Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở người cao tuổi
Để trả lời cho câu hỏi “bệnh Parkinson là gì” thì chúng ta cần biết vị trí xuất hiện căn bệnh này là ở não bộ. Khi hệ thần kinh bị thoái hóa sẽ gây ra các rối loạn về chức năng vận động của tứ chi. Khiến các cử động bị chậm chạm, run, cứng đờ và việc giữ thăng bằng là điều mà người bệnh vô cùng khó để thực hiện.
Các chuyên gia khoa Thần kinh cho biết, Parkinson là bệnh lý phức tạp. Không điều trị khỏi hẳn được và gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người bệnh cũng như người chăm sóc bệnh nhân. Để điều trị tốt căn bệnh này, người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ; kết hợp với vật lý trị liệu cùng các phương pháp trợ giúp khác. Bởi vì chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh Parkinson khỏi hoàn toàn nên người bệnh có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm.
Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?
Thông thường, người mắc bệnh Parkinson sẽ trải qua lần lượt 5 giai đoạn. Nhưng có vài trường hợp có thể bỏ qua một vài giai đoạn và phát triển luôn đến những giai đoạn cuối. Có những người trải qua giai đoạn 1 của bệnh với rất ít triệu chứng trong vòng vài năm. Nhưng cũng có những trường hợp có thể phát triển bệnh rất nhanh và diễn tiến nặng sang giai đoạn cuối. Các giai đoạn của bệnh Parkinson gồm:
Giai đoạn 1: Run xuất hiện ở một bên cơ thể
Run tay là biểu hiện thường gặp khi bị bệnh
Giai đoạn đầu tiên của bệnh Parkinson thường chỉ xuất hiện các biểu hiện run đều, nhẹ. Và chưa đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày nên dễ bị bỏ qua. Ở mức độ nhẹ nhất này, người bệnh có một số triệu chứng như sau:
- Tình trạng run xuất hiện ở một bên cơ thể, với mức độ nhẹ, có thể bị bỏ qua.
- Người thân trong gia đình, bạn bè có thể sẽ bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu như run chân tay. Dáng điệu có sự thay đổi, mặt bị đơ (giảm biểu cảm trên mặt), tư thế yếu ở người bệnh.
Giai đoạn 2: Run cả hai bên của cơ thể
Bệnh chuyển sang giai đoạn 2 là khi các triệu chứng về vận động của bệnh Parkinson bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn ở cả 2 bên cơ thể. Sự tiến triển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 có thể mất vài tháng tới nhiều năm.
Các dấu hiệu ở giai đoạn này có thể kể đến như: dáng đi bị thay đổi do cứng cơ, khó cử động; chân tay run, lắc xuất hiện nhiều hơn, rõ hơn; nét mặt bắt đầu giảm sự biểu cảm.
Người bệnh có thể sẽ gặp khó khăn khi duy trì thăng bằng ở tư thế đứng im và khi đi lại. Đồng thời, những vận động thể chất vốn rất dễ dàng trước đây như mặc quần áo, tắm gội hay lau dọn nhà cửa; người mắc bệnh Parkinson giai đoạn 2 cũng thấy khó khi thực hiện.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh Parkinson chỉ gây ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống của đa số người bệnh. Nên họ vẫn có thể sinh hoạt bình thường; chưa cần đến sự trợ giúp từ người khác. Khi đã có sự thăm khám và bắt đầu quá trình điều trị. Thì đây là giai đoạn mà người bệnh phải dùng thuốc để điều trị bệnh Parkinson. Loại thuốc đầu tiên thường được dùng để điều trị bệnh đó là thuốc chủ vận dopamine. Giúp kiểm soát các triệu chứng, kích thích các thụ thể dopamin. Khiến các chất dẫn truyền tín hiệu và thần kinh di chuyển dễ dàng hơn.
Giai đoạn 3: Giảm phản xạ và khó giữ thăng bằng
Người bệnh Parkinson rất dễ bị ngã vì bị rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng
Giai đoạn 3 là giai đoạn giữa trong quá trình tiến triển bệnh Parkinson. Ngoài các triệu chứng ở 2 giai đoạn đầu tiên. Người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn rất rõ ràng trong việc đi lại; rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng và khó thực hiện các hoạt động thể chất thường ngày. Đồng thời, người bệnh dễ bị ngã hơn. Công việc hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Nhưng họ vẫn có thể tự hoàn thành mà chưa cần sự hỗ trợ từ người khác. Bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục cho người bệnh duy trì điều trị bằng thuốc; kết hợp với vật lý trị liệu để giúp cải thiện triệu chứng ở giai đoạn này.
Giai đoạn 4: Người bệnh vẫn có thể tự đứng và đi được một đoạn ngắn
Khi bệnh Parkinson tiến triển sang giai đoạn 4 thì chức năng vận động của người bệnh đã bị ảnh hưởng nặng nề. Các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và cơ thể bệnh nhân suy nhược rõ rệt. Các cơ bị co cứng khiến việc đi lại cực kỳ khó khăn, vận động chậm chạp. Kèm theo đó là hàng loạt biến chứng như rối loạn cảm giác, khô miệng, da khô, ảo giác, loạn thần xuất hiện. Do bệnh tiến triển cùng với tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên, triệu chứng run ở giai đoạn này có thể ít hơn so với các giai đoạn trước đó. Nhiều trường hợp có thể đứng hoặc đi bộ một đoạn ngắn nếu sử dụng các thiết bị hỗ trợ; hoặc một khung tập đi mà không cần người trợ giúp. Đa số người bệnh trong giai đoạn 4 đều không thể tự sống một mình được vì các cơ bị cứng, vận động thường ngày bị cản trở rất nhiều. Nên họ cần sự hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc để thực hiện những công việc hết sức bình thường.
Giai đoạn 5: Không thể đi lại, cần xe lăn hoặc nằm liệt giường
Bệnh tiến triển nặng người bệnh có thể phải ngồi xe lăn, không thể đi lại
Giai đoạn 5 là mức độ nặng nhất của bệnh Parkinson. Lúc này, các cơ bắp cứng đờ, người bệnh sẽ không thể thực hiện được bất cứ hoạt động thể chất nào mà cần phải sử dụng xe lăn. Và phụ thuộc hoàn toàn từ sự hỗ trợ của người thân.
Ngoài khó khăn trong vận động, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề khác liên quan đến khả năng giao tiếp và trí nhớ. Như khó nói rõ chữ, nói lắp; không thể nhận thức mọi thứ xung quanh, chứng mất trí trong bệnh Parkinson.
Vào thời điểm này, việc sử dụng các phương pháp nội khoa như thuốc đặc trị Parkinson gần như không đem lại tín hiệu khả quan nào hết. Bởi bệnh nhân đã bị nhờn thuốc, dùng thuốc nhưng không thể kiểm soát được triệu chứng bệnh.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Parkinson không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng
Khi y học ngày càng phát triển thì nhiều phương pháp mới; các thuốc mới cũng được nghiên cứu, thử nghiệm để điều trị bệnh Parkinson. Và câu hỏi nhiều người thắc mắc đó là bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Các chuyên gia khoa Thần kinh cho biết Parkinson là căn bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Và để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Cần có sự tham gia tích cực của bản thân người bệnh; người thân của họ chứ không riêng gì đội ngũ y bác sĩ điều trị.
Nhiều bác sĩ nhận định, mặc dù bệnh Parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng từ giai đoạn đầu. Nhưng diễn tiến của bệnh sẽ khiến cuộc sống và công việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn. Đồng thời bệnh cũng tác động nghiêm trọng tới tâm lý; làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút trầm trọng.
Việc phát hiện bệnh muộn khi đã mất hơn 70% lượng dopamine trong não là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới kết quả của quá trình điều trị. Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng, nếu điều trị ở giai đoạn muộn hoặc không được điều trị; thì 61% trường hợp người bệnh Parkinson sẽ tàn phế hoặc tử vong sau từ 5 - 9 năm. Và sau 10 năm, tỷ lệ này sẽ tăng lên là 80%.
Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Người bệnh Parkinson có thể sống lâu hơn 15 năm
Vấn đề tuổi thọ của người bệnh Parkinson được khá nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi liệu người bệnh Parkinson sống được bao lâu? Có một số ý kiến cho rằng người bị Parkinson có thể sống thêm được 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm. Thực tế, vẫn rất nhiều trường hợp mắc bệnh Parkinson có thể sống lâu hơn 15 năm.
Phần lớn người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson là những người cao tuổi; từ 40 tuổi trở lên. Thời gian trung bình từ thời điểm bệnh khởi phát cho đến khi bệnh trở nặng khi đó bệnh nhân cũng tầm 70 - 75 tuổi. Vì vậy, thời gian sống của người mắc bệnh Parkinson cũng không phải là ngắn. Và cũng chưa thể đưa ra một con số chính xác về tuổi thọ của người bệnh kể từ khi phát hiện ra bệnh.
Lý giải kỹ hơn về điều này, các chuyên gia thần kinh học cho biết, bệnh Parkinson không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong ở người bệnh. Người bệnh chỉ tử vong khi có một số bệnh đồng diễn kết hợp như suy giảm hô hấp; trầm cảm; nhiễm trùng… chứ bản thân bệnh Parkinson không thể gây tử vong. Bệnh chỉ làm giảm trực tiếp khả năng vận động, cử động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh, lâu dần có thể gây tàn phế. Do đó, thực tế có nhiều bệnh nhân Parkinson có thể sống thọ cả đời.
