Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là một căn bệnh khá phức tạp, liên quan đến sự tăng bất thường của một loại bạch cầu trong dịch não tủy. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng thường gặp là gì? Và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Tìm hiểu chung về viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan được hiểu là tình trạng viêm của màng não mà có tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tuỷ, hơn 10 bạch cầu ái toan/mL hoặc từ 10% trở lên tổng số bạch cầu dịch não tuỷ.
Dấu hiệu viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Theo thống kê của Wang và cộng sự cho thấy hai quốc gia có tần suất lưu hành bệnh cao nhất là Thái Lan (chiếm 47,33% toàn thế giới) và Trung Quốc (chiếm 27,22%). Trên lâm sàng, bệnh có khởi phát có thể đột ngột hoặc bán cấp, đau đầu dữ dội là triệu chứng biểu hiện phổ biến cho thấy ở hơn 90% bệnh nhân. Cho đến hiện nay, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với trẻ em.
Chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan thường dựa vào biểu hiện lâm sàng viêm màng não, tiền sử ăn các loài nhuyễn thể sống, kết hợp với sự gia tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tuỷ.
Nguyên nhân bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Nguyên nhân chính gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là do nhiễm giun sán. Mặc dù tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán xác định bệnh là phát hiện trực tiếp giun sán trong dịch não tủy, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Trong thực tế lâm sàng, việc chẩn đoán thường dựa vào phương pháp gián tiếp, thông qua xét nghiệm huyết thanh nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh phổ biến.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não
Tác nhân thường gặp nhất gây nên viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương và chuột là vật chủ chính - Angiostrongylus cantonensis (giun ở động mạch phổi chuột)
Động vật thân mềm là vật chủ trung gian lây nhiễm ấu trùng qua phân chuột. Ấu trùng giai đoạn 1 sẽ lột xác hai lần để trở thành ấu trùng giai đoạn 3, có khả năng lây nhiễm cho động vật có xương sống hoặc con người. Người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải ốc sên, ếch, tôm nước ngọt, cua cá chưa được nấu chín hoặc ăn rau quả sống không rửa sạch, chứa ấu trùng gây bệnh.
Các nguyên nhân khác gây ra viêm màng não tăng bạch cầu ái toan có thể kể đến là:
- Loại nấm phổ biến ở Tây Nam Hoa Kỳ - Coccidioides
- Bệnh lao
- Bệnh giang mai thần kinh
- Sốt màng não miền núi (Rocky Mountain spotted fever)
Triệu chứng viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Sự xuất hiện của Angiostrongylus cantonensis trong nhu mô não gây ra các phản ứng viêm não - màng não nên triệu chứng ban đầu sẽ là đau đầu dữ dội. Cơn đau này bắt nguồn từ việc tăng áp lực nội so do phản ứng viêm lan rộng ở màng não.
Bên cạnh đó, các triệu chứng khác có thể kể đến như:
- Sốt.
- Cổ gượng (tình trạng không thể hạ cằm xuống ngực)
- Dị cảm (trường hợp này ít gặp hơn, có biểu hiện ngứa râm ran như bị kim châm)
- Nhìn đôi (song thị, xảy ra khi nhìn một vật thành hai khi nhìn bằng một hay hai mắt).
- Bệnh gây ra tổn thương các dây thần kinh sọ.
Triệu chứng của người bị mắc bệnh
Các triệu chứng này có thể cải thiện theo thời gian, hiếm có trường hợp nào tử vong.
Khi bị bệnh, tầm nhìn của người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi giun xuất hiện trong mắt hoặc do tê liệt dây thần kinh sọ dẫn đến nhìn đôi. Các hình ảnh MRI chẩn đoán ở bệnh nhân thường thấy nhiều nốt nhỏ trong mô não và nhu mô phổi, phản ứng sự hiện diện của giun trong cơ quan đó.
Chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu ái toan
Chẩn đoán bệnh hiện vẫn gặp nhiều thách thức. Các xét nghiệm kháng thể hiện tại không đặc hiệu cho Angiostrongylus cantonensis, dễ gây phản ứng chéo với các loại ký sinh trùng khác. Gần đây, kỹ thuật PCR đã được phát triển để giúp xác định chính xác tác nhân ký sinh trùng, nhưng phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế lâm sàng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám như xét nghiệm máu hoặc dịch não tuỷ, chụp CT Scan hoặc MRI để tìm ra các dấu hiệu của bệnh. Từ đó xác định bạn có bị nhiễm ký sinh trùng hay không.
Xem thêm:
Phương pháp điều trị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Điều trị tăng bạch cầu ái toan bằng thuốc:
Cách điều trị tăng bạch cầu ái toan bằng steroids và thuốc diệt ký sinh trùng vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng, khi ký sinh trùng chết do thuốc, phản ứng miễn dịch có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn so với việc để chúng tự chết hoặc tự di chuyển ra khỏi dịch não tủy.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Jitpimolmard S, thuốc diệt ký sinh trùng giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Steroids được sử dụng với mục đích giảm áp lực nội sọ và giảm viêm do ký sinh trùng chết khi kết hợp với albendazole. Sử dụng steroids liều cao đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm triệu chứng mà không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Các nghiên cứu từ Chatmongkol V và McBride A cũng chỉ ra rằng, việc kết hợp albendazole và corticosteroids mang lại hiệu quả trong điều trị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Nhiều ca lâm sàng, bao gồm một bé 9 tháng tuổi ở miền Bắc, đã hồi phục tốt sau liệu pháp này.
Điều trị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan thông qua chế độ ăn kiêng:
Chế độ ăn kiêng là một phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến tăng bạch cầu ái toan như viêm thực quản (EoE), viêm dạ dày (EoG), viêm ruột (EoN) và viêm đại tràng (EoC). Có nhiều chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa từng người, bao gồm:
Điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể nhanh hồi phục
- Chế độ ăn giàu axit amin: Thay thế protein nguyên vẹn bằng các dạng protein đã được chia nhỏ thành axit amin.
- Chế độ loại bỏ 6 loại kháng nguyên thực phẩm: Loại bỏ hoàn toàn sữa, đậu nành, lúa mì, trứng, cá (và động vật có vỏ), đậu phộng (và các loại hạt) mà không cần dựa vào kết quả xét nghiệm dị ứng.
- Chế độ hạn chế thực phẩm gây kích thích: Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, có thể kích thích hệ tiêu hóa.
- Chế độ ăn thử nghiệm: Xác định chính xác loại thực phẩm gây dị ứng và làm tăng bạch cầu ái toan qua quá trình loại trừ và theo dõi triệu chứng.
Chế độ ăn kiêng không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn ngăn ngừa tái phát các vấn đề liên quan đến tăng bạch cầu ái toan.
Cách phòng ngừa viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Phòng ngừa viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tập trung vào việc tránh nhiễm ký sinh trùng và giảm nguy cơ các yếu tố liên quan đến dị ứng hoặc tự miễn dịch. Một số biện pháp phòng ngừa khác như:
Vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng ngừa dịch bệnh
- Chỉ ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ, đặc biệt là các loại hải sản, ốc, và các món từ ếch, rắn. Ký sinh trùng như Angiostrongylus cantonensis thường lây qua thức ăn chưa được nấu chín.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, hoặc động vật có nguy cơ mang ký sinh trùng.
- Uống nước đun sôi hoặc nước đã qua xử lý an toàn để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng qua nước.
- Theo dõi và phòng ngừa dị ứng, tránh các tác nhân gây dị ứng, bao gồm thuốc hoặc thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm màng não.
- Tuyên truyền kiến thức về cách phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng qua ăn uống và vệ sinh, nhất là tại những vùng có nguy cơ cao.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với những người sống trong vùng dịch hoặc có triệu chứng nghi ngờ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ vệ sinh và cẩn trọng trong ăn uống sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc viêm màng não tăng bạch cầu ái toan.
Nếu khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline tư vấn 1900.1806 hoặc Đặt lịch khám để được hỗ trợ.
Kết luận
Sức khỏe là tài sản quý giá. Việc hiểu biết về các bệnh lý như viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là rất quan trọng để ai trong mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.