“Gãy phức tạp đầu trên xương chày” được phẫu thuật thành công
Gãy phức tạp xương chày có hội chứng “chèn ép khoang” bắp chân phải nếu không phẫu thuật cấp cứu giải ép kết xương kịp thời có thể phải cắt cụt chân
Đau thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Để phòng ngừa mắc phải căn bệnh này, các bạn nên trang bị một số kiến thức cơ bản và cần thiết về bệnh lý này để phòng ngừa bệnh hiệu quả, giúp bảo vệ bản thân.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, xuất phát từ phần dưới thắt lưng và kéo đến tận ngón chân. Mỗi người đều gồm hai dây thần kinh tọa nằm ở 2 bên trái phải và điều khiến tương ứng ở từng bên.
Ba chức năng chính của dây thần kinh này là chi phối, cảm giác vận động của dinh dưỡng và nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa gây ra cảm giác đau dọc theo dây thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa (còn gọi là đau thần kinh hông to) gây ra cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bệnh nhân sẽ bị đau từ cột sống thắt lưng và mở rộng tới mặt ngoài của đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá phía ngoài cho đến tận các ngón chân. Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị tổn thương mà hướng lan của cơn đau sẽ biểu hiện khác nhau.
Bệnh này có thể khiến các bệnh nhân bị đau nhiều nhưng đa số đều được điều trị khỏi chỉ trong vài tuần với phương pháp nội khoa nhưng không có sự can thiệp của phẫu thuật. Đối với những trường hợp nặng thì nguyên do chủ yếu là các bệnh lý liên quan đến ruột hoặc bàng quang, lúc này sẽ cần phẫu thuật để cải thiện bệnh.
Bệnh này liên quan đến dây thần kinh tọa khá quan trọng, nhưng đa số các trường hợp đều tự khỏi thông qua các phương pháp điều trị khác nhau trong một vài tuần và không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn, gây ra sự tàn phế làm suy giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh thì cần đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Những người sau 30 tuổi là độ tuổi thường mắc bệnh đau thần kinh hông to.
Bệnh lý đau thần kinh hông to có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
Những nguyên do sau cũng có thể gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đau thần kinh tọa bao gồm:
Một số triệu chứng phổ biến giúp nhận biết bệnh đau thần kinh hông to bao gồm:
Cảm giác đau ở cột sống thắt lưng hoặc ở một bên chân là một dấu hiệu khá phổ biến.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bệnh nhân mắc phải một số tình trạng như: xương cột sống trên cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống,....và thường gây đau ở một bên. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất là:
Đau dây thần kinh tọa gây ra sự khó chịu, đau nhức từ phần lưng xuống bàn chân, khiến người bệnh hạn chế di chuyển. Lâu dần, phần bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ bị teo rút lại và mất dần chức năng. Lúc này, bạn muốn làm một vài hành động đơn giản như đi lại cũng khó để thực hiện.
Biến chứng của bệnh gây ra teo cơ vận động.
Biến chứng này có thể kèm theo với các cơn co thắt ở cơ bắp hoặc bị mất lực hoàn toàn ở phần chi dưới. Hiện tượng cứng cột sống thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là thường thấy nhất. Cột sống của bệnh nhân sẽ bị cứng, đau mỗi khi nghiêng người, di chuyển. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc sinh hoạt thường nhật.
Đau thần kinh hông to nếu tiến triển nặng có thể dẫn đến chi dưới bị bại liệt. Đây là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng mà bạn không được chủ quan. Nếu bị bại liệt, bệnh nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của mọi người xung quanh trong việc sinh hoạt hàng ngày.
Biến chứng này sẽ khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được việc tiểu tiện và đại tiện mỗi ngày, làm cho nước tiểu và phân thoát ra ngoài ý muốn. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp nhiều sự bất ổn về tinh thần như tự ti, lo lắng, sợ hãi và dễ cáu gắt, nổi giận. Vì vậy, nếu không được chữa trị đúng lúc sẽ dẫn đến những hậu quả xấu tới sức khỏe lẫn tâm lý.
Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng:
Biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng:
Các biện pháp này có thể đo được các xung điện được tạo ra từ các dây thần kinh và phản ứng cơ bắp, đồng thời xác nhận được lý do gây chèn ép dây thần kinh như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống.
Chụp X-quang thường quy cột sống đối với trường hợp bị thoái hóa cột sống.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ và vừa. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác nặng, các động tác mạnh đột ngột và nằm giường cứng.
Phương này được chỉ định sau khi điều trị nội khoa không thành công hoặc đối với các trường hợp bị chèn ép dây thần kinh nặng (liệt chi dưới, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống,...) và teo cơ. Tùy thuộc vào mức độ trượt đốt sống, thoát vị, u chèn ép và điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương án phẫu thuật khác nhau như sóng cao tần, vi phẫu, nội soi, mổ hở, làm vững cột sống. Hai phương án phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất:
Đau thần kinh tọa uống thuốc gì hay đau thần kinh tọa uống thuốc gì hết. Dây là hai câu hỏi phổ biến nhất của đa số các bệnh nhân. Sau đây là một số phương án được sử dụng nhiều nhất:
Sau khi cơn đau cấp tính đã được cải thiện, bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập phục hồi chức năng để tránh tình trạng chấn thương trong tương lai. Nó có thể là các bài tập giúp điều chỉnh tư thế, cải thiện sự linh hoạt và tăng cường cơ bắp hỗ trợ phần lưng như:
Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh ở vị trí bị đau.
Các bạn có thể thực hiện những điều này để phòng ngừa và ngăn biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do bệnh:
Những thông tin mà bệnh viện Phương Đông cung cấp bên trên sẽ giúp có cái nhìn tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một bệnh viện uy tín và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn. Liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn đặt lịch khám nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Gãy phức tạp xương chày có hội chứng “chèn ép khoang” bắp chân phải nếu không phẫu thuật cấp cứu giải ép kết xương kịp thời có thể phải cắt cụt chân