[Giải đáp] Bệnh Parkinson có di truyền không?

Dương Minh Ngọc

01-11-2022

goole news
16

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh Parkinson thì liệu bệnh Parkinson có di truyền không, con cháu trong nhà có lây không? Để trả lời được câu hỏi này, mời các bạn cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson hay được gọi là bệnh liệt rung (cũng như bệnh run tay, chân), đây là một bệnh thường bắt gặp ở những người cao tuổi, nhưng hiện nay đang có xu hướng mới là ngày càng trẻ hóa.

Bệnh Parkinson xảy ra ở người bệnh khi các tế bào thần kinh (hay tế bào não) tiết dopamine bị suy giảm hoặc là mất hẳn khả năng tiết dopamine.

Thông thường thì người bệnh Parkinson thường sẽ có các biểu hiện như: run tay, chân; thay đổi tính cách dẫn đến nhiều căng thẳng và mệt mỏi; bị cứng cơ; triệu chứng táo bón; thay đổi giọng nói vì bị khàn giọng, nói quá chậm hoặc nói nhanh, dẫn đến khi nói bị lắp; giảm chức năng khứu giác,…

Bệnh Parkinson không dẫn đến tử vong ngay, nhưng về lâu dài sẽ dẫn tới việc hạn chế vận động, hạn chế trong cả việc cử động ngôn ngữ, khó khăn trong sinh hoạt và đi lại, cũng như là vận động và làm việc. Nếu như người bệnh Parkinson không được điều trị, họ có thể bị tàn phế và lâu dần sẽ bị mắc phải nhiều bệnh lý khác, nghiêm trọng là dẫn tới tử vong.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ParkinsonTriệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson

Vậy bệnh Parkinson có di truyền không và có lây không được rất nhiều người quan tâm và thảo luận. Thực tế, mắc bệnh parkinson do đâu và có di truyền không còn tuỳ vào từng trường hợp. Cụ thể câu trả lời có trong phần dưới đây.

Căn bệnh Parkinson có di truyền không?

Các chuyên gia về thần kinh học trả lời câu hỏi:"Bệnh Parkinson có di truyền không" là "Có di truyền". Tuy nhiên, vấn đề di truyền của bệnh Parkinson này rất phức tạp và hiện tại y học vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ và cho đến hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác nhất.

Đã có rất nhiều người lo lắng khi bản thân họ chứng kiến thấy cha, mẹ hoặc người thân của mình bị bệnh Parkinson. Một số khác lại e ngại khi kết hôn với người mà trong gia đình họ có bố mẹ hoặc anh chị em bị mắc bệnh Parkinson này. Bởi họ băn khoăn không biết rõ rằng liệu bệnh Parkinson có di truyền không? Nếu như có khả năng di truyền thì tỷ lệ đó sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu?

  • Tỷ lệ mắc bệnh của con cái có bố mẹ mắc bệnh Parkinson

Theo như số liệu của các thống kê, những người mà có bố mẹ hoặc ông bà cùng bị mắc Parkinson nếu có tỷ lệ song sinh đồng hợp tử thì tỷ lệ bị mắc Parkinson sẽ vào khoảng 45%, nếu như là dị hợp tử thì tỷ lệ này vào khoảng 29%.

Tuy nhiên, cũng đã có những trường hợp mà người bố mẹ mắc Parkinson nhưng con cái lại không bị Parkinson. Chính vì thế, ta có thể thấy rằng di truyền chỉ là một yếu tố tác nhân và cần kết hợp với những tác nhân khác từ môi trường, yếu tố ngoại cảnh thì mới có thể dẫn đến việc mắc bệnh Parkinson.

Thực tế, người ta nhận thấy rằng, khả năng và tỷ lệ di truyền đối với bệnh Parkinson này là không nhiều lắm, chỉ vào khoảng 4 – 5% người bệnh Parkinson có di truyền cho con cháu. Và quan trọng là khi di truyền thì phải có đột biến gen tác động tới các nhiễm sắc thể có liên quan tới bệnh Parkinson.

Như vậy, bệnh Parkinson có tính di truyền nhưng tỷ lệ di truyền không cao, không phải gia đình cứ có người mắc bệnh Parkinson thì chắc chắn rằng những người còn lại cũng sẽ bị di truyền bệnh Parkinson. Trong gia đình có cha, mẹ hoặc người thân khác mắc bệnh Parkinson, có thể có người sẽ bị di truyền Parkinson nhưng cũng sẽ có người không bị di truyền bệnh Parkinson và tỷ lệ của việc di truyền này thường rất thấp.

  • Các tác nhân tác động làm khởi phát bệnh Parkinson

Ngoài tác nhân di truyền, các nhà khoa học còn chỉ ra được rằng có rất nhiều yếu tố có nguy cơ tác động làm khởi phát căn bệnh Parkinson. Các yếu tố này sẽ còn phải bị phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá thể cũng như là phản ứng của cơ thể trước những yếu tố đó, nên đó sẽ chỉ là các yếu tố tác động vào con người chứ không thể khẳng định rằng 100% người tiếp xúc với các yếu tố này sẽ mắc bệnh Parkinson.

Do đó, bệnh Parkinson có di truyền không còn phụ thuộc vào các tác nhân đó bao gồm:

- Tác nhân môi trường

Nằm trong trường hợp phải tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm từ mức thông thường tới nghiêm trọng, nhiều lượng chất độc hóa học và thuốc trừ sâu thì tỷ lệ mắc phải bệnh Parkinson sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Do đó, ta nên tránh hoặc là hãy hạn chế tiếp xúc với những yếu tố trên và cũng hãy nên dần dần từ bỏ hết những thói quen không tốt và không cần thiết như: nghiện cocain, nghiện rượu, nghiện thuốc phiện,… bởi lẽ những thói quen xấu này có thể làm cho biểu hiện của bệnh Parkinson tăng lên.

Đặc biệt là những người đã có yếu tố di truyền hãy cố gắng hết mức có thể trong việc hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân nguy cơ nêu trên, nếu như bạn bị bắt buộc phải tiếp xúc với chúng thì cần có cho mình các phương tiện bảo hộ tốt.

- Tuổi tác

Sự lão hóa dần của não dẫn đến hiện tượng suy giảm lượng dopamine trong cơ thể – đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson.

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh ParkinsonNgười cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh Parkinson

- Bệnh lý

Nhiễm virus và một số các bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết dopamin dẫn đến việc mắc bệnh Parkinson.

- Chấn thương

Người bị chấn thương sọ não vì hậu quả của tai nạn giao thông, đột quỵ não và một số nguyên nhân khác cũng có thể tạo nên tổn thương cho nơron thần kinh, từ đó dẫn đến hiện tượng giảm lượng dopamine trong não và gây ra bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson là một loại bệnh mà các chuyên gia còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về các mặt như nguyên nhân và cơ chế của bệnh. Hiện nay, rất tiếc là vẫn chưa có phương pháp để điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh Parkinson này.

Nhưng nếu người bệnh Parkinson được phát hiện sớm, cũng như được cho dùng thuốc và có các chế độ tập luyện, ăn uống, sinh hoạt và cũng như là làm việc phù hợp, họ sẽ có thể giảm được những triệu chứng như là run tay chân, giúp cải thiện phần nào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mình, kéo dài được thời gian sống, cũng như là nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Như vậy, ta không nên quá lo lắng về việc bệnh Parkinson có thể di truyền không. Nếu như gia đình bạn có người bị Parkinson thì hãy nên cho người bệnh đi thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để có thể được tư vấn và cũng như là có phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Đồng thời, những thành viên khác trong gia đình cũng hãy nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi được sức khỏe của mình hoặc khám ngay sau khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường để có thể kịp thời phòng ngừa và hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra đối với bản thân trong tương lai.

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả 

Khi người thân trong gia đình bị mắc phải bệnh Parkinson, bạn cần chủ động xây dựng cho mình những cách phòng ngừa sớm. Bằng cách lập kế hoạch cho bản thân một lối sống khoa học nhất có thể và khám sức khoẻ định kỳ. Cụ thể hơn là việc ăn uống khoa học hơn, đủ chất hơn, chăm tập thể dục thể thao và tránh xa những yếu tố là nguy cơ gây ra bệnh Parkinson.

Sử dụng các thực phẩm lành mạnh

Cụ thể, trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bạn nên sử dụng nhiều các thực phẩm chứa giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Ví dụ như là các loại hoa quả, rau xanh như: cà chua, táo, lựu, cam, bưởi, cải bó xôi, quả hạch… Những loại thực phẩm này chắc chắn về lâu dài sẽ giúp bạn bảo vệ não bộ cũng như là ngăn chặn quá trình thoái hóa của các tế bào não sản xuất ra DOPAMINE.

Các loại hoa quả, rau xanh sẽ giúp bạn bảo vệ não bộ và ngăn chặn thoái hóaCác loại hoa quả, rau xanh sẽ giúp bạn bảo vệ não bộ và ngăn chặn thoái hóa

Hạn chế thực phẩm gây tổn hại đến trí não

Đồng thời, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm gây tổn hại cho trí não như: chất béo chuyển hóa trong các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, chất béo bão hòa có trong mỡ, nội tạng hoặc là da động vật, thực phẩm giàu các loại đường tinh chế như nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt,....

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao cũng sẽ góp phần giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, cùng với đó là giúp cơ thể phòng tránh các loại bệnh tật tốt hơn. Mỗi ngày, bạn hãy dành từ 15 - 30 để thực hiện một bài tập thể dục nào đó mà bản thân mình cảm thấy yêu thích và phù hợp. Bạn lưu ý rằng nên duy trì việc tập này tối thiểu 5 ngày/tuần thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Duy trì tập luyện thể thao hàng tuần để đạt hiệu quả caoDuy trì tập luyện thể thao hàng tuần để đạt hiệu quả cao

Các giải pháp khác

Một số cách khác có thể giúp bạn và gia đình tránh các tác nhân gây bệnh Parkinson hay là hội chứng bệnh Parkinson có thể áp dụng là:

  • Mặc quần áo kín nhất có thể, bịt khẩu trang, đeo găng tay chống nắng, chống bụi, chống các tác nhân khác một cách cẩn thận trước khi tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… và cũng như là môi trường ô nhiễm bên ngoài. 
  • Nên sử dụng trang phục bảo hộ lao động đầy đủ và cẩn thận trong khi bạn phải làm việc tại khu công nghiệp để có thể tránh tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. 
  • Nên sống xa những nguồn ô nhiễm khác từ nước, không khí, đất… bởi chúng không chỉ là tác nhân nguy cơ của bệnh Parkinson mà còn có thể dẫn đến rất nhiều bệnh khác như là viêm phổi, nhiễm độc, ung thư…

Cuối cùng, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh Parkinson có di truyền không?” là “Có”. Tuy nhiên, không phải cứ bố mẹ, ông bà bị mắc bệnh Parkinson thì con cháu chắc chắn sẽ bị. Do đó, chủ động thay đổi cho mình một lối sống khoa học, kiểm soát chế độ ăn, tránh xa các chất độc hại,... để bảo vệ bản thân và gia đình mình trước nguy cơ mắc phải căn bệnh Parkinson này. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi về căn bệnh này, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ và giải đáp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,117

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám