một số lưu ý sau sinh mổ chị em nên biết

Ngoài những thắc mắc về sinh mổ ăn được thịt gà không? Những món ăn ngon từ thịt gà. Chị em cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe sau sinh mổ. Chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ là một nhiệm vụ rất quan trọng, bởi quá trình hồi phục sau sinh mổ thường kéo dài và khó khăn hơn so với sinh thường, đồng thời nguy cơ hậu sản và nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy, việc chăm sóc các mẹ sau sinh mổ cần được thực hiện cẩn thận, bao gồm vệ sinh vết mổ, chăm sóc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, nhằm giúp họ phục hồi nhanh chóng hơn.

Tránh nằm ngửa

  • Khi nằm ngửa, bạn có thể cảm thấy đau hơn do tử cung co thắt. 
  • Do đó, nên nằm nghiêng và đặt một gối mềm sau lưng để giảm việc di chuyển cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm đau hơn.

Không nên ngủ quá nhiều

  • Nghỉ ngơi sau sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối có thể tích tụ ở tử cung. 
  • Để tránh tắc nghẽn ruột và mạch máu, bạn cần thức dậy và vận động nhẹ nhàng.

Sau sinh mổ mẹ không nên ngủ quá nhiều.

Sau sinh mổ mẹ không nên ngủ quá nhiều.

Tránh ăn thức ăn tanh hoặc quá no

  • Nếu bạn ăn quá nhiều, có thể gây khó tiêu và táo bón, cũng như làm tăng khí trong ruột và gây đầy hơi. 
  • Hạn chế thức ăn cay nóng và tránh thức ăn tanh, vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ.

Không nên làm việc trong thời gian quá sớm

  • Chị em cần nhớ rằng sinh mổ là một ca phẫu thuật quan trọng, do đó, vết mổ cần được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận. 
  • Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng cần được ưu tiên hàng đầu. 
  • Mẹ sau sinh nên tránh các hoạt động nặng và không vận động quá mức, tránh vận chuyển đồ nặng. 
  • Nên nhờ sự giúp đỡ từ gia đình để giúp việc nhà và chăm sóc em bé, tạo điều kiện để có thời gian nghỉ ngơi đủ.

Tránh bị lạnh 

  • Sau khi sinh, hệ thống miễn dịch của phụ nữ thường yếu đi, dễ bị nhiễm lạnh. 
  • Vì vậy, không nên tắm bằng nước lạnh. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước ấm để lau sạch cơ thể và vệ sinh toàn thân. 
  • Nếu để lâu ngày mà không tắm, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và em bé, như viêm miệng hoặc tiêu chảy.

Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng

  • Nên tránh dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt và tiêu. 
  • Capsaicin trong ớt có thể gây cảm giác nóng trong miệng, lưỡi và cổ họng, kích thích dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét. 
  • Sử dụng quá nhiều tiêu cũng có thể làm trầm trọng tình trạng viêm loét dạ dày và gây ra táo bón.

Sau sinh mẹ cần tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Sau sinh mẹ cần tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Không được sử dụng các loại nước có cồn

  • Không nên sử dụng các thức uống có cồn như rượu và bia, vì chúng có thể thay đổi mùi vị sữa, khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.

Hạn chế quan hệ sớm

  • Sau sinh mổ, sản phụ nên kiêng quan hệ trong khoảng 4-6 tuần để tử cung có đủ thời gian hồi phục.

Không được hút thuốc

  • Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động để tránh co mạch máu ngoại vi, giảm lượng máu và oxy đến vết mổ. 
  • Đối với sản phụ bị rối loạn đường huyết, tiểu đường, suy gan, vết mổ sẽ rất khó lành.

Với những kiến thức vô cùng hữu ích và khoa học trong bài viết trên, chắc hẳn các mẹ sau sinh cũng đã tìm được câu trả lời về thắc mắc "sinh mổ ăn được thịt gà không", "sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà".

Nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần được giải đáp hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,580

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám