Bệnh viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Đào Thị Huyền

10-09-2021

goole news
16

Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức, hôi miệng, chảy máu chân răng, mất răng và tụt nướu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm nha chu có vái tro quan trọng, từ đó có phương án xử lý kịp thời, điều trị đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng bao gồm: xương ổ răng, dây chằng, nướu răng, men chân răng. Chức năng chính của nha chu là giữ cho chân răng vững chắc và giúp răng chắc khỏe. Phần nướu ôm sát lấy răng, vừa giúp ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn tấn công răng vừa bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới.

Viêm nha chu là tình trạng nướu bị sưng đỏ, các mô nha chu bị viêm nhiễm gây hôi miệng, chảy máu chân răng đau nhức. Về lâu dài, khi nướu không còn khả năng bám vào chân răng, gây tụt nướu, đau nhức khi nhai, tao cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, mất răng,hình thành các túi nha chu và phá huỷ xương ổ răng.

Bệnh viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức, chảy máu chân răng, mất răng và tụt nướu

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nha chu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn góp phần thúc đẩy một số bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sống như:

  • Các vấn đề về hô hấp
  • Bệnh động mạch vành
  • Đột quỵ
  • Khó kiểm soát lượng đường trong máu (đối với những người có bệnh nền bị đái tháo đường)

Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai nếu bị bệnh nha chu cũng dễ có nguy cơ đối mặt với vấn đề tiền sản giật, cân nặng của bé khi chào đời hoặc sinh non.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu bao gồm:

Vệ sinh răng miệng kém: Các mảng bám thức ăn bám vào răng được tích tụ lâu ngày khiến vi khuẩn phát triển, tạo vôi răng, gây sưng đỏ nướu, viêm nướu, chảy máu chân răng.

Thói quen không lấy cao răng và khám răng định kỳ: Nếu không lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần khiến vôi răng bám vào răng ngày càng dày khiến vi khuẩn xâm nhập, tích tụ từ đó gây viêm nướu, hư men răng...

Hút thuốc lá thường xuyên: Hút thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng bệnh vùng quanh răng, có nhiều mảng bám, có nguy cơ viêm lợi, mắc cao răng dẫn đến viêm nha chu.

Thói quen sử dụng vật nhọn để xỉa răng làm cho vùng khoang miệng dễ bị chảy máu, hở răng, viêm nhiễm, vi khuẩn tích tụ.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (xảy ra ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai).

Hệ miễn dịch kém như: người mắc các bệnh bạch cầu, béo phì, tiểu đường, viêm nhiễm khuẩn….

Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh nha chu có thể bao gồm:

  • Nướu bị sưng
  • Nướu có màu đỏ sẫm, đỏ tươi
  • Nướu dễ chảy máu
  • Nướu không bao chặt răng
  • Có khoảng trống mới phát triển giữa  nướu và răng
  • Có mủ giữa nướu và răng 
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu bao gồm:

  • Viêm nướu
  • Chăm sóc răng miệng kém
  • Nhai thuốc lá hoặc hút thuốc lá
  • Càng lớn tuổi
  • Thay đổi nội tiết tố như: giai đoạn mãn kinh hoặc khi mang thai 
  • Sử dụng các chất gây nghiện
  • Béo phì
  • Dinh dưỡng không đầy đủ ( thiếu hụt nhiều vitamin C)
  • Di truyền theo gia đình
  • Sử dụng một số loại thuốc  ảnh hưởng đến nướu hoặc gây khô miệng 
  • Mắc một số bệnh khác như tiểu đường, bệnh Crohn, bệnh viêm khớp dạng thấp

Các biện pháp chẩn đoán bệnh nha chu

Để xác định chính xác  mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như kiểm tra có bị viêm nha chu không, các bác sĩ nha khoa sẽ chẩn đoán bệnh qua các phướng pháp sau:

  • Hỏi về tiền sử bệnh tật: bệnh nhân có hút thuốc lá, thuốc lào hay dùng một số loại thuốc gây khô miệng hay không
  • Kiểm tra miệng: Giúp nhìn rõ mảng bám tích tụ và cao răng từ đó đánh giá xem có dễ chảy máu không.
  • Đo độ sâu túi nha chu giữa răng và  rãnh của nướu: Để kiểm tra các bác sĩ sử dụng một đầu dò nha khoa  bên dưới đường viền nướu và bên cạnh răng. Nếu nướu còn khỏe mạnh thì độ sâu của túi thường nằm trong khoảng từ 1- 3 mm. Còn nếu  độ sâu của túi hơn 4 mm có thể bạn bị viêm nha chu. Trường hợp bác sĩ không thể được làm sạch hẳn nếu  độ sâu túi sâu hơn 6 mm thì 
  • Chụp X-quang

Các biện pháp chẩn đoán bệnh nha chu

Kiểm tra miệng giúp nhìn rõ mảng bám tích tụ và cao răng từ đó đánh giá xem có dễ chảy máu không

Tác hại của bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được khám và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả như:

  • Hôi miệng, chảy máu chân răng khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong giao tiếp
  • Gây rối loạn các khớp cắn, suy yếu lực nhai và đau nhức khi nhai
  • Ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ
  • Nguy cơ gây áp xe chân răng làm chết tủy ngược dòng.
  • Phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm viêm ổ xương răng từ đó khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng

Điều trị viêm nha chu an toàn

Điều trị khẩn cấp

  • Khi ở vùng  nướu lợi hoặc vùng niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.
  • Biểu hiện thường là sờ thấy phập phều, sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân  dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn không hết hẳn và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

Điều trị không phẫu thuật

- Chỉnh sửa những miếng trám, thay thế tất cả và phục hình không đúng kỹ thuật.

- Đánh giá và đưa ra chỉ định răng cần nhổ nếu không thể giữ được

- Nếu răng lung lay cần cố định răng

- Thực hiện phục hình tạm thời 

- Xử lý mặt gốc răng, cạo cao răng 

- Chấm các thuốc chống viêm,sát khuẩn

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng khi thực hiện các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không thuyên giảm, cụ thể:

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Các bác sĩ thực hiện làm giảm độ sâu túi nha chu tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Mô nha chu và xương bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu  ngày càng sâu chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần mô nha chu, xương và mô có thể tái tạo trở lại.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: hậu quả của sự tụt lợi là chân răng bị bộc lộ ra ngoài.  Phẫu thuật ghép mô mềm  giúp ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở nhiều răng hoặc 1 răng giúp đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.

Điều trị duy trì

- Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được theo dõi, kiểm tra, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích , ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tái phát tiến triển.

Phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Vệ sinh răng miệng đúng cách: súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, hạn chế dùng các vật cứng, tăm xỉa răng thay vào đó hãy sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng một cách toàn diện.

Khám nha khoa và lấy cao răng  định kỳ 4-6 tháng/lần: Khám nha và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa uy tín để được tư vấn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh về nha chu, răng miệng.

Phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Khám nha và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa uy tín để được tư vấn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh về nha chu, răng miệng

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ chất, bổ sung các khoáng chất, vitamin có lợi cho răng, hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột, chất ngọt…bởi chúng sẽ tạo các mảng bám trên răng, khiến bạn mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu: sử dụng các chất kích thích (bia, rượu,…), hút thuốc lá dễ gây các bệnh về răng miệng như: đen chân răng,  hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Hy vọng qua bài viết trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cũng cấp thêm các kiến thức về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm nha chu. Để được đăng ký khám cũng như giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm nha chu vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,798

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám