Bệnh gan ở trẻ em do đâu?
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá cơ thể. Tại gan, dịch mật được sản xuất có nhiệm vụ phụ trách điều hoà các phản ứng hóa sinh tại cơ thể. Gan là nơi dự trữ chất dinh dưỡng, mỡ và vitamin, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tạo protein cho huyết tương và thải độc cho cơ thể.
Bệnh gan ở trẻ em là cụm từ dùng để chỉ các bệnh lý liên quan về gan xuất hiện ở trẻ như: viêm gan siêu vi (A,B,C), gan nhiễm mỡ, xơ gan bẩm sinh, u nang đường mật,...
Trẻ em mắc các bệnh về gan có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Sinh lý của gan chưa hoàn thiện trong thời gian chu sinh nên khi tiếp xúc với chất độc hoặc virus sẽ có phản ứng
- Trẻ mắc phải các bệnh gan di truyền
- Do trẻ bị rối loạn chuyển hóa
Bệnh gan ở trẻ em do virus xâm nhập
Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em thường gặp
Khi trẻ mắc các bệnh về gan, chứng tỏ môi trường xung quanh đã ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là những căn bệnh gan ở trẻ em thường gặp kèm dấu hiệu nhận biết:
Gan nhiễm mỡ
Thông thường, người bệnh rất khó cảm nhận những dấu hiệu của gan nhiễm mỡ ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em chỉ phát hiện khi tiến hành siêu âm gan. Đặc điểm của những bệnh nhân bao gồm gan to hơn bình thường, sự bất thường về chỉ số aminotransferase hoặc alkaline phosphatase khi khám sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, khó chịu ở bụng bên phải, vàng da, vàng mắt.
Hình ảnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Xơ gan
Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi toàn thân. Các phụ huynh có thể nhận thấy khi trẻ kém ăn hơn hoặc bị sút cân đột ngột. Một số trường hợp bé có thể bị sưng ở vùng bụng, gây đau đớn.
Khi bệnh xơ gan ở trẻ em phát triển, mắt và da chuyển màu vàng, dòng chảy của mật bị chặn. Các triệu chứng của xơ gan ở giai đoạn sau bao gồm: lòng bàn tay đỏ, rụng tóc, gan to, lá lách to, nôn ra máu, ngứa, nhiễm trùng ổ bụng.
Gan mật
Khi bị mắc bệnh gan mật, triệu chứng của mỗi bé có thể khác nhau nhưng phổ biến nhất là những triệu chứng như: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, vàng da, bị đầy bụng, có cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, một số trẻ sẽ có hiện tượng rối loạn tiêu hoá như chướng bụng, ăn không tiêu, đầy hơi.
Viêm gan A
Sau khi trẻ nhỏ vô tình tiếp xúc với virus viêm gan A, thời gian ủ bệnh khoảng từ 15 - 50 ngày. Đây là giai đoạn virus phát triển, chưa gây tổn thương gan. Khi bị nhiễm viêm gan A, trẻ thường bị sốt, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, nước tiểu đậm,...
Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị nhiễm virus viêm gan A sẽ phát triển thành bệnh, nhiều trẻ mang mầm bệnh nhưng không có bất cứ dấu hiệu phát bệnh cho đến khi trưởng thành. Khi đó, virus viêm gan A vẫn cư trú trong gan, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây các bệnh như viêm gan cấp, suy gan, sức khỏe suy giảm,...
Khi bị viêm gan A trẻ em thường bị buồn nôn
Viêm gan B
Ở giai đoạn mắc virus viêm gan B, trẻ em sẽ không có dấu hiệu bất thường. Đây là giai đoạn ủ bệnh khi virus ở thế không hoạt động. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiễm trùng, sức khoẻ suy sút,... thì virus sẽ phát triển mạnh và tấn công cơ thể.
Một trong những dấu hiệu tiêu biểu ở bệnh viêm gan B ở trẻ em là sốt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Những triệu chứng này kéo dài từ 7 - 10 ngày sau đó da bắt đầu vàng, nước tiểu sẫm màu và niêm mạc mắt vàng. Thông thường, viêm gan B cấp tính kéo dài từ 2 - 3 tuần, sau đó sẽ giảm dần. Tuy nhiên, virus viêm gan B vẫn cư trú trong gan và nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát bất cứ lúc nào.
Viêm gan C
Phần lớn những trẻ nhỏ mắc HCV sẽ không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Nhưng một số trường hợp, người bệnh sẽ có biểu hiện vàng da, vàng mắt, chán ăn, nước tiểu màu sẫm, đau khớp, mệt mỏi.
Những biến chứng của bệnh gan ở trẻ em
Nếu tình trạng bệnh gan ở trẻ em còn kéo dài, những nhu mô gan sẽ bị tổn thương kèm theo những biến chứng sau:
- Suy dinh dưỡng: Khi bị bệnh gan to, trẻ thường có cảm giác no hoặc đau bụng. Chính vì thế mà chức năng của gan bị suy giảm khiến trẻ chán ăn, suy kiệt.
- Vàng da: Đây là biến chứng thường gặp khi mắc các bệnh trên, sự thay đổi màu da và lòng trắng mắt do nồng độ bilirubin (sắc tố mật) cao bất thường trong máu.
- Bệnh não gan: Khi các chất độc hại trong máu còn tích tụ sẽ gây giảm chức năng não.
- Bệnh rối loạn máu đông: khi máu không đông sẽ khiến chảy máu quá nhiều từ một vết cắt nhỏ hay chảy máu tự phát trong não, trên da, đường tiêu hoá.
Một trong những biến chứng của các bệnh về gan ở trẻ em là vàng da
Điều trị bệnh gan ở trẻ em
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, mức độ của bệnh, tổn thương gan đang ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều các bệnh gan ở trẻ em cho phù hợp. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh gan ở trẻ nhỏ. Mục tiêu điều trị là ngăn cản nhưng tổn thương cho gan, giúp giảm bớt các triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của virus trong gan.
Bác sĩ có thể kê những toa thuốc để có thể kiểm soát ngứa, kiểm soát lây lan virus,...Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải có những chế độ chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ. Với những bệnh gan nặng hơn thì sẽ có thể phải tiến hành phẫu thuật ghép gan.
Cách phòng tránh bệnh gan ở trẻ em
Tiêm phòng
Để phòng tránh trẻ bị mắc bệnh gan thì khi mới lọt lòng cần cho trẻ tiêm vacxin phòng viêm gan B. Đối với trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì cần phải tiêm thuốc dự phòng ngay khi mới sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm phòng viêm gan B giúp trẻ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh gan
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất
Với trẻ lớn hơn thì cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm. Trong mỗi khẩu phần ăn cần chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,... Việc bổ sung đầy đủ các chất giúp bé phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Làm sạch môi trường sống
Môi trường sống của trẻ nhỏ cần được làm sạch và tránh xa các nguồn bệnh lây nhiễm. Nên cho bé vận động ngoài trời để thích nghi với thời tiết và tăng cường sức khỏe.
Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể của mỗi người. Một khi chức năng của gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không để ý những biểu hiện của bệnh gan ở trẻ em từ sớm sẽ khiến trẻ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Uống sữa mẹ
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần phải được bổ sung hoàn toàn dưỡng chất từ sữa mẹ. Vì sữa mẹ đã được phát hiện là có hơn 1000 loại chất dinh dưỡng, trong đó có khoảng 400 loại chất dinh dưỡng mà khoa học không thể phục chế được. Khi trẻ hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, các dưỡng chất trong đó có thể phòng ngừa bệnh gan ở trẻ em một cách hiệu quả.
Sữa mẹ tạo đề kháng giúp trẻ có thể tránh các bệnh lý về gan
Địa chỉ điều trị bệnh gan ở trẻ em uy tín ở Hà Nội
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ khám và điều trị các bệnh về gan ở trẻ được các bậc phụ huynh tin cậy. Khoa luôn mang lại sự hài lòng cho cha mẹ và được chuyên gia trong ngành đánh giá rất cao với:
- Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Những y bác sĩ ở đây gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108,... Trẻ đến Phương Đông sẽ được thăm khám và tư vấn, thực hiện các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.
- Đầy đủ các dịch vụ: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông cung cấp các dịch vụ khám và chữa bệnh liên hoàn từ trẻ sơ sinh đến nhi.
- Kỹ thuật chuyên sâu: Bệnh Viện Phương Đông đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó như rối loạn chuyển hoá ở trẻ, các bệnh tim mạch,...
Bệnh nhi lưu viện tại BVĐK Phương Đông để điều trị bệnh về gan
Với những thông tin về các bệnh gan ở trẻ em của BVĐK Phương Đông cung cấp, hi vọng giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh và có cách chăm sóc con phù hợp. Nếu có câu hỏi liên quan đến tình trạng gan của con, cha mẹ liên hệ 19001806 để được hỗ trợ cụ thể.