[Chuyên gia giải đáp] Bệnh Lupus ban đỏ có lây không?

Dương Minh Ngọc

20-10-2022

goole news
16

Lupus ban đỏ là bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể hiểu nhầm và gây nên sự tự miễn. Biểu hiện của bệnh có những ban đỏ, nên tình trạng này thường được hiểu lầm là các bệnh da liễu. Người xung quanh không biết thường nghi vấn về bệnh Lupus ban đỏ có lây không. Điều đó khiến nhiều người bị bệnh mất tự tin. Vậy bệnh này có lây không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Lupus ban đỏ là tình trạng bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh lupus ban đỏ có lây không, mời bạn đọc tham khảo những thông tin cơ bản về bệnh. Lupus ban đỏ là một căn bệnh mạn tính, mà khi mắc bệnh người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau kéo dài tùy theo giai đoạn mà mình mắc phải.

Tình trạng này xảy ra, người mắc phải phụ thuộc vào thuốc do bác sĩ kê đơn để điều trị và làm dịu các cơn đau. Lupus ban đỏ gồm 2 thể chính đó là Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống - một căn bệnh thường gặp.

 Lupus ban đỏ khiến mọi người hiểu lầm và nghi vấn bệnh Lupus ban đỏ có lây không. Lupus ban đỏ khiến mọi người hiểu lầm và nghi vấn bệnh Lupus ban đỏ có lây không.

Bệnh Lupus ban đỏ xuất hiện do cơ thể có những phản ứng sai lệch về đáp ứng miễn dịch, nó làm cho hệ miễn dịch cản trở các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh Lupus ban đỏ này. Tuy nhiên, nếu bệnh Lupus ban đỏ phát hiện sớm, tình trạng bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Mọi người dù ở độ tuổi, dân tộc, giới tính nào đều có nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên, có một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 44 tuổi.
  • Một số chủng tộc, dân tộc nhất định.
  • Thành viên trong gia đình mắc bệnh Lupus ban đỏ hoặc các căn bệnh tự miễn dịch khác.

[Giải đáp] Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh lupus ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm do đó bệnh không thể lây lan cho người khác.

Bệnh lupus ban đỏ không có khả năng lây truyền từ người sang ngườiBệnh lupus ban đỏ không có khả năng lây truyền từ người sang người

Người mắc lupus ban đỏ không thể lây nhiễm căn bệnh này cho người khác hay lây nhiễm từ người khác dù cho tiếp xúc gần hay xa, kể cả quan hệ tình dục. Đây là căn bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn (auto-immune), tức là hệ miễn dịch của chính bệnh nhân sản xuất ra một kháng thể chống lại các cơ quan của chính cơ thể mình. Vì thế, nhiều người thường ví bệnh lupus ban đỏ là ta tự phá ta.

Tuỳ thuộc vào mỗi người mắc bệnh, ngẫu nhiên kháng thể tự sinh sẽ tàn phá một hoặc nhiều bộ phận khác nhau. Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, phổi, xương,...

Mặc dù chưa phát hiện chính xác nguyên nhân của căn bệnh Lupus ban đỏ này, nhưng có một số giả thiết cho rằng căn bệnh này là do sự tương tác của các yếu tố khác nhau như: di truyền, tác nhân môi trường hay nội tiết gặp chủ yếu ở nữ trong độ tuổi sinh sản.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc của nhiều người "bệnh lupus ban đỏ có lây không" rằng: bệnh không phải do ai lây và cũng không lây cho ai. Bạn hoàn toàn an tâm khi giao tiếp, tiếp xúc hoặc sống chung với những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ mà không lo bị lây nhiễm.

Triệu chứng căn bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xuất hiện các triệu chứng ở hầu hết các cơ quan và những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột, bất ngờ hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban đỏ đều xuất hiện triệu chứng trên da có nhiều ban đỏ nổi trên da.

Đặc biệt, hồng ban hình cánh bướm chính là dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này. Ngoài ra, tình trạng này còn gây các tổn thương ở cổ, bàn tay,... Một vài triệu chứng điển hình khác khi da bị tổn thương do căn bệnh Lupus ban đỏ đó là xuất hiện bọng nước, niêm mạc trong miệng, gãy và rụng nhiều tóc, tóc vàng.

Triệu chứng ở da là phổ biến nhất của căn bệnh Lupus ban đỏTriệu chứng ở da là phổ biến nhất của căn bệnh Lupus ban đỏ

Ở giai đoạn đầu của bệnh Lupus ban đỏ, triệu chứng xuất hiện thường rất mơ hồ, khó phân biệt với các căn bệnh da liễu khác. Nên khi mắc người bệnh sẽ thắc mắc mình bị lây từ đâu, liệu bệnh Lupus ban đỏ có lây không hay do yếu tố khác mà quên mất cần đi khám sớm để điều trị.

Căn bệnh Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

Bên cạnh câu hỏi bệnh Lupus ban đỏ có lây không, thì nhiều người cũng lo quan tâm về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng ít được mọi người biết đến. Căn bệnh này gây nguy hiểm vì tổn thương đến các bộ phận, các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm là hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh và phương pháp chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn.

Theo một nghiên cứu trên thế giới hiện nay, có đến hơn 16 nghìn người mắc căn bệnh này và hơn 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi Lupus ban đỏ. Điển hình cho căn bệnh Lupus ban đỏ quái ác này là ca sĩ nhạc Pop nổi tiếng Selena Gomez, cô mắc căn bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và phải ghép tạng để có thể tiếp tục điều trị bệnh.

Căn bệnh Lupus ban đỏ này vô cùng nguy hiểm khi ảnh hưởng đến da, khớp, các cơ quan nội tạng của cơ thể như tim, gan, phổi, thận, làm cơ thể con người có nguy cơ bị phá hoại.

  • Tim: triệu chứng ở tim xuất hiện khi cảm thấy đau ngực, khó thở, nếu bệnh này có thể dẫn đến suy tim.
  • Phổi: triệu chứng ở phổi có thể làm viêm phổi, viêm màng phổi, suy hô hấp.
  • Khớp: khi bị viêm khớp, khó đi lại, vận động thì đây có thể là triệu chứng xuất hiện ở khớp.
  • Máu: người bệnh thường gặp các triệu chứng như thiếu máu làm da xanh, môi tái, không nên gắng sức.
  • Thận: triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải là viêm thận.
  • Tâm thần kinh: nhiều bệnh nhân gặp phải triệu chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn phương hướng, đôi khi lại đau đầu dữ dội.

Bệnh Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan nội tạng rất nguy hiểmBệnh Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan nội tạng rất nguy hiểm

Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng khó chẩn đoán và điều trị. Nên khi tình trạng nêu trên xuất hiện, bạn hãy đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Làm gì khi mắc bệnh lupus ban đỏ?

Dùng thuốc hỗ trợ điều trị

Mặc dù vẫn chưa có các phương pháp chữa trị hoàn toàn căn bệnh Lupus ban đỏ, nhưng do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cùng với khả năng chẩn đoán, quản lý bệnh, bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban đỏ này vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng nặng, nghiêm trọng hay các biến chứng của căn bệnh này. Các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thông thường như đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, hay các vấn đề không nguy hiểm thì thường được điều trị theo các phương pháp sau đây:

  • Dùng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).

  • Thuốc chống sốt rét.

  • Thuốc ức chế miễn dịch.

Mỗi người khác nhau thì bệnh Lupus ban đỏ cũng sẽ tiến triển khác nhau. Hiện nay, các bệnh nhân đều có thể sống lâu và cải thiện được chất lượng cuộc sống nhờ các phương pháp điều trị thích hợp. Vì vậy, việc ngăn ngừa các triệu chứng tái phát thì cần các bệnh nhân phải tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và uống thuốc đầy đủ theo toa mà bác sĩ kê.

Dùng thuốc chống viêm không Steroid theo toa thuốc của bác sĩ để điều trị bệnhDùng thuốc chống viêm không Steroid theo toa thuốc của bác sĩ để điều trị bệnh

Cách chăm sóc phù hợp

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp việc chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh Lupus ban đỏ trở nên dễ dàng hơn so với trước. Người bệnh có thể sống, học tập và làm việc như một người bình thường, thậm chí là tuổi thọ cũng có thể kéo dài như một người bình thường.

Bệnh sẽ bùng phát làm xuất hiện những cơn đau dẫn đến ngăn cản các hoạt động bình thường của cơ thể nếu chữa trị không đúng cách. Người bệnh cần phải học cách chung sống với căn bệnh Lupus ban đỏ, vì không ai lường trước được khi nào căn bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng và khi nào triệu chứng ấy biến mất.

Bạn cần những phương pháp thích hợp để chăm sóc khi mắc phải tình trạng bệnh như:

  • Nếu bệnh nhân hút thuốc lá, hãy khuyên bệnh nhân bỏ thuốc. Vì đây là nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đau tim. Bỏ thuốc lá sẽ giúp người bệnh giảm khả năng mắc các bệnh như bệnh mạch vành, viêm phổi, viêm phế quản.
  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi thường xuyên nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi và giảm nguy cơ các triệu chứng tái phát
  • Khi ở ngoài trời nắng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bệnh nhân có thể bị phát ban đỏ và có thể làm cho bệnh của bản thân trầm trọng hơn. Vì thế bạn hãy hạn chế ra ngoài lúc trời nắng, khi ra ngoài cần bận quần áo dài tay và thoa kem chống nắng.
  • Người bệnh nên thường xuyên bổ sung vitamin D để tránh ngăn ngừa bị loãng xương.
  • Rửa tay thường xuyên để đề phòng nhiễm trùng khi da đang bị tổn thương.
  • Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, tắm nước nóng,... để kiểm soát tốt các cơn đau.
  • Quản lý tốt sức khỏe tâm thần bằng cách xin lời khuyên từ các chuyên gia.
  • Luyện tập thể dục để ngăn ngừa sự loãng xương, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, có thể phòng ngừa đột quỵ.

Bỏ thuốc lá để tránh bệnh lupus ban đỏ tái phátBỏ thuốc lá để tránh bệnh lupus ban đỏ tái phát

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Lupus ban đỏ

Vì Lupus ban đỏ là căn bệnh chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, nên nó vẫn chưa có cách thức phòng ngừa bệnh hiệu quả. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên để ý đến những dấu hiệu cảnh báo, những triệu chứng mắc bệnh như mệt mỏi, phát ban, đau bụng, chóng mặt. Phát hiện bệnh càng sớm càng giúp chúng ta điều trị căn bệnh dễ dàng hơn, làm giảm các tác động tiêu cực của căn bệnh đối với sức khỏe cá nhân. Hơn thế, phát hiện sớm còn có thể giúp giảm thiểu các chi phí điều trị hay mất thời gian trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

Những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ cao nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng những cách sau đây: 

  • Hạn chế tiếp xúc cơ thể với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng hằng ngày, mặc quần áo dài tay, đeo khăn và mũ để che chắn khi ra ngoài.
  • Có lối sống sinh hoạt hằng ngày lành mạnh, khỏe khoắn.
  • Tiêm vắc xin định kỳ để tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Hạn chế ăn uống các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh lupusSử dụng kem chống nắng hàng ngày giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh lupus

Hi vọng với những thông tin Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ đã giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề bệnh lupus ban đỏ có lây không. Căn bệnh này tuy nguy hiểm nhưng không lây lan cho người khác dù tiếp xúc gần hay xa đi chăng nữa. Vì vậy, khi gặp gỡ những người mắc căn bệnh này, bạn không nên có thái độ kì thị hay xa lánh họ mà hãy cởi mở, thân thiện như thông thường. Điều đó giúp người bệnh cải thiện hơn về mặt tâm lý. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,195

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám