Tỷ lệ dự trữ buồng trứng thấp thường có dấu hiệu mờ nhạt không có bất kỳ biểu hiện của AMH thấp nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, phụ nữ có thể gặp phải một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh ngắn hơn, thậm chí là mất kinh. Bên cạnh đó, khả năng thụ thai tự nhiên cũng giảm đáng kể, gây khó khăn trong việc mang thai.
Thế nào là chỉ số AMH thấp?
Trước khi tìm hiểu về biểu hiện của AMH thấp thì chúng ta nên tìm hiểu về kết quả xét nghiệm này. Chỉ số AMH (Anti-Müllerian Hormone) là một hormone được sản xuất bởi các nang trứng đang phát triển. Xét nghiệm AMH được thực hiện bằng cách đo lường các chỉ số nội tiết tố trong mẫu máu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả xét nghiệm thường rơi vào các trường hợp sau đây:
- AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) xảy ra ở không ít các cặp đôi hiếm muộn cho thấy số lượng trứng dự trữ trong buồng trứng ít, tỷ lệ mang thai tự nhiên thấp. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy người phụ nữ còn rất ít trứng, sắp tiến vào giai đoạn mãn kinh nên cơ hội thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
- AMH cao (>10 ng/ml) là chỉ số ở hầu hết các phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Họ vẫn có khả năng mang thai tự nhiên mặc dù cơ hội thấp hơn các người bình thường. Một số ca bệnh nặng có thể cần kết hợp với chỉ định của bác sĩ.
- AMH trung bình (2,0 – 6,8ng/ml), thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ dưới 38 tuổi
Bảng liệt kê các giá trị của chỉ số AMH theo cấp độ
Trên thực tế, không ít người phụ nữ chỉ khi đi khám mới phát hiện mình còn rất ít trứng vì không có biểu hiện của AMH thấp hoặc triệu chứng không rõ ràng. Lúc này, khả năng cao, người phụ nữ đã có tuổi hoặc bỏ qua giai đoạn vàng để can thiệp y tế, hỗ trợ gia đình đón con yêu tự nhiên.
Chỉ số AMH thấp thể hiện điều gì?
Như đã chia sẻ ở trên, chỉ số AMH thấp là đại diện cho các vấn đề như:
- Dự trữ buồng trứng giảm: Số lượng trứng còn lại trong buồng trứng ít hơn so với bình thường. Trung bình người phụ nữ có khoảng 1 triệu trứng từ khi sinh ra nhưng chỉ có 300.000 - 400.000 trứng rụng trong suốt cuộc đời. Theo thời gian và nhiều nhân tố khác, số lượng trứng giảm dần theo thời gian, tượng trưng cho khả năng sinh sản của chị em càng ngày càng hạn chế
- Nguy cơ mãn kinh sớm: Khi kết quả xét nghiệm AMH của người phụ nữ tiến dần về 0, tức người phụ nữ đã hết trứng, không có kinh nguyệt hàng tháng và không mang thai được nữa.
Tuy nhiên, ở những người phụ nữ khác nhau sẽ có biểu hiện của dự trữ buồng trứng kém khác nhau. Điều này còn chưa kể đến trường hợp các ca không có biểu hiện của AMH thấp.
Chỉ số AMH thấp thể hiện số lượng trứng dự trữ đang giảm dần theo thời gian
Biểu hiện của AMH thấp
Sự suy giảm các loại hormone ở buồng trứng gây tác động đến sức khoẻ tổng thể của người phụ nữ. Các chị em nên theo dõi để phát hiện bản thân có dấu hiệu dưới đây hay không:
Vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động rụng trứng của mỗi người phụ nữ có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi tháng, người phụ nữ sẽ rụng trứng 1 lần vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Về cơ bản, mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung được chuẩn bị với các điều kiện phù hợp để trứng làm tổ. Thông thường, nếu trứng rụng và gặp tinh trùng để thụ thai thành công thì phôi thai sẽ làm tổ ở buồng tử cung, chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị gián đoạn.
Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, trứng thoái triển và chu kỳ kinh nguyệt lại bắt đầu. Dễ thấy, nếu người phụ nữ mắc hội chứng rối loạn rụng trứng, buồng trứng đa nang,... với chỉ số AMH thấp thì thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh.
Do đó, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường ở kỳ kinh nguyệt thì nên cảnh giác đây có thể là biểu hiện của AMH thấp. Hãy đến Bệnh viện uy tín để được hỗ trợ y tế và thực hiện can thiệp sinh sản kịp thời.
Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có thể báo hiệu tình trạng bất thường của tình trạng sinh sản
Triệu chứng cơ thể thiếu hormone estrogen
Suy giảm nội tiết tố, đặc biệt là estrogen có thể khiến cơ thể có các biểu hiện AMH thấp dưới đây:
- Loãng xương
- Giảm ham muốn tình dục
- Viêm âm đạo do teo….
Tâm trạng thất thường
Do sự thay đổi của các yếu tổ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt kết hợp cùng áp lực cuộc sống, mong muốn chưa thể tìm con và các vấn đề khác sẽ làm người phụ nữ căng thẳng và dễ xúc động hơn.
Đây là một trong các biểu hiện của AMH thấp rất nguy hiểm. Nếu điều này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Các dấu hiệu khác
- Buồn nôn
- Bốc hỏa
- Chóng mặt
- Dễ kích động
- Mất ngủ
- Vã mồ hôi về đêm
- Khó tập trung
- Khô âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục
- Giảm ham muốn tình dục
- Luôn né tránh chuyện giường chiếu
- Rối loạn tiểu tiện: Tiểu nhiều lần, són tiểu,...
Bạn có thể bị đau sau khi sinh hoạt vợ chồng
Phương pháp đánh giá chỉ số AMH
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone buồng trứng. Bạn sẽ được lấy máu ở tay, thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó, mẫu máu sẽ được chuyển xuống phòng thí nghiệm để đánh giá chỉ số của hormone bên trong.
Thông thường, chỉ số AMH sẽ cao nhất khi người phụ nữ 25 - 30 tuổi và giảm dần theo thời gian. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH sẽ nằm trong khoảng 1,0 - 6,8 ng/ml.
Chỉ số AMH thấp phải làm gì?
Hiện nay chưa có phương pháp nào để tăng số lượng nang noãn trong 2 buồng trứng cho các trường hợp có biểu hiện của AMH thấp. Cách tốt nhất là bạn nên thăm khám và điều trị hiếm muộn sớm để tăng tỷ lệ mang thai bằng kỹ thuật IVF.
Khi đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện kích thích buồng trứng để thu được nhiều nang noãn hơn. Số lượng nang noãn này có thể được lưu trữ trong kho lạnh và lấy ra sử dụng khi cần hoặc thụ tinh cùng tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm. Sau khi phôi thai mới được hình thành, các bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi vào buồng tử cung cho bệnh nhân.
Sau 2 tuần, bệnh nhân có thể thử thai bằng que hoặc thực hiện xét nghiệm Beta hcG để xác nhận xem đã mang thai hay chưa.
Xét nghiệm beta hCG thực hiện tương tự xét nghiệm máu
Phối hợp chặt chẽ với Khoa Phụ Sản, Trung tâm Hiếm muộn và Nam học Công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) đã được nhiều cặp đôi kém may mắn tin tưởng. lựa chọn là nơi gửi gắm niềm mong mỏi thiên thần nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Trực tiếp thăm khám, chữa trị và phẫu thuật là các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu như:
- Bác sĩ Trần Minh Thắng (Nguyên Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh Viện Chuyên khoa Nam Học và Hiếm Muộn Việt Bỉ)
- Ths.Bs Lê Vũ Hải Duy - Chuyên gia hỗ trợ sinh sản và nam khoa
- Ths.Sinh học Nguyễn Thị Thu Thủy - Chuyên viên phôi
- …
BS Trần Minh Thắng chụp ảnh cùng gia đình bệnh nhân
Thực hiện tại Phòng Lab hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị như máy kiểm soát độ ẩm, O2, CO2,... Thiết kế phòng Lab đặt giữa các phòng lấy tinh trùng, phòng phẫu thuật tạo thành quy trình khép kín, đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng cho khách hàng. Đặc biệt, Trung tâm tiên phong trong áp dụng mô hình DFT 1:1 để nâng tỷ lệ điều trị thành công cho các ca hiếm muộn lên đến 86%.
Ngoài ra, áp dụng mô hình DFT 1:1 song song với phác đồ điều trị trúng đích còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí thuốc men, thủ thuật cho các cặp vợ chồng chưa may mắn. Hơn nữa, đề cao sức khỏe tinh thần trong quá trình hỗ trợ sinh sản, Trung tâm IVF Phương Đông phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tinh thần để hỗ trợ cha mẹ xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, sẵn lòng đón con khi nhận được “duyên lành”.
Có thể nói, biểu hiện của AMH thấp không điển hình, đôi khi không có nên không dễ nhận biết. Để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân, bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro trong tương lai.