Nguyên nhân của bệnh Parkinson
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được căn nguyên chính xác của bệnh Parkinson. Và chưa có lý giải về nguyên nhân các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa và chết đi. Họ chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh khác nhau như: do di truyền, do tuổi tác, do yếu tố môi trường sống, thậm chí có thể là do virus…
Các triệu chứng của bệnh Parkinson
Hình ảnh một số triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson
Khi mắc bệnh Parkinson, người bệnh sẽ có một số biểu hiện, triệu chứng như sau:
Não bộ là cơ quan chịu trách nhiệm về hành động, suy nghĩ, nhìn nhận và phản ứng với tình huống nên bất kỳ thay đổi nào trong tính cách cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.
-
Phối hợp các vận động chậm chạp:
Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất của bệnh Parkinson khi ở những giai đoạn đầu tiên. Các biểu hiện thường thấy sẽ là: thay đổi tư thế như quay người, quay đầu, buộc dây giày, cài khuy… được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
Ở giai đoạn đầu, khứu giác của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, bệnh nhân bị giảm cảm giác về mùi hay không có khả năng phân biệt mùi của thực phẩm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng này ngày càng nặng hơn.
-
Ảnh hưởng đến đường ruột:
Người lớn tuổi mắc bệnh Parkinson sẽ có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa phổ biến như táo bón, rối loạn đường tiêu hóa…
Một trong những dấu hiệu khác của bệnh Parkinson đó là bệnh đau vai kéo dài, kể cả khi đã dùng thuốc mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm.
Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm với một trong những dấu hiệu như vận động chậm chạp, tính khí thất thường, thay đổi giọng nói… thì người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson.
-
Một số triệu chứng dễ dàng gặp phải như:
gặp vấn đề khi di chuyển, mất sự cân bằng, run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, rối loạn giấc ngủ, ngất xỉu, liệt cơ mặt…
Những biến chứng thường gặp của bệnh Parkinson
Những biến chứng thường gặp của bệnh Parkinson không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn gây ra nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể. Ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần của người bệnh. Mặc dù diễn tiến của bệnh Parkinson có thể khác nhau ở mỗi người nhưng các biến chứng thường sẽ xuất hiện sau 5 - 10 năm từ ngày bệnh bắt đầu khởi phát. Những biến chứng của bệnh Parkinson bao gồm:
Suy giảm vận động
Bệnh gây rối loạn vận động và mất khả năng giữ thăng bằng
Các biểu hiện rối loạn vận động như cứng cơ, run tay chân. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường xuất hiện với mức độ nhẹ, chưa gây khó khăn cho người bệnh. Nhưng theo thời gian, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị cản trở rất nhiều. Đến giai đoạn cuối, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng tự vận động. Không thể thực hiện các sinh hoạt đơn giản hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo… phải có người thường xuyên túc trực chăm sóc, hỗ trợ.
Khó nuốt
Các chuyên gia cho biết, có đến 50% người bệnh Parkinson gặp hiện tượng khó nuốt. Nuốt nghẹn bởi các cơ trong cổ họng bị giảm khả năng vận động. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống. Khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, sụt cân mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Có thể gây tử vong do thức ăn đi vào đường hô hấp gây viêm phổi hoặc tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Trầm cảm
Chứng trầm cảm thường xuất hiện ở người lớn tuổi bị Parkinson
Một trong những biến chứng rất phổ biến ở bệnh nhân mắc Parkinson đó là chứng trầm cảm. Điều này sẽ khiến sức khỏe tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những nguyên nhân gây trầm cảm ở người bị Parkinson đó là:
- Quá trình tiến triển của bệnh gây ra những thay đổi về nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Làm ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc, tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
- Các triệu chứng của bệnh Parkinson khiến nhiều người tự đặt mình vào trạng thái cảm xúc tiêu cực.
- Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson.
*Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục
Tư duy và trí tuệ bị ảnh hưởng
- Trí tuệ sa sút, khả năng suy nghĩ; kỹ năng giải quyết vấn đề hay vận dụng ngôn ngữ đều bị ảnh hưởng từ rất sớm ở những bệnh nhân Parkinson phát hiện bệnh muộn hoặc không được điều trị. Không chỉ vậy, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng góp phần gây ra tình trạng này. Những người bị Parkinson với biểu hiện ban đầu là ảo giác và cứng đờ cơ bắp (chứ không phải run) có xu hướng dễ bị sa sút trí tuệ hơn.
- Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến thường gặp ở những bệnh nhân Parkinson lớn tuổi. Ở những bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm nặng có thể xảy ra tình trạng suy giảm trí nhớ từ rất sớm.
Các biến chứng khác
Một số biến chứng khác cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người mắc bệnh Parkinson, cụ thể là:
- Suy giảm thị lực, giảm khả năng nhận biết màu sắc và tầm nhìn.
- Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ vào ban đêm. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là tình trạng rất phổ biến ở những bệnh nhân Parkinson. Một số trường hợp còn bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tăng nguy cơ mật độ xương thấp và bệnh loãng xương.
- Suy giảm ham muốn, chức năng tình dục.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng, bệnh Parkinson có nguy cơ cao ở những người cao tuổi. Đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Do đó, đây thường được ví như một bệnh của người già. Xét về giới tính, nữ giới có khả năng mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với nam giới. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính, tiếp xúc với độc tố, môi trường sống…
Bệnh Parkinson được chẩn đoán như thế nào?
Cho tới nay vẫn chưa có một phương pháp xét nghiệm nào có thể dùng để chẩn đoán khẳng định bệnh Parkinson. Để chẩn đoán bệnh Parkinson, bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám và dựa vào lời kể của bệnh nhân về các dấu hiệu, triệu chứng đã xảy ra.
Bác sĩ có thể sẽ hỏi người bệnh những triệu chứng bắt đầu như thế nào; một bên cơ thể hay cả hai bên bị ảnh hưởng. Người bệnh nên cung cấp các thông tin như thói quen đi ngủ, đại tiểu tiện, thay đổi cảm xúc hoặc khả năng ghi nhớ cho bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi về những thuốc đang sử dụng; những bệnh lý đang mắc phải; những khó khăn trong đi lại và những chấn thương gần đây. Đồng thời, người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện thăm khám chức năng thần kinh. Như phản xạ thăng bằng, sức cơ, gân xương hoặc yêu cầu thực hiện phối hợp động tác.
Biện pháp điều trị bệnh Parkinson
Thuốc và luyện tập phục hồi là 2 biện pháp chính để điều trị bệnh Parkinson.
Các nhóm thuốc giúp điều trị bệnh Parkinson
Các nhóm thuốc điều trị Parkinson bao gồm:
- Nhóm ức chế Choline như thuốc Artan, Trihex…
- Nhóm các thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin như Trivastal, Sifrol
- Các thuốc bổ sung dopamine kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh như Syndopa, Madopar, Sinemet…
- Các thuốc ức chế hủy dopamin
Ngoài các nhóm trên, người bệnh có thể dùng thêm nhóm thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh có tác dụng chống gốc tự do và dinh dưỡng thần kinh.
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh như: buồn ngủ; khô miệng, khô mắt; nhịp tim nhanh; hạ huyết áp tư thế; dị ứng; đau bụng; khó tiêu, táo bón, buồn nôn… sử dụng liều cao có thể gây ảo giác, lú lẫn, kích động.
Sử dụng thuốc là lựa chọn đầu tiên để chữa trị bệnh Parkinson
Các phương pháp điều trị khác
Trong điều trị bệnh Parkinson, lựa chọn đầu tiên là sử dụng thuốc để chữa trị. Các phương pháp khác sẽ được chỉ định thực hiện khi điều trị nội khoa mang lại hiệu quả không tốt. Một số phương pháp điều trị Parkinson khác như: xạ phẫu, phẫu thuật kích thích não ở sâu, ghép tế bào gốc
Phòng ngừa bệnh Parkinson
Uống trà xanh thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh Parkinson
Để phòng ngừa bệnh Parkinson bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
- Tắm nắng thường xuyên để cơ thể được bổ sung đủ vitamin D. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân Parkinson đều có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp.
- Xây dựng thói quen uống trà xanh mỗi ngày. Nhằm ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh xâm nhập vào não.
- Sử dụng cà phê hợp lý, không uống quá nhiều để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh xa môi trường độc hại như khói bụi; đặc biệt thuốc diệt trừ sâu… Hãy lựa chọn một môi trường sống trong lành, sạch sẽ, an toàn để tránh xa bệnh tật.
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại quả giàu chất flavonoid. Như các loại quả mọng, dâu tây, quả mâm xôi, các loại rau như cà tím…
- Xây dựng chế độ thể dục thể thao khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Vận động thường xuyên không chỉ giúp phòng bệnh Parkinson mà còn phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm khác và giúp cải thiện sức khỏe.
Có thể thấy, Parkinson không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu được điều trị đúng hướng và tích cực thì vẫn có cơ hội làm chậm tiến triển bệnh và duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh. Vì thế, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức, thông tin cần thiết để bệnh Parkinson không thể cản trở hạnh phúc của bạn và những người thân trong gia đình. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn trực tiếp.