Biến chứng thuỷ đậu: Có biến chứng gì? Có nguy hiểm không?

Thu Hiền

19-03-2024

goole news
16

Bệnh thuỷ đậu (Chickenpox) là bệnh rất phổ biến ở người lớn và trẻ em. Sai lầm lớn nhất của hầu hết mọi người về thuỷ đậu là tâm lý chủ quan, cho rằng bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế việc lơ là trong điều trị và theo dõi hời hợt có thể bỏ lỡ thời gian phát hiện các biến chứng thuỷ đậu ở cả mức độ nặng và nhẹ.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thuỷ đậu? Bị bệnh thuỷ đậu rồi có bị lại không?

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tức nó rất dễ lây nhiễm, lây nhiễm nhanh và khởi phát đột ngột. Bệnh đặc trưng bởi những nốt thuỷ đậu xuất hiện ở mặt, lưng và lan ra khắp cơ thể. Tuy bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 10 - 21 ngày điều trị tại nhà nhưng vẫn tồn tại các nguy cơ về các biến chứng thuỷ đậu. 

Các triệu chứng điển hình của bệnh thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, rất dễ nhận thấy bởi các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, đau người ở trẻ em - Triệu chứng trước khi phát bệnh, kéo dài khoảng 1- 2 ngày, có trường hợp không có triệu chứng.
  • Phát ban toàn thân với các nốt thuỷ đậu có dịch, ngứa ngáy, sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn mửa - Triệu chứng chính của thuỷ đậu, có thể kéo dài 1 - 3 tuần. 
  • Mụn nước vỡ ra, khô lại, đóng vảy và bong tróc, có thể để lại sẹo hoặc vết thâm diễn ra trong 3 - 4 ngày.

Tóm tắt về bệnh thuỷ đậu: triệu chứng, cách chăm sóc và đường lây nhiễm

Bị thuỷ đậu rồi có bị lại không?

Chỉ có 1% người lớn đã bị thuỷ đậu sẽ bị thuỷ đậu lại trong đời. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch vẫn đang hoàn thiện có tỷ lệ tái nhiễm thuỷ đậu lên đến 10 - 20%. Tuy nhiên phần lớn đối với cả người lớn và trẻ em đã nhiễm virus 1 lần rồi thì bệnh thuỷ đậu sẽ không tái phát nữa. Nguyên nhân là sau khi mắc bệnh, cơ thể đã tạo miễn dịch với bệnh nên nguy cơ tái phát thuỷ đậu là rất thấp đến không có.

Bị thuỷ đậu có nguy hiểm không?

Mặc dù được xếp vào bệnh mức độ nhẹ không nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong thấp nhưng không thể loại trừ các biến chứng của thuỷ đậu. Trong đó, có các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm thận, viêm gan,... Biến chứng nguy hiểm nhất của thuỷ đậu là viêm não, viêm màng não nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Biến chứng muộn nhất của thuỷ đậu là zona thần kinh.  

Các biến chứng thuỷ đậu 

Biến chứng của thuỷ đậu xảy ra cả ở bên ngoài, có thể nhìn thấy được như viêm da và gây tổn thương cả bên trong lên các cơ quan. Mức độ biến chứng có thể nghiêm trọng theo thời gian, tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ và phương pháp điều trị bệnh. Một số biến chứng của thuỷ đậu người bệnh cần lưu ý như sau:

Các biến chứng của bệnh thuỷ đậuCác biến chứng của bệnh thuỷ đậu

Biến chứng của thuỷ đậu lên tai mũi họng 

Virus của bệnh thuỷ đậu có thể khiến 5 - 15% bệnh nhân thuỷ đậu mắc các biến chứng về đường hô hấp. 

Viêm tai 

Một trong những biến chứng ít người biết của thuỷ đậu là viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Dấu hiệu biến chứng của bệnh thuỷ đậu ở tai là các nốt thuỷ đậu mọc bên trong tai. Nếu người bệnh không được điều trị ngay có thể làm hỏng thính giác, gây điếc tai. Khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người nhà nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được các nhân viên y tế hỗ trợ điều trị.

Viêm phổi 

Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người trưởng thành bị thuỷ đậu. Dấu hiệu biến chứng của bệnh thuỷ đậu trong trường hợp này là khó thở, sốt, ho ra máu, đau ngực. Đây là biến chứng khá nguy hiểm vì tỷ lệ suy hô hấp cao. Nếu mắc viêm phổi do thuỷ đậu, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus và thuốc điều trị phù hợp.

Hình chụp Xquang và chụp CT ghi nhận tổn thương phổi ở người bệnh khi bị sau thuỷ đậuHình chụp Xquang và chụp CT ghi nhận tổn thương phổi ở người bệnh khi bị sau thuỷ đậu

Viêm thanh quản

Nguyên nhân gây nên biến chứng viêm thanh quản của bệnh nhân thuỷ đậu có thể là các virus thuỷ đậu. Các virus này có thể gây nhiễm trùng và các triệu chứng của biến chứng thuỷ đậu như: mất giọng, đổi giọng, ho, nuốt khó, đau họng...

Biến chứng thuỷ đậu gây ra ở nội tạng

Viêm não, viêm màng não

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có tỷ lệ tử vong với tỷ lệ 5 - 20% người tử vong (theo Báo cáo của Cơ quan dịch vụ Y Tế Anh (NHS). Viêm não có thể xảy ra sau khi người bệnh thuỷ đậu nổi mụn nước 7 ngày. Các dấu hiệu nhận biết điển hình là sốt cao, rối loạn tri giác, hôn mê và rung giật nhãn cầu. Ngay cả khi người bệnh được cứu sống thành công, tỷ lệ di chứng để lại vẫn rất cao. Các trường hợp biến chứng thuỷ đậu viêm bão nặng người bệnh có thể phải sống thực vật. 

Chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy tổn thương não do biến chứng thuỷ đậuChụp cộng hưởng từ MRI cho thấy tổn thương não do biến chứng thuỷ đậu

Viêm thận

Bệnh thuỷ đậu diễn biến nặng có khả năng gây ra viêm cầu thận cấp. Người bệnh bị viêm thận do thuỷ đậu nên được đưa đến Bệnh viện để chữa trị ngay nếu phát hiện tiểu ra máu.

Viêm gan

Một số nghiên cứu chứng minh virus varicella zoster - virus gây ra thuỷ đậu có thể gây ra rối loạn miễn dịch. Khi đó, các tế bào miễn dịch tấn công tế bào gan gây viêm gan cấp, viêm gan tự miễn (AIH). Với bệnh nhân AIH, nhiễm virus thuỷ đậu có thể đẩy nhanh quá trình gan, dẫn đến xơ gan nhanh hơn. Bằng chứng là chỉ số men gan và rối loạn của bệnh nhân sau khi nhiễm virus thuỷ đậu cao hơn. 

Nhiễm trùng huyết

Mặc dù hiếm gặp nhưng cùng với viêm não và viêm màng não, biến chứng thuỷ đậu nhiễm trùng máu được xếp vào nhóm biến chứng mức độ nặng. Nguyên nhân là do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn từ nốt thuỷ đậu xâm nhập vào máu. Nó có thể làm tổn thương mô, nội tạng và có khả năng gây tử vong cho người bệnh.

Một số đối tượng dễ bị biến chứng nhiễm trùng máu do thuỷ đậu hơn là người cao tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc người có bệnh lý nền. Ví dụ: bệnh nhân ung thư, viêm phổi, có tiền sử tiểu đường và mắc các bệnh lý về thận.

Xuất huyết

Đây là biến chứng thuỷ đậu có thể gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch kém hoặc các đối tượng đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Tình trạng này có thể nhận biết qua các nốt thuỷ đậu xuất huyết trên diện rộng gây bầm tím trên da. Xuất huyết do thuỷ đậu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hoá, phổi gây xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết phổi, thậm chí dẫn đến mất máu nhiều và tử vong.  

Biến chứng viêm da và nhiễm trùng mô mềm

Các virus thuỷ đậu xâm nhập và các nốt mụn nước thuỷ đậu gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu khiến người bệnh thường gãi da trầy xước. Khi đó, các vết thương hở trên bề mặt da từ mụn nước sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập. Dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng nhiễm trùng là sốt kéo dài.

Viêm và nhiễm trùng da khiến một mảng da lớn của người bệnh bong tróc, sưng tấy hoặc mưng mủ dễ kết thành sẹo thuỷ đậu hoặc vết thâm. Biến chứng viêm da này có thể lan ra xung quanh để mọc thành nốt mụn phồng rộp ở tai, họng gây viêm tai, viêm thanh quản,...

Biến chứng zona thần kinh

Đây là biến chứng thuỷ đậu phổ biến nhất ở người lớn. Điểm nguy hiểm nhất của bệnh thuỷ đậu là lây nhiễm nhanh và virus không bị thải loại sau khi khỏi bệnh. Varicella zoster vẫn trú ngụ trong cơ thể rất kín đáo trong các hạch thần kinh. Nó sẽ đợi đến khi cơ thể người bệnh có các yếu tố thuận lợi để phát bệnh như già yếu, suy nhược, đề kháng yếu,... sẽ khởi động lại và gây ra zona thần kinh.

Dấu hiệu biến chứng của bệnh thuỷ đậu (zona thần kinh) bao gồm:

  • Cơn đau kéo dài, sốt, mệt mỏi, mất ngủ
  • Phát ban mụn nước thành từng chùm ở 1 bên cơ thể

Điều đáng sợ nhất đối với người bệnh zona thần kinh là cơn đau kéo dài, có thể là nhiều năm, nhiều tháng. Mặc dù zona thần kinh chỉ kéo dài 15 - 30 ngày.  Tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi nên người bệnh nghi ngờ bị zona sau thuỷ đậu cần đến Bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức!

Zona thần kinh là bệnh phát ra nhiều tháng, nhiều năm sau khi người bệnh khỏi thuỷ đậuZona thần kinh là bệnh phát ra nhiều tháng, nhiều năm sau khi người bệnh khỏi thuỷ đậu

Biến chứng thuỷ đậu và sự ảnh hưởng lên các đối tượng đặc thù

Chúng ta vẫn lầm tưởng rằng thuỷ đậu là bệnh lành tính, không nguy hiểm vì không gây chết người. Tuy nhiên, đã là bệnh lý thì đều cần điều trị bài bản và không được loại trừ mọi trường hợp. Biến chứng thuỷ đậu có thể nặng và thường gặp hơn ở một số đối tượng sau:

  • Thai phụ: Phụ nữ mang thai bị thuỷ đậu có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Em bé dễ bị lưu thai, dị tật bẩm sinh: biến dạng xương, biến dạng chân tay, đầu nhỏ, mù, chậm phát triển nếu nhiễm bệnh trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Nếu trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu ngay sau sinh thì tỷ lệ tử vong là 30%. Đối với mẹ thì biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi do thuỷ đậu khiến mẹ phải sinh thường do thiếu oxy. Đồng thời, khả năng thai phụ tử vong là 1/100. 
  • Trẻ sơ sinh: Đây là đối tượng nhiễm thuỷ đậu nhiều nhất, đặc biệt là em bé từ 6 - 7 tháng tuổi. Nguyên nhân là trẻ mới sinh, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên khá nhạy cảm, dễ bị virus thuỷ đậu tấn công và biến chứng thuỷ đậu gây ra cũng nghiêm trọng hơn. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: suy hô hấp, viêm tủy, viêm màng não, bội nhiễm vi khuẩn,...
  • Người có hệ miễn dịch yếu : Bệnh nhân HIV, ung thư, suy thận, ghép tạng,... Đặc biệt là những người mắc bệnh về hệ miễn dịch, tự miễn khiến vi khuẩn dễ tấn công gây ra biến chứng thuỷ đậu nặng. Đây cũng là nhóm dễ bị tái nhiễm bệnh và lâu khỏi bệnh hơn người bình thường.

Thai phụ bị thuỷ đậu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và conThai phụ bị thuỷ đậu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con

Bị thuỷ đậu thì phải làm sao? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh thuỷ đậu tại nhà

Bị thuỷ đậu thì phải làm gì?

Nếu phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu, người bệnh nên bình tĩnh, thực hiện điều trị và theo dõi diễn biến bệnh tại nhà.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau thì người bệnh nên được bác sĩ thăm khám ngay lập tức:

  • Sốt kéo dài, >39 độ 
  • Khó thở, co giật

Cách điều trị thuỷ đậu đơn giản tại nhà 

Người bệnh thuỷ đậu có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir. Các lưu ý khi điều trị tại nhà bao gồm:

  • Bệnh nhân cần được uống đủ thuốc, đúng liều lượng. Đối với các trường hợp bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc an thần chống co giật,...
  • Chấm thuốc tím hay dung dịch xanh methylen vào các nốt loét

Thông thường, bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và người lớn sẽ mất từ 7 - 10 ngày để khỏi bệnh. Các trường hợp nặng hoặc hệ miễn dịch yếu hơn có thể kéo dài lên 21 ngày. 

Tiêm vắc xin để phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả nhất

Thuỷ đậu có thể gây bùng dịch trên diện lớn với các biến chứng nhưng đây là bệnh có thể phòng ngừa từ trước. Người bệnh có thể thực hiện theo các biện pháp phòng bệnh thuỷ đậu dưới đây.

Tuy nhiên, lưu ý rằng thuỷ đậu vẫn chưa có thuốc điều trị nên cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và sức khoẻ của những người thân yêu là tiêm phòng thuỷ đậu. Hai loại vắc xin phòng thuỷ đậu tốt nhất hiện nay là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc), có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Đây cũng là những mũi vắc xin của Trung tâm Tư vấn Tiêm chủng & Vắc xin BVĐK Phương Đông tiêm cho thai phụ, bệnh nhi và bệnh nhân hàng ngày.

Tiêm vắc xin thuỷ đậu cho trẻ sơ sinh tại BVĐK Phương ĐôngTiêm vắc xin thuỷ đậu cho trẻ sơ sinh tại BVĐK Phương Đông

Tại Phương Đông, chúng tôi sẽ thăm khám sàng lọc cho khách hàng và tư vấn trước khi tiêm. Sau khi tiêm 30’, bệnh nhân sẽ được kiểm tra cặp nhiệt độ và theo dõi các biến chứng có thể phát sinh. Với đa dạng gói tiêm, đặt lịch dễ dàng, nguồn thuốc dồi dào, bệnh nhân có thể đặt lịch cho gia đình, đặt và theo dõi lịch tiêm chủng cho em bé dễ dàng, nhanh chóng. 

Thực hiện từng mũi tiêm là đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tá tâm lý, được đào tạo bài bản nên thao tác sẽ đảm bảo độ chuẩn xác và không gây đau đớn cho người bệnh.

Như vậy, các biến chứng thuỷ đậu lên cơ thể người bệnh là vô cùng nguy hiểm và khó lường. Để giảm nhẹ và tránh tối đa các biến chứng thuỷ đậu, tất cả mọi người nên tiêm vắcxin phòng thuỷ đậu đúng thời gian, đủ liều lượng!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

129

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám