Tìm hiểu về bệnh viêm não Nhật Bản ở người lớn

Bích Ngọc

09-09-2024

goole news
16

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương có thể làm tổn thương các tế bào thân kinh. Bệnh khá thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tuy nhiên, bệnh vẫn xuất hiện ở người lớn. Vậy bệnh viêm não Nhật bản ở người lớn có nguy hiểm hay không? Cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm não Nhật Bản ở người lớn qua bài viết sau. 

Viêm não Nhật Bản ở người lớn là gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chúng có khả năng gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng ở hệ thần kinh trung. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại những di chứng nghiêm trọng đối với người mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời. 

Hiện nay, viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Mặc dù bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng không nên chủ quan bởi vì bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và để lại di chứng nghiêm trọng. 

Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ươngViêm não Nhật Bản là bệnh gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Nguyên nhân gây ra viêm não Nhật Bản

Nguyên nhân gây ra viêm não Nhật Bản là do virus viêm não Nhật Bản (JEV), thuộc nhóm B. Trường hợp mắc bệnh đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học phân lập vào năm 1935, vì vậy bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản. 

Virus gây bệnh thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, thường lây truyền qua trung gian là muỗi Culex. Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flavivirus nên có liên quan tới bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da,... lây qua đường muỗi đốt.

Virus viêm não Nhật Bản có kích thước khoảng 15-22-50 nm, là một loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56℃ trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100℃. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài ở trạng thái đông lạnh. 

Muỗi Culex là vật thể trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật BảnMuỗi Culex là vật thể trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Những triệu chứng của viêm não Nhật Bản ở người lớn

Sau khi bị nhiễm virus, người bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng ngay mà sẽ ủ bệnh trong một thời gian. Do đó, người bệnh không biết bản thân mắc bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. 

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản ở người lớn có thời gian ủ bệnh khoảng 5- 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp. 

Giai đoạn khởi phát

Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng như: 

  • Sốt cao 39- 40℃
  • Cứng gáy
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn và nôn. 

Bệnh có diễn biến nhanh chóng, sau khi bắt đầu sốt cao, người bệnh xuất hiện tình trạng nôn, cứng gáy, tăng trương cơ lực, co giật, rối loạn ý thức,... ngay sau đó hôn mê ngay trong 1-3 ngày đầu. 

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh xuất hiện tình trạng sốt caoỞ giai đoạn khởi phát, người bệnh xuất hiện tình trạng sốt cao

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài từ ngày 3- 4 đến ngày 6- 7 của bệnh. Lúc này, virus đã xâm nhập vào nhu mô não tủy gây tổn thương nghiêm trọng các tế bào thần kinh. Các triệu chứng từ giai đoạn khởi phát sẽ tăng dần mức độ nặng. 

Đây là giai đoạn diễn ra trong thời gian ngắn, biểu hiện đặc trưng là tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện sau: 

  • Rối loạn ý thức. 
  • Lú lẫn. 
  • Hôn mê sâu. 
  • Liệt từng phần hoặc liệt tứ chi. 
  • Động kinh. 
  • Các biểu hiện khác như: Đổ nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, nhịp thở rối loạn, tăng dịch trong lòng khí quản, mạch nhanh và yếu, huyết áp tụt,... 

Bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn này, đối với trường hợp người bệnh vượt qua sẽ có tiên lượng tốt hơn. 

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi. Bệnh nhân sẽ giảm dần tình trạng sốt và hết sốt vào khoảng ngày thứ 10. Đồng thời, người bệnh sẽ tỉnh lại dần, không còn co cứng, nôn mửa và đau đầu. 

Viêm não Nhật Bản ở người lớn có nguy hiểm không?

Viêm não Nhật Bản ở người lớn có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Các biến chứng có thể gặp như: 

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Các rối loạn về dinh dưỡng khác

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số di chứng của viêm não Nhật Bản như: Bại hoặc liệt tay chân, mất khả năng ngôn ngữ, động kinh, rối loạn phối hợp vận động, giảm sút trí nhớ, rối loạn tâm thần, rối loạn chuyển hóa, khả năng nghe kém hoặc điếc,...

Xem thêm:

Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Phương pháp điều trị thường được áp dụng trong điều trị bệnh viêm não Nhật Bản bao gồm: 

  • Chống phù não: Bác sĩ sẽ truyền các dịch ưu trương để tăng áp lực thẩm thấu, rút nước ở tế bào và khoang gian bảo vào lòng mạch. Có thể dùng thuốc kháng viêm Corticoid trong trường hợp phù não nặng, co giật.
  • An thần và cắt cơn giật: Sử dụng Seduxen qua sonde hoặc tiêm bắp, tĩnh mạch cho người bệnh. Đối với trường hợp nặng có thể dùng Gardenal. 
  • Hạ nhiệt: Để hạ nhiệt, người bệnh sẽ được cởi quần áo, chườm mát bẹn, nách, cổ,... Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt. 
  • Hồi sức hô hấp và tim mạch: Người bệnh được thở oxy, lau hút đờm dãi và sẵn sàng hô hấp viện trợ trong tình huống rối loạn nhịp thở nặng hoặc ngừng thở. Bên cạnh đó, bổ sung nước điện giải, điện giải đồ, thuốc trợ tim và thuốc vận mạch khi cần thiết. 
  • Ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, dinh dưỡng và chống loét: Sử dụng kháng sinh có khả năng ngăn ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên được lau rửa, vệ sinh răng miệng, thay đổi tư thế nằm để hạn chế tình trạng loét da. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ đạm và vitamin để đảm bảo sức khỏe người bệnh. 

Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản bằng phương pháp điều trị triệu chứngĐiều trị bệnh viêm não Nhật Bản bằng phương pháp điều trị triệu chứng

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản

Với bệnh viêm não Nhật Bản, việc chủ động phòng ngừa chính là biện pháp phòng tránh tốt nhất. Ở Việt Nam, là một nước nằm ở vùng nhiệt đới nên các bệnh truyền nhiễm do côn trùng rất phổ biến. Chính vì vậy, cần xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh chủ động là điều cần thiết.

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm màng não Nhật Bản: 

  • Giữ gìn môi trường sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. 
  • Chuồng trại gia súc, gia cầm cần đặt xa nhà, nơi sinh hoạt vì đó là nơi trú đậu của muỗi. 
  • Nên ngủ mùng để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt, thường xuyên sử dụng biện pháp phòng tránh diệt muỗi khác. 
  • Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là phương pháp phòng tránh bệnh đơn giản và đạt hiệu quả cao.

Chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản bằng biện pháp tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịchChủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản bằng biện pháp tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở người lớn nên không được chủ quan. Bệnh viêm màng não Nhật Bản là bệnh có thể gây ra những biến chứng và di chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp thông tin về bệnh viêm màng não Nhật Bản ở người lớn. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
266

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám