Rối loạn tiền mãn kinh- Vấn đề sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên
Tiền mãn kinh là bước chuyển tiếp của cơ thể từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Làm sao để khắc phục chứng rối loạn tiền mãn kinh?
Hiện tình trạng són tiểu, tiểu không hết, tiểu nhiều lần đang khiến các chị em phụ nữ gặp nhiều rắc rối khó chịu. Nhiều chị em phụ nữ không biết rõ nguyên nhân bệnh do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn, hãy cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu nhé.
Đây là tình trạng nước tiểu rỉ ra bên ngoài mà người bệnh không kịp kiểm soát. Theo thống kê có tới khoảng 50 triệu người mắc tình trạng bệnh này và cứ có 10 người phụ nữ thì sẽ có 1 -3 người phụ nữ bị tình trạng bệnh này (độ tuổi 20 - 55 tuổi). Những đối tượng sau thường sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn bình thường:
Tiểu són, tiểu nhiều lần gây lên nhiều phiền toái cho bệnh nhân, cũng như khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống và bệnh lý gây ra. Hiện tượng này được phân làm 2 loại:
Do đồ ăn, thức uống hoặc một số loại thuốc chữa bệnh gây ra sẽ làm kích thích bàng quang tạo nhiều nước tiểu:
Do cơ thể có sự thay đổi dẫn đến thể chất cũng thay đổi:
Nguyên do són tiểu, tiểu không hết có thể do bàng quang
Với nhiều trường hợp són tiểu kết hợp với các biểu hiện khác như tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần không hết. Đây là hiện tượng dễ thấy khi cơ thể gặp vấn đề về đường tiết niệu. Tiểu buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn khiến cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, gây ra các bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Ngoài ra, tiểu buốt còn do thói quen sinh hoạt hàng ngày: vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng với chất tẩy rửa sẽ khiến âm đạo tổn thương. Âm đạo sẽ mất cân bằng nếu nhịn tiểu thường xuyên.
Căn cứ vào lượng tiểu són nhiều hay ít mà có thể phân loại làm 5 nhóm với các triệu chứng:
Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi gặp các tình trạng sau:
Triệu chứng của són tiểu khiến người bệnh khó chịu
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng, nguyên nhân khởi phát bệnh. Để điều trị căn bệnh này thường các bác sĩ sẽ có 4 hướng điều trị:
Dựa theo tình trạng bệnh, kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ kê đơn, chỉ định những loại thuốc cần dùng.
Bên cạnh đó bạn cần phải kết hợp tập luyện bàng quang bằng cách nhịn tiểu một khoảng thời gian sau khi bị kích thích. Hãy bắt đầu với nhịn 10 phút cho đến khi bạn đi tiểu sau khoảng 2,5 giờ đến 3,5 giờ.
Tiểu ngắt quãng cũng là một kĩ thuật tốt trong trường hợp này. Đây là cách làm trống hoàn toàn bàng quang bằng cách đi tiểu sau đó chờ vài phút rồi lại tiếp tục tiểu tiếp.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh. người bệnh cần cắt giảm hoặc tránh các loại thực phẩm có cồn, caffeine hoặc axit. Giảm tiêu thụ chất lỏng, giảm cân hoặc tăng hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm vấn đề.
Việc tập các bài tập giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang, bài tập cơ sàn chậu. Được gọi là bài tập Kegel, giúp tăng cơ bắp sàn chậu và cơ vòng niệu. Để đạt được hiệu quả, người bệnh cần tập thường xuyên.
Tập luyện các bài tập tốt cho vùng chậu
Có thể sử dụng các điện cực đưa vào trực tràng hoặc âm đạo của người bệnh để kích thích và tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu. Điều này giúp cải thiện tình trạng rất tốt. Tuy nhiên, phải sử dụng phương pháp này trong ít nhất vài tháng.
Chèn niệu đạo (Urethral insert): đây một thiết bị nhỏ, dùng một lần, giống như tampon được đưa vào niệu đạo trước khi người phụ nữ chuẩn bị có những hoạt động thể chất nhiều như chơi quần vợt,... có thể kích hoạt không tự chủ. Do đó, thiết bị này hoạt động như một phích cắm để ngăn chặn rò rỉ và được bỏ ra trước khi đi tiểu.
Pessary là một chiếc vòng cứng được chèn vào âm đạo và thời gian đeo là cả ngày. Thiết bị này thường được sử dụng ở những người bị sa tử cung gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Pessary giúp giữ bàng quang của bạn, nằm gần âm đạo, để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu.
Can thiệp phẫu thuật nhằm cải thiện sự đóng cửa của cơ vòng hoặc hỗ trợ cổ bàng quang. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm: Tiêm thuốc tăng áp, phẫu thuật nâng và hỗ trợ các mô gần cổ bàng quang và phần trên của niệu đạo, Phẫu thuật đặt mesh nâng đỡ cổ bàng quang.
Đối với trường hợp bị són tiểu sau sinh thì cách tốt nhất là nhịn đi vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng giờ để tránh sàn chậu chịu tổn thất thương. Luyện tập những bài tập liên quan về vùng chậu. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày chỉ nên uống đủ nước, không uống quá nhiều, không dùng các thức uống chứa chất kích thích. Nếu bệnh trở nên nặng cần phải can thiệp mổ, đặt thông tiểu ngắt quãng.
Mách chị em các cách để giảm thiểu tình trạng tiểu són hiệu quả:
Chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi mà chị em muốn giải đáp. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp, hi vọng có thể giúp đỡ giải hoặc một phần những vấn đề đó:
Són tiểu sau sinh của phụ nữ là do ảnh hưởng của quá trình sinh nở. Nhất là những bà mẹ đẻ nhiều, con to phải mổ ở tầng sinh môn khi đẻ. Hiện tượng này sau sinh khá bình thường và có thể kéo dài từ thời gian cuối thai kỳ. Các mẹ có thể tự khắc phục bằng các bài tập phục hồi cho cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang cùng với chế độ ăn uống, chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý sau sinh.
Són tiểu có thể diễn ra ở cuối thai kỳ
Tiểu són, tiểu không hết, tiểu nhiều lần có đáng ngại?
Một số người đi tiểu trên 5 lần một ngày là bị tiểu nhiều lần, phần lớn là do bàng quang yếu. Nhưng nếu bệnh nặng, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để can thiệp thuốc, hoặc phẫu thuật. Để phòng tránh bệnh này nên thường xuyên thực hành các bài tập về sàn chậu. Đồng thời ăn nhiều chất xơ, tránh các đồ ăn thức uống có ga, caffeine, đồ cay nóng và không hút thuốc lá.
Hội chứng bàng quang dễ bị kích thích do cơ bàng quang, cơ sàn chậu yếu
Són tiểu là một bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm vào có biện pháp điều trị hợp lý. Nếu bạn nhận thấy mình đang bị tình trạng này thì nên đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn một cách chính xác nhất. Để đặt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, Quý khách vui lòng bấm số 1900 1806.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Tiền mãn kinh là bước chuyển tiếp của cơ thể từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Làm sao để khắc phục chứng rối loạn tiền mãn kinh?